073-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứBảy4-4-2020
ơ, coi thường luật pháp.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
là Chính phủ cần có hướng
dẫn cụ thể để Chỉ thị được
thực hiện đồng bộ, tránh
trường hợp mỗi địa phương
áp dụng một kiểu, gây khó
khăn cho doanh nghiệp và
người dân” - bạn đọc
Kim
Quyên
nêu ý kiến.
Phản ứng với người
phớt lờ lệnh cách ly
Trong khi các bộ, ngành từ
trung ương đến địa phương
đồng loạt thực hiện cách ly
xã hội trong vòng 15 ngày
thì trong những ngày vừa
qua, tại một số địa phương
vẫn xuất hiện một số người
coi thường Chỉ thị 16 thu
hút được nhiều bình luận
của bạn đọc.
Bạn đọc
Thu Hiền
bình
luận: “Đang trong mùa đại
dịch mà phó giám đốc bệnh
viện ở Hương Khê, Hà Tĩnh
lại tổ chức rình rang đám
cưới cho con trai. Dù có giải
thích kiểu gì thì nhìn vào
hình ảnh đoàn xe rước dâu
đã thấy phản cảm rồi. Như
vậy chẳng khác nào phớt lờ
Chỉ thị của Thủ tướng, sự
việc này cần xác minh, xử
lý nghiêm”.
“Hết chuyện tổ chức rình
rang đám cưới cho con giữa
lúc đại dịch thì lại có những
việc không vui nhưVũng Tàu
xử phạt ba người không đeo
khẩu trang ở nơi công cộng,
rồi nơi khác thì có người trốn
khỏi khu cách ly...
Trong khi mọi người đều
muốn dịch bệnh mau chóng
đi qua nhưng đến khi hành
động luôn xuất hiện một bộ
phận nhỏ người dân phớt lờ
chính sách. Thật không thể
hiểu nổi” - bạn đọc
Nguyễn
Dũng
bức xúc.
Do đó, hầu hết bạn đọc
đều đồng lòng ủng hộ chủ
trương cách ly toàn xã hội,
kêu gọi mỗi người đều tuân
thủ ý thức giữ khoảng cách
để cùng nhau đẩy lùi dịch
bệnh.•
ĐẶNG LÊ
T
rong tuần qua, những
thông tin về tình hình
dịch bệnh COVID-19
tiếp tục được rất nhiều bạn
đọc quan tâm.
Đáng chú ý, việc Thủ
tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 16 thực hiện cách ly
xã hội trong vòng 15 ngày
kể từ ngày 1-4 trên phạm
vi toàn quốc nhận được rất
nhiều bình luận từ bạn đọc.
Chủ trương đúng đắn
để thắng đại dịch
Bạn đọc
Bùi Hoàng
bình
luận: “Theo như tôi được biết,
chủ trương cách ly toàn xã
hội trong Chỉ thị 16 không
đồng nghĩa với việc phong
tỏa hoàn toàn cả nước mà
với ý nghĩa rằng con người
cần giữ khoảng cách (vật
lý) với nhau để giảm nguy
cơ lây nhiễm.
Chỉ thị 16 đã đưa ra một
phương pháp hay, phải có
động thái như thế mới mau
chấm dứt được dịch bệnh
để ổn định tình hình kinh
tế, đời sống xã hội”.
“Có những giải pháp cứng
rắn trong thời điểm này là
cần thiết. Đúng như ý mà
Thủ tướng đã nói, 15 ngày
tới là thời điểm vàng để
chiến thắng đại dịch, thành
hay bại là ở trong những
ngày này và cái chính xuất
phát từ ý thức bản thân của
mỗi người.
Do đó, tự mỗi người cần
có ý thức cùng chung tay
đẩy lùi dịch bệnh. Các cơ
quan chức năng kiên quyết
xử lý những trường hợp thờ
“Chỉ thị 16 đã đưa
ra một phương pháp
hay, phải có động
thái như thế mới
mau chấm dứt được
dịch bệnh để ổn
định tình hình
kinh tế, đời sống
xã hội.”
Bạn đọc
Bùi Hoàng
Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâmbình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Hỏi giùm bạn
Cơ quan nào có quyền phạt
người không mang khẩu trang?
Mấy hôm nay, cán bộ xã nơi tôi sinh sống xuống tận
nhà dân hướng dẫn cách phòng dịch, những quán nước
nào còn bán thì yêu cầu ngưng... Ngoài ra, cán bộ xã
còn nói thời điểm bây giờ ai không mang khẩu trang khi
ra đường sẽ bị phạt. Cho tôi hỏi thời điểm này ai không
mang khẩu trang khi ra đường sẽ bị phạt bao nhiêu và cơ
quan nào có thẩm quyền phạt?
Bạn đọc
Thanh Hằng
(TP.HCM)
Luật sư
Trịnh Ngọc Hoàn Vũ
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
trả lời: Theo Thông báo 98/VPCP ngày 14-3-2020, Thủ
tướng đã yêu cầu mang khẩu trang bắt buộc kể cả người
Việt Nam và người nước ngoài nơi công cộng bắt đầu từ
ngày 16-3.
Tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013 quy
định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng đối
với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối
với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc
bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Đối chiếu với quy định về thẩm quyền xử phạt trong Luật
Xử lý vi phạm hành chính thì mức phạt cảnh cáo, phạt tiền
100.000-300.000 đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ
tịch UBND xã, phường, thị trấn. Do vậy, muốn xử phạt
người không mang khẩu trang, trong các tổ tuần tra phải có
thành viên của xã, phường, thị trấn.
VÕ HÀ
Điều kiện để con riêng được hưởng thừa kế
Tôi và vợ kết hôn năm 2002. Khi ấy vợ tôi có một con
gái riêng (10 tuổi). Sau đó, con gái riêng của vợ tôi dọn
về sống cùng vợ chồng tôi. Tôi và con gái riêng của vợ
yêu thương, chăm sóc nhau như người thân. Khi tôi bệnh
nặng, đứa con này trực tiếp chăm sóc. Nay tôi muốn để lại
một phần tài sản cho con riêng của vợ khi tôi qua đời thì
có được hay không? Tôi sợ do con riêng không có quan
hệ huyết thống thì không được nhận di sản.
Bạn đọc
Nguyễn Hữu Mạnh
(huumanh…@gmail.com)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Việc một cá nhân được thừa hưởng di sản của người mất
có thể được thực hiện thông qua di chúc (thừa kế theo di
chúc) hoặc qua sự phân chia di sản theo pháp luật (thừa kế
theo pháp luật).
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, tức người để lại
di sản không lập di chúc trước khi mất hoặc di chúc không
hợp pháp thì tài sản sẽ được phân chia theo hàng thừa kế.
Trong đó, con riêng của vợ, chồng không thuộc hàng thừa
kế nào; tức là con riêng của vợ, chồng không thuộc trường
hợp hưởng di sản thừa kế của cha dượng, mẹ kế.
Tuy nhiên, người con riêng có thể được thừa kế di sản
của cha dượng, mẹ kế nếu thuộc trường hợp được quy định
tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, con riêng và
cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.
Trong trường hợp này, người con riêng phải chứng minh
về mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với cha, mẹ kế như
cùng chung hộ khẩu, xác nhận của cơ quan chức năng về
nơi cư trú, có chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ khi ốm đau…
Việc chứng minh có thể gặp khó khăn nếu xảy ra tranh
chấp với những người khác được hưởng quyền thừa kế.
Do đó, nếu thật sự muốn để lại di sản cho con riêng của
vợ thì anh Mạnh nên lập di chúc phân chia tài sản cho
người con riêng. Như vậy, dù không có quan hệ huyết
thống với anh nhưng người con riêng vẫn có thể nhận
được tài sản do anh để lại theo di chúc. Di chúc nên được
lập thành văn bản, được công chứng hoặc chứng thực.
TRÚC PHƯƠNG
Mẹ Quýt may khẩu trang miễn phí
Những ngày qua, trên Facebook, nhiều người đã bày tỏ sự
xúc động về hình ảnh mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt,
95 tuổi (phường5, quậnGòVấp,TP.HCM) tỉmỉ may từng chiếc
khẩu trangvải đểgiúpmọi người phòngdịch, trong tình trạng
khan hiếm khẩu trang y tế.
Traođổicùng
PhápLuậtTP.HCM,
chịTrầnThụyTrúcSơn,Chủ
tịchHội LiênhiệpPhụnữphường5, quậnGòVấp, người tự tay
chụp và đăng tải những tấmảnh về cụQuýt trên Facebook cá
nhân, cho biết cụ Quýt bắt đầu công việc may khẩu trang từ
đầu tháng 3, giữa tâmdịch COVID-19.
Mỗi ngày cụ Quýt may 3-5 khẩu trang. Hôm nào khỏe, cụ
cắt được gần 70 cái. Trước đó, cụ đã tận tụy hơn 30 năm để
may chăn từ thiện giúp đỡ người nghèo khó.
“Nghe hội phụ nữ phường vận động may khẩu trang phát
cho người dân, đặc biệt là người nghèo, mẹ Quýt hăng hái
tham gia. Mỗi ngày mẹ tự tay cắt vải, khâu chỉ may từng cái
khẩu trang vải. Với mẹ, nghềmay vá làmột niềmvui khi được
giúp đỡ người khó khăn”- chị Sơn xúc động nói.
“Mẹ luôn nói mẹ còn làm gì giúp người được thì làm, giúp
được ai thìmẹ cứgiúp. Mẹ là tấmgương sáng cho tôi vànhiều
người noi theo trước tấm lòngnhânhậu, luônnghĩ chongười
khác của mẹ”- chị Sơn nói.
Đềuđặntừngàynàyquangàykhác,hàngtrămcáikhẩutrang
miễn phí được mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt quyên
góptrongcuộcvậnđộngcảnướcphòngtránhdịchCOVID-19.
Hiện tại, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 5, quận Gò Vấp đã
quyên góp được gần 4.000 khẩu trang vải miễn phí. Số khẩu
trang này được phát cho hội viên, người dân trong phường.
CụNgôThị Quýt đã đượcNhà nước phong tặngdanhhiệu
Mẹ Việt Nam anh hùng. Chồng và con của cụ là những liệt sĩ
hy sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệTổ quốc từ năm1947
đến 1966.
TRÚC PHƯƠNG
CụQuýt tỉ mỉ từng đường kimmũi chỉ khi may từng cái
khẩu trang vải phát tặng. Ảnh: TRÚC SƠN
Nóng trong tuần
Đừng phớt lờ lệnh cách ly!
Nhiều bạn đọc cho rằng cách ly toàn xã hội trong 15 ngày là chính sách đúng đắn và cần thiết.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook