054-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
HUYVŨ-QUANGHUY
“V
ề dự án xây dựngTrung tâm
TDTT Phan Đình Phùng
(quận 3), chấp thuận chủ
trương tiếp tục thực hiện dự án theo
hình thức BT” - Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành Phong
nêu ý kiến kết luận trong văn bản
sau cuộc họp với tổ công tác TP
về các dự án đầu tư trên địa bàn
TP mới đây.
Tiếp tục dự án,
đổi khu đất khác
Để triểnkhai các côngviệc tiếp theo,
ông Phong cũng giao Sở TN&MT
chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng,
Sở Văn hóa và Thể thao xem xét
lại quỹ đất, tham mưu, đề xuất khu
đất khác phù hợp để thanh toán hợp
đồng BT của dự án. Đồng thời, các
cơ quan, ban, ngành TP cũng được
yêu cầu dự thảo văn bản của UBND
TP xin ý kiến của Thủ tướng về quỹ
đất thanh toán cho hợp đồng BT này
theo đúng quy định tại Nghị định
69/2019 của Chính phủ.
TP cũng giao Sở Tư pháp chủ trì,
phối hợp với Sở KH&ĐT và các sở,
ngành tham mưu, dự thảo văn bản
của Ban cán sự đảng UBND TP báo
cáo Ban Thường vụ Thành ủy thông
qua chủ trương thực hiện các dự án
BT thuộc nhóm A (có dự án Trung
tâm TDTT Phan Đình Phùng) theo
đúng quy chế làm việc của Ban
chấp hành Đảng bộ TP. Như vậy,
với những thông tin tích cực từ cơ
quan chức năng, dự án treo nhiều
năm này được kỳ vọng sẽ có thể
triển khai trong thời gian tới.
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng nằm
ở khu đất vàng quận 3 với bốn mặt
tiền đường Pasteur - Nguyễn Đình
Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ
Văn Tần. Đây là nơi tập luyện, thi
đấu, tổ chức sự kiện thể thao hàng
đầu TP. Năm 2007, TP quyết định
đập bỏ, xây mới thành trung tâm
TDTT đạt chuẩn quốc tế nhằm đăng
cai các giải thi đấu lớn. Tiến độ dự
án dự kiến từ năm 2010 và đến năm
2012 xây xong.
Khi đó, vào năm 2010, quỹ đất
thanh toán theo hợp đồng BT cho dự
án này được Thủ tướng đồng ý cho
TP.HCM bán nhà, đất tại 257 Trần
Hưng Đạo (quận 1) để thanh toán
cho dự án (mức đầu tư được công
bố là 989 tỉ đồng). Đến năm 2013,
công trình đội vốn lên hơn 1.352 tỉ
đồng, TP.HCM xin bổ sung khu đất
tại số 3-3bis Phan Văn Đạt (quận 1)
Xây dựng bến phà
tạm để “cứu” cầu
Rạch Miễu
Bộ GTVT vừa có văn bản
trả lời tỉnh Bến Tre liên quan
việc hỗ trợ xây dựng bến phà
tạm để giải quyết ùn tắc trong
thời gian chờ xây dựng cầu
Rạch Miễu 2.
Theo đó, Bộ GTVT cho
rằng để kịp thời khắc phục
tình trạng quá tải, ùn tắc giao
thông xảy ra thường xuyên,
mất an toàn giao thông trên
quốc lộ 60 (đoạn qua cầu
Rạch Miễu), Bộ GTVT đã
trình Thủ tướng phê duyệt báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi dự
án đầu tư xây dựng cầu Rạch
Miễu 2 (nối Tiền Giang và
Bến Tre). Hiện Bộ KH&ĐT
đang tổ chức thẩm định để
trình Thủ tướng phê duyệt
chủ trương đầu tư dự án theo
quy định, làm cơ sở bố trí vốn
trong kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021-
2025. Dự kiến cầu sẽ khởi
công năm 2021 và hoàn thành,
đưa vào sử dụng năm 2025.
Đối với đề xuất bố trí nguồn
kinh phí của tỉnh Bến Tre để
xây dựng đường dẫn hai đầu,
bến phà tạm, Bộ GTVT đồng
ý với chủ trương của tỉnh Bến
Tre. Tuy nhiên, Bộ GTVT
lưu ý tỉnh nghiên cứu các giải
pháp đầu tư các hạng mục trên
với quy mô phù hợp, tiết kiệm
chi phí, đảm bảo tính hiệu quả
và đúng quy định.
Về đề nghị điều động, hỗ trợ
phà, phao phụ và các kết cấu
phụ có liên quan cho tỉnh Bến
Tre, Bộ GTVT giao Tổng cục
Đường bộ Việt Nam kiểm tra,
rà soát số lượng phà để tham
mưu đề xuất điều chuyển sử
dụng phà tạm trong thời gian
chờ xây dựng cầu Rạch Miễu
2. “Trong trường hợp thiếu
một số vật tư, thiết bị, UBND
tỉnh Bến Tre sử dụng nguồn
vốn hợp pháp để đầu tư” - Bộ
GTVT cho hay.
Trước đó, trong buổi làm
việc với Bộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thể, UBND tỉnh
Bến Tre cho biết thời gian qua,
tình trạng ùn tắc giao thông trên
quốc lộ 60 đoạn qua cầu Rạch
Miễu xảy ra thường xuyên, kéo
dài và ngày càng nghiêm trọng.
Tình trạng này ảnh hưởng lớn
đến việc đi lại của người dân
cũng như việc vận chuyển hàng
hóa, nông sản của địa phương.
Vì vậy, tỉnh Bến Tre đề xuất
xây dựng đường dẫn hai đầu,
bến và công trình phụ của bến
phà tạm để tạm thời phân luồng
xe máy, xe con và xe tải nhỏ
trong thời gian cao điểm và
ngày lễ, tết, giảm ùn tắc trên
cầu Rạch Miễu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể
khẳng định quan điểm của Bộ
GTVT ủng hộ tỉnh Bến Tre.
Tuy nhiên, do bến phà đề xuất
không nằm trên quốc lộ nên
việc này tỉnh Bến Tre phải kiến
nghị Chính phủ quyết định.
V.LONG
Tái khởi động dự án
xây dựng Trung tâm TDTT
Phan Đình Phùng
Dự án xâymới Trung tâmTDTT PhanĐình Phùng (số 8 Võ Văn Tần, quận 3)
treo gần 10 nămvừa được UBNDTP. HCMchấp thuận cho tiếp tục thực hiện dự án.
Dự án Trung tâmTDTT PhanĐình Phùng hiện chỉ là bãi đất trống. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Thiết kế dự án thay đổi
nhiều vì được xem là
công trình hạng A, trọng
điểm quốc gia, phục vụ
cho các giải đấu quốc tế,
thi đấu SEA Games.
Dự án xâymớiTrung tâmTDTT Phan
Đình Phùng dự kiến công trình gồm
có bảy tầng nổi và ba tầng hầm, được
thực hiện tại lô đất rộng 14.417,8 m
2
.
Trong đó diện tích xây dựng là 7.176
m
2
với sân thi đấu chínhdiện tích2.700
m
2
, sân chuẩn bị 11.470 m
2
, khán đài
4.000 chỗ.
Công ty Phát Đạt bị mạo danh rao bán đất
trung tâm Phan Đình Phùng
Đại diện Công ty Phát Đạt cho biết doanh nghiệp cũng khổ sở khi cuối
năm 2019 có một số đối tượng lừa đảo mạo danh để tên công ty giống
Công ty Phát Đạt để bán đất của khu trung tâm này cho nhiều người dân.
Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng là dự án trọng điểm quốc gia, được
Nhà nước cho đầu tư xây dựng để phục vụ công tác thể dục thể thao. Vì
vậy, việc các đơn vị, tổ chức khác cố tình lợi dụng dự án đang trong quá
trình thực hiện để rao bán cho người dân là hành vi lừa đảo và trái pháp
luật. “Phát Đạt không có bất cứ liên quan hay quan hệ gì với các đơn vị, tổ
chức đó” - đại diện công ty khẳng định.
để thanh toán cho nhà đầu tư. Tiếp
đến, sau khi điều chỉnh thiết kế, dự
án lại tăng vốn lên gần 2.000 tỉ đồng.
Từ đó đến nay, dự án vẫn chưa được
triển khai do các khúc mắc về việc
thanh toán hợp đồng BT.
Ghi nhận thực tế của PV tại khu
nhà thi đấu từng là nơi thu hút đông
đảo người dân và vận động viên
chỉ còn là bãi đất trống, cỏ mọc um
tùm với hàng rào tôn được quây kín
bên ngoài.
Liên tục thay đổi thiết kế
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
đại diện Công ty cổ phần Phát triển
bất động sản Phát Đạt (Công ty Phát
Đạt) cho biết dự án đầu tư xây dựng
mới Trung tâm TDTT Phan Đình
Phùng nếu tính từ thời điểm Công
ty Phát Đạt và Tổng Công ty Đền
bù giải tỏa được TP chọn làm nhà
đầu tư, theo hình thức BT đến nay
cũng gần 10 năm.
Theo đó, thời điểm bắt đầu dự án
xây dựng mới trung tâm này kinh
phí chỉ khoảng 989 tỉ đồng. Sau đó,
thiết kế dự án thay đổi nhiều vì được
xem là công trình hạngA, trọng điểm
quốc gia, phục vụ cho các giải đấu
quốc tế, thi đấu SEA Games chứ
không chỉ đơn thuần phục vụ hoạt
động cho người dân TP.HCM. Thiết
kế mới quy mô hơn, từmột tầng hầm
lên ba tầng, trang thiết bị thay đổi
nhiều…, do đó chủ đầu tư phải điều
chỉnh kinh phí theo thiết kế mới mà
cơ quan chức năng yêu cầu và kinh
phí tăng lên gần 2.000 tỉ đồng.
Công ty Phát Đạt cho biết theo hợp
đồng trước đây, nhà đầu tư sẽ được
TP hoàn trả vốn đầu tư bằng hai khu
đất ở quận 1 giá trị tương ứng với
tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, sau khi
kinh phí tăng lên thì giá trị hai khu
đất trên tính ra vẫn chưa đủ so với
kinh phí nhà đầu tư bỏ ra. “Tất cả
đều có cơ quan kiểm toán nhà nước
làm việc rất rõ ràng. Hiện công ty
chỉ nắm thông tin UBND TP.HCM
cũng đang có phương án tìm thêm
khu đất mới để thanh toán cho hợp
đồng BT xây dựng Trung tâmTDTT
Phan Đình Phùng” - đại diện Công
ty Phát Đạt thông tin.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cho rằng
dự án chậm triển khai một phần vì
yêu cầu tạmdừng việc xemxét, quyết
định sử dụng tài sản công để thanh
toán cho nhà đầu tư kể từ năm 2018
cho đến khi nghị định quy định việc
sử dụng tài sản công để thanh toán
cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án
đầu tư theo hình thức hợp đồng BT
được ban hành và có hiệu lực.
Đến tháng 10-2019, Nghị định
69/2019 của Chính phủ quy định việc
sử dụng tài sản công để thanh toán
cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình theo hình
thức hợp đồng xây dựng - chuyển
giao (dự án BT) chính thức có hiệu
lực nên dự án đã được TP.HCM tái
khởi động. “Tuy nhiên, đến nay dự
án vẫn chưa hoàn chỉnh xong các hồ
sơ thủ tục pháp lý. Công ty vẫn phải
chờ hướng dẫn từ phía các cơ quan
chức năng, từ UBNDTP.HCM” - đại
diện công ty này chia sẻ.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook