073-2020 - page 15

15
mở chui dù đã được yêu cầu
đóng cửa. Được biết, hành
vi vi phạm lệnh phong tỏa
ở Ý nếu bị phát hiện sẽ bị
phạt tiền đến 3.000 USD và
ở tù ba tháng.
“Chúng ta nên có biện pháp
mạnh xử lý những người vô
trách nhiệm, virus này không
phải làmột tròđùa” -Bộ trưởng
Y tế Ý Roberto Speranza gay
gắt chỉ trích, đề cập tới các
trường hợp nói trên.
Đến nay, thực nghiệm các
quốc gia có dịch khác đều cho
thấy áp dụng các biện pháp
cách ly hay phong tỏa mang
lại hiệu quả rõ ràng khi tốc
độ lây lan của virus giảm so
với trước khi áp dụng. Tuy
nhiên, để chiến lược này phát
huy hiệu quả thì ý thức và
khả năng tự giác chấp hành
quy định của người dân đóng
vai trò rất lớn. “Nếu chúng
ta muốn hạn chế số lượng
các ca nhiễm, điều cần thiết
là phải hy sinh một phần tự
do, ít nhất là trong vài tuần
tới. Bằng không, cái giá
phải trả sẽ không phải là
các con số về kinh tế, mà là
tính mạng của những người
xung quanh” - chuyên gia
Luca Ricolfi thuộc ĐHMilan
(Ý) cho biết.•
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Reuters
ngày 3-4
dẫn nguồn Cơ quan Bảo
vệ dân sự Ý (CPD) ghi
nhận nước này 24 giờ qua
tăng gần 4.700 ca dương tính
với COVID-19, nâng số bệnh
nhân ở Ý lên hơn 1.135.000
trường hợp. Quốc gia Nam
Âu này hiện là nước có người
nhiễm SARS-CoV-2 cao thứ
hai thế giới sau Mỹ.
Tình hình có thể còn
nghiêm trọng hơn
Dù vậy, giới chức y tế Ý
cho rằng số người nhiễmbệnh
thực tế có thể cao hơn số liệu
công bố vì hiện tại chỉ người
có triệu chứng nghiêm trọng
mới được xét nghiệm. Một
quan chức cấp cao giấu tên
tiết lộ với
Reuters
số người
nhiễm bệnh thực tế có thể cao
gấp 10 lần số liệu thống kê.
Trong khi đó, nghiên cứu
mới đây củaViện Nghiên cứu
InTwig (Ý) nhấn mạnh số
người tử vong vì COVID-19
thực tế tại nước này có khả
năng cao gấp hai lần thống kê
Quốc tế -
ThứBảy4-4-2020
chính thức do nhiều người có
thể đã tử vong tại nhà hoặc
tử vong mà chưa được xét
nghiệm.
Theo ghi nhận của tờ
The Guardian
, hệ thống y
tế quá tải, cạn kiệt vật tư y
tế của Ý tiếp tục là rào cản
lớn cho chiến dịch chống
dịch COVID-19. Đây cũng
là nguyên nhân chính khiến
nước này không thể hãmđược
tốc độ lây lan của virus mặc
cho nhiều nhận định chuẩn
bị vượt qua đỉnh dịch trong
vài ngày tới.
Đến nay, các bệnh viện
ở tâm dịch Lombardy vẫn
chưa có dấu hiệu được giảm
tải, tiếp tục báo động thiếu
giường. Do không còn chỗ
trống ở các khoa chăm sóc
đặc biệt, nhiều bệnh viện phải
đưa người nhiễm ra hành
lang hoặc nằm tạm trong các
phòng phẫu thuật. Một số
bệnh viện còn phải tiếp tục
ưu tiên điều trị bệnh nhân
theo độ tuổi và tình trạng sức
khỏe. Các biện pháp bảo vệ
sức khỏe cho nhân viên y tế
cũng tỏ ra kém hiệu quả khi
số lượng y, bác sĩ bị lây virus
từ người bệnh không ngừng
tăng, bào mòn một lượng lớn
nhân lực chống dịch.
The Guardian
cho rằng dù
hiện tại giới chức Rome nhiều
khả năng đã rút ra bài học đắt
giá từ thái độ chủ quan giai
đoạn đầu của dịch nhưng với
tình hình hiện tại, để khắc
phục được những hậu quả từ
sai lầm trong công tác chuẩn
bị là điều không hề dễ dàng.
Trước mắt, tác động của
đại dịch đã khiến nền kinh tế
Ý thiệt hại nặng nề với các
khoản thâm hụt lớn và một
kịch bản suy thoái toàn diện
đang chực chờ phía trước.Mất
đi nguồn lực tài chính, Rome
đang phải giải một bài toán
khó để cân bằng mọi kẽ hở
trong hệ thống y tế hiện nay.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện thuộc ĐHAgostinoGemell
ở thủ đô Rome, Ý ngày 30-3. Ảnh: AFP
Nhiều người không
tuân thủ lệnh cách ly
Là nước đầu tiên trên thế
giới phong tỏa toàn quốc vì
COVID-19, đến nay Ý đã
ghi nhận nhiều trường hợp
vi phạm lệnh phong tỏa, gây
nguy hại cho sức khỏe cộng
đồng, hãng tin
Al Jazeera
cho biết.
Theo Bộ Nội vụ Ý, các cơ
quan chức năng trong tháng
3 đã xử lý hơn 50.000 người
vi phạm lệnh phong tỏa. Hàng
trăm chủ các quán bar, nhà
hàng, tiệm ăn của nước này
cũng bị xử phạt vì cố tình
Mất đi nguồn lực
tài chính, Rome
đang phải giải một
bài toán khó để
cân bằng mọi kẽ hở
trong hệ thống y tế
hiện nay.
EU nhận lỗi không hỗ trợ Ý kịp thời
Trong bức thư đăng trên tờ
La Repubblica
ngày 2-4, Chủ
tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã lên tiếng
xin lỗiÝ thời gian qua đã không hỗ trợ kịp thời nỗ lực chống
dịch của nước này.
“Cầnphải thừa nhận rằng trongnhữngngày đầu của cuộc
khủng hoảng, trước nhu cầu cấp bách cần đưa ra phản ứng
chung toàn châu Âu, quá nhiều người chỉ nghĩ đến vấn đề
của riêng đất nước họ” - bà Leyen chia sẻ.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ursula von der Leyen khẳng định
đã huy động được gần 3.000 tỉ USD và đang cân nhắc lập
kế hoạch tái thiết châu Âu sau đại dịch với quy mô tương
tự kế hoạch Marshall hậu Thế chiến II.
Nền dân chủ kiểu Mỹ rất thú vị, đặc biệt là sự cạnh tranh
muôn đời giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa hay giữa
cánh tả và cánh hữu. Các chính sách đối nội, đối ngoại
cũng chứng kiến sự cạnh tranh thường xuyên và liên tục
giữa những chú lừa (Dân chủ) và những chú voi (Cộng
hòa). Mỗi đảng đều tận dụng bất kỳ cơ hội nào để tấn công
đối thủ nhằm chiếm ưu thế thượng phong, mang về lợi ích
cho nhóm cử tri đã đặt lòng tin vào họ.
Trong cuộc chiến chống COVID-19, cạnh tranh kiểu Mỹ
vẫn diễn ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp cận cuộc
chiến chống COVID-19 bằng tâm thế lạc quan ngay từ
đầu, theo kiểu “đó chỉ là cúm mùa”. Hệ lụy là dịch bùng
phát; nguy cơ thiếu hụt trầm trọng vật tư y tế, khẩu trang,
máy thở, giường bệnh... và giá vật tư tăng chóng mặt.
Tất cả khiến chính quyền Trump bị phe Dân chủ chỉ trích
thường xuyên và dữ dội.
Trong khi đó, phe ủng hộ đảng Cộng hòa và Tổng thống
Trump cho rằng nền sản xuất, cung ứng vật tư y tế và
thuốc của Mỹ phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
(TQ) chính là hệ lụy của chính sách kinh tế mở mà các đời
tổng thống trước như Barack Obama để lại. Một quốc gia
lãnh đạo thế giới như Mỹ lại chuyển hết các nhà máy sản
xuất nhu yếu phẩm sang TQ. Khi có đại dịch xuất hiện, hệ
lụy tất yếu là nước Mỹ phải phụ thuộc.
Một thực tế phải thừa nhận đó là nền sản xuất Mỹ phụ
thuộc TQ là hệ quả của kinh tế thị trường, khi phân công
lao động được tăng cường. Các doanh nghiệp Mỹ đến TQ
tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, môi trường lao động
yêu cầu tiêu chuẩn thấp hơn, giá nguyên vật liệu thấp, từ
đó giúp giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn rất nhiều.
Tổng thống Donald Trump không đồng ý điều này.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, nước Mỹ rút ra khỏi hoặc
đàm phán lại hàng loạt hiệp định thương mại tự do, ngay
cả với các đồng minh truyền thống như Hàn Quốc, Nhật
Bản, châu Âu. Cuộc chiến thương mại với TQ cũng được
kích hoạt, các nhà máy sản xuất tại Mỹ vốn đã “trùm
mền” nay đã bắt đầu được khởi động lại. Chủ trương của
ông Trump là khôi phục nền sản xuất, gia tăng việc làm
cho người Mỹ, bất chấp điều đó có thể khiến nhiều doanh
nghiệp Mỹ chịu thiệt hại.
Cuộc tranh cãi giữa phe mở cửa thị trường và bảo hộ
nền sản xuất nội địa; giữa phe cần xem TQ là đối tác
cùng có lợi với phe phải chống lại sự trỗi dậy của TQ
chưa bao giờ chấm dứt. Trong cuộc khủng hoảng đại dịch
COVID-19, khi chính quyền Washington vẫn loay hoay
tìm các biện pháp chống dịch hiệu quả thì mâu thuẫn nội
tại ở Mỹ vẫn đang âm ỉ.
Nhiều người lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tập
trung quá vào vấn đề chính trị thay vì dồn sức chống đại
dịch. Dẫu vậy, người lạc quan vẫn cho rằng nền chính
trị kiểu Mỹ đã vận hành hàng trăm năm nay và đã đưa
nước Mỹ vượt qua nhiều khó khăn trước khi trở thành
siêu cường.
HỒNG VĂN
COVID-19: Lý do
Ý vẫn tăng ca
nhiễm, tử vong
Không đủ nguồn lực cải hiện hệ thống y tế
cùng bộ phận người dân không chấp hành
lệnh phong tỏa khiến giới chức Ý khó kiểm soát
được dịch trong tương lai gần.
Thư từ vùng dịch
Cạnh tranhkiểuMỹnhìn từ cuộc chiếnCOVID-19
Tổng Biên tập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
HOÀNG CHƯƠNG -
CÁT THỊ KIMXUÂN -
NGUYỄNTHỊ THUTÂM
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
NGUYỄNĐỨC HIỂN
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4, quậnTân Bình,TP.HCM.
ĐT:Tổngđài:
(028)39910101-39914701;
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613;
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614;
Fax: Văn phòng:
39914661,
Tòa soạn:
39914663;
Email:
.
Phòng phát hành: (028) 38112421
Email:
- Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam; Mã B131;
Hotline: 1800.585855
VănphòngđạidiệntạiCầnThơ:
Lầu3,số107TrầnVănHoài,phườngXuânKhánh,
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; Email:
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang,
phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 37623009; Fax: (024) 37623010;
Email:
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang,
quận Hải Châu. ĐT: (0236) 3751378
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 36/GP-BTTTT
ngày 5-1-2012 của Bộ TTTT.
Chế bản, in tại Công ty TNHH
MTV Lê Quang Lộc TP.HCM
Đài
CNN
ngày 2-4 cho hay
nhiều nước châu Âu đã đồng
loạt ra khuyến cáo người dân
nên đeo khẩu trang khi ra
đường, từ bỏ quan điểm chỉ
có người bệnh và nhân viên y
tế mới cần mang.
Tiêu điểm
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook