054-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 13-3-2020
CHÂNLUẬN
C
hiều 12-3, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) Việt
Nam họp báo thông tin
về Thông tư 01 mà ngân hàng
này vừa ban hành. Thông tư
quy định về cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
(DN) và người dân bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19.
Các tổ chức tín dụng
chủ động
Phó Thống đốc NHNN
Đào Minh Tú cho biết: Tinh
thần chung của Thông tư 01
là tạo điều kiện thuận lợi nhất
để các ngân hàng thương mại
được chủ động tái cơ cấu các
khoản nợ đến hạn đối với DN. 
ÔngTú cho hay các tổ chức
tín dụng không chỉ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ mà chia sẻ
lợi nhuận của mình với các
khó khăn của DN. “Quan
điểm của Thông tư 01 là tạo
điều kiện thuận lợi nhất để
các ngân hàng thương mại,
tổ chức tín dụng được chủ
động tái cơ cấu các khoản nợ
đến hạn đối với DN, người
dân” - ông Tú nói.
Theo ông Tú, trước đây cơ
chế cấp bù lãi suất có các điều
kiện, quy định phức tạp hơn.
Tuy nhiên, hiện nay quyết
định của các tổ chức tín dụng
được đề cao hơn, các tổ chức
tín dụng được quyết định việc
cho vay, cơ cấu lại các khoản
nợ. Với Thông tư 01 thì các
điều kiện gò bó như trước
đây không còn.
“Thông tư đặt ra yêu cầu
việc cơ cấu lại nợ, giảm lãi
bộ thiệt hại liên quan đến dư
nợ khoảng 926.000 tỉ đồng,
trong đó trả nợ không đúng
hạn chiếm khoảng 11%.
“NHNN nhận được nhiều
đơn từ các hiệp hội da giày,
vận tải cùng nhiều đơn vị,
hiệp hội khác đề nghị tháo
gỡ khó khăn” - ông Hùng nói.
Vì thế, NHNN đã chỉ đạo
các tổ chức tín dụng giữ
vụ như Thủ tướng giao trong
Chỉ thị 11 mới đây.
ÔngTú nói thêm: Các ngân
hàng triển khai các chương
trình khắc phục ảnh hưởng
của COVID-19 rất chủ động.
Ông Tú cho biết tuần trước
ông dự họp với 47 tổ chức
tín dụng, trong đó NHNN
đã biểu dương hai tổ chức
tín dụng công bố các gói sản
phẩm tài chính thiết thực, góp
phần khắc phục ảnh hưởng
do COVID-19 gây ra.
Mục tiêu tín dụng, theo ông
Tú, hiện nay NHNN chưa đặt
ra việc điều chỉnh mà đang
tập trung khắc phục các ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
“Chúng ta chưa biết đỉnh dịch
vào lúc nào nên chưa thể điều
chỉnh mục tiêu. Phải sau khi
dịch kết thúc, lúc đó các giải
pháp phục hồi sau dịch mới
được đề ra và mục tiêu tín
dụng mới điều chỉnh” - ông
Tú khẳng định.
Giải thích thêm về việc cơ
cấu các khoản nợ, ông Tú
nói NHNN tạo sự chủ động
cho các tổ chức tín dụng để
họ có điều kiện thuận lợi
nhất quyết định các khoản
hỗ trợ, không bị gò bó bởi
các quy định phức tạp. Mặt
khác, bản thân các tổ chức
tín dụng có quy định nội bộ
giám sát chặt chẽ và sẽ cơ
cấu lại các khoản nợ cho đúng
đối tượng. Ngoài ra, Thanh
tra NHNN và các chi nhánh
NHNN cũng tham gia giám
sát. Theo ông Tú, trong thời
gian tới, NHNN nghiên cứu
có thể sẽ giảm tiếp lãi suất
điều hành của NHNN với các
tổ chức tín dụng. “Đây sẽ là
cơ chế, chính sách giúp các tổ
chức tín dụng có thanh khoản
dồi dào hơn, có nguồn vốn
rẻ hơn để hỗ trợ khách hàng.
Thời điểm nào thì Thống đốc
NHNN Việt Nam sẽ quyết
định nhưng có thể trong thời
gian sớm nhất” - phó thống
đốc NHNN nói.•
Phó Thống đốc NHNNĐàoMinh Tú tại buổi họp báo. Ảnh: CHÂN LUẬN
Giãn nợ để giúp doanh nghiệp
vượt qua dịch COVID-
1
9
Việc cơ cấu lại các khoản nợ, giảm, miễn lãi, phí cần phải đúng đối tượng, tránh để bị lợi dụng,
áp dụng sai chính sách cho doanh nghiệp.
vay phải đúng đối tượng,
tránh các vấn đề liên quan đến
lợi dụng, áp dụng sai chính
sách” - ông Tú nói.
Ông Nguyễn Văn Du, Phó
Chánh Thanh tra NHNN, cho
hay: Việc áp dụng Thông tư
01 cần phải đánh giá được
khách hàng không có khả
năng trả nợ đúng hạn do tác
động của COVID-19. Về biến
động lãi vay và phí thì cần
phải chờ thêm thời gian đánh
giá. Theo tình hình diễn biến
dịch COVID-19 thì cần phải
sau ba tháng, kể từ ngày 23-1,
thời gian mà dịch COVID-19
bắt đầu.
Ông Nguyễn Quốc Hùng,
Vụ trưởng Vụ Tín dụng, cho
hay từ đầu năm đến nay, do
ảnh hưởng của COVID-19,
DN bị tác động mạnh. Vì
vậy, nhiều khoản nợ của DN
không được trả đúng hạn. Sơ
nguyên nhóm và cơ cấu nợ
trước khi ban hành thông tư
này. NHNN chủ động để các
tổ chức tín dụng DN, chuyển
nhómnợ, miễn giảm lãi, trong
đó đang xem xét miễn, giảm
lãi cho vay.
Chưa điều chỉnh
mục tiêu tín dụng
Vẫn theo ông Hùng, thời
gian tới NHNN tiếp tục theo
dõi diễn biến tác động của
dịch COVID-19 để triển khai
các giải pháp phù hợp thực
tế, chỉ tiêu định hướng nâng
cao chất lượng tín dụng, tập
trung vốn cho sản xuất, kinh
doanh. 
Các ngân hàng cũng đã
cam kết giảm lãi suất cho
vay 0,5%-1%. Tuy vậy, dịch
COVID-19 vẫn đang diễn
biến phức tạp, NHNN đang
tích cực triển khai các nhiệm
NHNN cho rằng
việc ban hành
Thông tư 01 này
chính là cơ sở pháp
lý để các tổ chức tín
dụng chủ động giúp
DN, người dân phục
hồi sản xuất, kinh
doanh sau khi dịch
kết thúc.
Bộ trưởngNN&PTNTcamđoankhông thiếu thực phẩm
Giữ nguyên nhóm nợ cho
doanh nghiệp, người dân
Thông tư 01 đảm bảo cơ sở pháp lý hướng dẫn các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện
cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên
nhóm nợ cho DN, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Điều 7 của thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của tổ
chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại
thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo
quy định của thông tư này để thực hiện thống nhất trong
toàn hệ thống. Thông tư này đảmbảo giám sát chặt chẽ, an
toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi,
phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
Ông
ĐÀO MINH TÚ
, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam
Chiều 12-3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến
với 63 tỉnh, TP để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều
kiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Tại hội nghị, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Định, cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện
tỉnh còn hơn 6.000 tấn cá ngừ đại dương chưa xuất khẩu
được sang châu Âu. Cuối tháng 3, khoảng 10.000 tấn tôm
cũng sẽ gặp khó trong khâu xuất khẩu.
“Một số mặt hàng như ớt, đậu nành, tỉnh dự kiến sẽ gặp
cạnh tranh mạnh. Hiện còn 48.000 tấn ớt chưa bán được,
vận động thương lái mua nhưng giá thấp. Dưa hấu còn trên
15.000 tấn tồn đọng. Một số doanh nghiệp gỗ cũng đang
gặp khó, đề nghị được giảm lãi suất” - ông Châu cho biết.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Khắc Thảo, Công ty
CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam, chia sẻ: Do tác động của
COVID-19 cùng nhiều dịch bệnh khác như tả heo châu Phi,
lở mồm long móng nên Dabaco cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi đã tổ chức sản xuất nhiều mặt hàng như thịt heo,
trứng, thịt gà, tuyên truyền mạnh trên các kênh. Tuy nhiên,
thói quen mua sắm tại chợ tạm, chợ cóc đang gây những ảnh
hưởng không tốt. Nhất là vừa qua, khi người tiêu dùng đổ xô đi
mua thực phẩm gây hỗn loạn ít nhiều” - ông Thảo nêu thực tế.
Về giá heo, đại diện Dabaco cho biết đồng tình với Chính
phủ không muốn giá heo cao, vì như vậy sẽ không bền vững.
Dabaco cam kết sẽ đưa giá heo xuống mức 70.000 đồng/
kg heo hơi.
Ông Nguyễn Thiều Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty
CP Tập đoàn Masan, thì cho hay sẽ ưu tiên hàng đầu thiết
lập nơi bán an toàn, đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định.
“Ngày 7-3, sau khi Hà Nội công bố trường hợp đầu tiên
nhiễm COVID-19, hệ thống siêu thị của Masan ghi nhận
lượng khách hàng tăng đột biến. Tuy nhiên, hơn 3.000 cửa
hàng VinMart và VinMart
+
của tập đoàn đã tính trước việc
này nên không bị thiếu hàng” - ông Nam nói.
Theo đó, phía Masan cũng đã chỉ đạo các nhà máy tăng
công suất tối đa, đáp ứng sản phẩm thiết yếu đến người dân
như mì tôm, thịt heo, nước tương, mắm, chế phẩm từ thịt;
phối hợp với Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Hapro để
đảm bảo cung cấp gạo cho thị trường.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ:
Ngành nông nghiệp đang chịu các thách thức kép của biến
đổi khí hậu khi mới đầu năm đã có mưa đá, hạn hán xảy ra
trên cả ba miền, xâm nhập mặn khốc liệt. “Nông nghiệp là
ngành đặc thù tạo ra nông sản, thực phẩm cho người dân.
Sức sản xuất không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối lương
thực, thực phẩm, ảnh hưởng đến thị trường” - ông Cường nói.
Về nguồn cung thực phẩm trong thời gian dịch, ông Cường
khẳng định: “Chúng ta yên tâm về lượng thịt heo cùng với
thịt gà, trứng, thủy sản, sữa của nước ta… Tôi cam đoan
không thể thiếu thực phẩm. 17 doanh nghiệp lớn về thịt heo
cần có vai trò dẫn dắt. Các đơn vị này vào cuộc thì bắt buộc
doanh nghiệp nhỏ lẻ phải đi theo. Làm được điều này chính
là bảo đảm phát triển bền vững, không thể làm ăn kiểu chụp
giật, nay lãi mai mất thị trường”.
AN HIỀN
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook