106-2020 - page 20

16
Tiêu điểm
Quốc tế -
ThứSáu15-5-2020
ĐỖTHIỆN
V
ài tuần qua, tình hình
Biển Đông trở nên căng
thẳng khi lực lượng
quân sự Mỹ và Trung Quốc
(TQ) liên tục chạm mặt.
Không còn nghi ngờ gì nữa,
đại dịch COVID-19, được
cho là xuất phát từ TQ và
vẫn đang khiến nhiều quốc
gia đau đầu, không thể phá
vỡ mưu đồ độc chiếm Biển
Đông mà TQ ấp ủ lâu nay.
Vô số bước leo thang trên
thực địa, cùng với việc đệ
trình những công hàm với
luận điệu sai trái lên Liên
Hợp Quốc (LHQ) về Biển
Đông giữa mùa dịch cho
thấy mưu đồ của TQ ngày
càng hiện rõ.
Động lực chống lại
Trung Quốc
Trong bối cảnh đó, các
nước trong khu vực và thế
giới đang có những động lực
lớn để chống lại “sự trỗi dậy”
đầy bất an của TQ, nhất là ở
BiểnĐông. Thứ nhất, đại dịch
đang khiến các đối tác lớn nhất
của TQ, bao gồmMỹ và Liên
minh châu Âu (EU), chịu tổn
thương nặng nề. Hơn bao giờ
hết, phương Tây bắt đầu thấm
thía tình cảnh an ninh quốc
gia bị đe dọa khi nền sản xuất
phụ thuộc sâu vào TQ. Nhiều
thập niên trước, các tập đoàn
lớn nhất của Mỹ, EU lẫn các
nước châu Á tiến vào TQ với
một lập trường duy lý: Tận
dụng ưu thế so sánh, đặt các
nhà máy sản xuất sầm uất
nhất tại TQ để giảm chi phí,
gia tăng lợi nhuận.
Đại dịch xuất hiện, các
nước rơi vào tình thế khó
khăn. “Khủng hoảng khẩu
trang” xuất hiện, các nước bị
khan hiếm nhiều mặt hàng,
trang thiết bị y tế khẩn cấp.
TQ đã hành xử thế nào? Hầu
hết các gói tài trợ bị xem xét
không đạt chất lượng; nhiều
gói hàng xuất khẩu bị trả lại
hoặc đình chỉ sử dụng; xuất
hiện hiện tượng TQ đầu cơ,
bán giá cao; thậm chí có quốc
gia châu Âu phải mua lại
chính các mặt hàng mà bản
thân họ từng xuất sang TQ hỗ
trợ Bắc Kinh giai đoạn đầu
chống dịch.
Thứ hai, TQ đang đẩy xa
hệ thống quân sự của họ đến
gần hơn biên giới các nước
Từ đại dịch nhiều nước hợp lực
phản ứng trước Trung Quốc
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những động lực quan trọng để các quốc gia khu vực và thế giới hợp lực
phản ứng trước một Trung Quốc đangmưu đồ độc chiếmBiểnĐông.
Hải quânMỹ cần phối hợp các nước khu vực đảmbảo tự do hàng hải trước thách thức từ TrungQuốc.
Trong ảnh: Hải quânMỹ bên tàu khu trụcmang tên lửa dẫn đườngUSSWayne E.Meyer (DDG-108).
Ảnh: AFP
Đại dịch COVID-19
đã làm rõ ràng hơn
mưu đồ của Bắc
Kinh về Biển Đông.
Điều đó khiến các
quốc gia, không chỉ
có yêu sách ở Biển
Đông, mà các đối
tác lớn nhất của TQ
như Mỹ, EU, Úc, Ấn
Độ phải tìm cách
hành động.
Đối đầu Mỹ-Trung Quốc gia tăng
Tháng qua, TQ tổ chức tập trận gần quần đảo Trường Sa
của Việt Nam; tăng cường quân đội tại bãi cạn Scarborough
của Philippines; duy trì hoạt động của tàu Địa chất hải dương
8 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia; khiêu
khích hải quân Indonesia. Thậm chí, lãnh thổ Đài Loan lên
tiếng lo ngại TQ sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) ở Biển Đông. TQ vẫn duy trì một đội quân “ba lớp”,
bao gồm (i) Các đội tàu cá, tàu ngụy trang tàu cá (dân quân
biển), tàu nghiên cứu khoa học; (ii) Cảnh sát biển và (iii) Hải
quân, không quân.
Trong khi đó, Mỹ cũng gia tăng hoạt động khi LầuNămGóc
cử các đội tàu chiến đến khu vực thể hiện sự ủng hộMalaysia,
đồngminh Philippines và các đối tác khác. Mỹ cũng triển khai
máy bay ném bom tiến hành tập trận, phối hợp với các lực
lượng thường trực hiện diện tại Biển Đông để đảm bảo cam
kết “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” trong
bối cảnh TQ gia tăng hành vi bắt nạt, đe dọa.
Ba mũi tên có thể tấn công
vàothamvọngbáquyềncủaTQ
ở Biển Đông bao gồm: (i) Kinh
tế: Giảm phụ thuộc thị trường
TQ, trừng phạt kinh tế khi Bắc
Kinh phạm pháp; (ii) Pháp lý:
Từngnướchoặccácnhómnước
cùng xemxét khảnăng kiệnTQ
ra Tòa quốc tế; đàm phán hiệu
quả Bộ quy tắc ứng xử ở Biển
Đông (COC); (iii)Ngoại giao: Lên
án mạnh mẽ cách hành xử phi
pháp củaTQ trênmọi diễn đàn
an ninh - chính trị quốc tế để
nâng cao nhận thức công luận
về“mốiđedọa”TQtạiBiểnĐông
và khu vực Thái Bình Dương.
khác. Giới quan sát bày tỏ lo
ngại về tất cả công trình TQ
đang xây dựng trên biển và
ven biển, dù mang tên công
trình nghiên cứu khoa học
hay trạm khí tượng thủy văn,
nhưng ẩn chứa khả năng là
những tiền đồn quân sự. Trong
khi thị trường TQ vẫn dè dặt
trong việc mở cửa toàn diện,
đảm bảo cuộc chơi công bằng
thì nước này vẫn lo ngại nền
kinh tế ven biển và trên biển
của họ dễ bị tổn thương trước
đối thủ.
Tình thế “tiến thoái lưỡng
nan Malacca”, ám chỉ sự
phụ thuộc của nền kinh tế
lẫn địa chính trị của TQ đối
với eo biển Malacca do Mỹ
kiểm soát, dường như đang
thúc đẩy nước này mở rộng
các tuyến đường biển. Tuy
nhiên, thay vì thúc đẩy các
giá trị tự do hàng hải theo
luật pháp quốc tế, TQ gia tăng
sức mạnh quân sự, lấn chiếm
phi pháp các vùng biển, điển
hình là Biển Đông.
TQ đã tạo ra các tuyến
đường biển nhằm vận chuyển
năng lượng và giao thương,
trong đó phải kể đến Trung
Đông - Myanmar - TQ, Trung
Đông - Pakistan - TQ cùng
các tuyến đường khác ởĐông
Nam Á. Bắc Kinh mở rộng
phạmvi kiểm soát hàng hải ra
Ấn Độ Dương bằng cách xây
dựng hệ thống cảng biển đầy
tranh cãi. Các chuyên gia dự
báo đằng sau các dự án hàng
hải của TQ là những toan tính
chiến lược nhằm kiểm soát
địa chính trị, cạnh tranh vị
thế siêu cường với Mỹ.
Quan trọng hơn, trong khi
Mỹ dường như xây dựng hình
ảnh siêu cường bằng việc
thúc đẩy các thể chế tự do, đa
phương dựa trên các nguyên
tắc tập thể thì TQ lại thích lập
ra một cuộc chơi do họ làm
chủ và sử dụng luật của riêng
họ. Từ việc diễn giải lệch lạc
luật pháp quốc tế (điển hình
là Công ước LHQ về Luật
Biển - UNCLOS năm 1982)
đến cách hành xử bất tuân
phán quyết của Tòa Trọng
tài 2016, quân sự hóa trên
biển, bắt nạt láng giềng,...
cũng đủ cho thấy mưu đồ
của Bắc Kinh.
Chống bá quyền
Trung Quốc thế nào?
TQgiỏi nhất là việc lợi dụng
khó khăn của nước khác để
can thiệp, tạo ảnh hưởng hoặc
xâm chiếm biển. Các sự kiện
TQ dùng vũ lực chiếmHoàng
Sa vàmột số thực thể ởTrường
Sa là nhữngminh chứng sống
và đã được chứng minh trái
với cam kết của nước này tại
LHQ. Đại dịch COVID-19
đã làm rõ ràng hơn mưu đồ
của Bắc Kinh về Biển Đông.
Điều đó khiến các quốc gia,
không chỉ có yêu sách ở Biển
Đông, mà các đối tác lớn nhất
của TQ như Mỹ, EU, Úc, Ấn
Độ phải tìm cách hành động.
Hiện naymỗi quốc gia tranh
chấp trên Biển Đông đều có
những chính sách riêng, phụ
thuộc vào quyết tâm và mục
tiêu của từng nước trong mối
quan hệ với TQ. Các phương
án thường xuyên nhất vẫn là
ngoại giao, trong đó chủ yếu
gây áp lực với Bắc Kinh bằng
“khẩu chiến”. Mỗi phản ứng
cứng rắn với Bắc Kinh đều có
thể trả giá bằng thương mại.
Tuy nhiên, cuộc chiến
thương mại Mỹ-TQ và tiếp
diễn sau đó là đại dịch đã
tạo ra hai sự thay đổi lớn:
(i) Kinh tế TQ bắt đầu suy
yếu và uy tín của TQ cũng
suy giảm trầm trọng; (ii) Các
quốc gia rút đầu tư về nước
hoặc chuyển sang thị trường
ngoài TQ. Truyền thông quốc
tế gần đây ghi nhận hàng loạt
sự thoái lui vô thời hạn của
doanh nghiệp nước ngoài vì
tâm lý bất an khi gắn bó với
một TQ đầy bất ổn - cả tình
hình nội địa lẫn sự quay lưng
của các nước trước TQ trên
chính trường.
Vì vậy, việc lập ra các
nhóm quốc gia “không TQ”
thời điểm này sẽ có giá trị
chiến lược trong dài hạn:
Thoát khỏi sự ảnh hưởng
của thị trường TQ. Mỹ, EU
hoàn toàn có thể thay thế TQ
bằng thị trường các nước
châu Á khác; các quốc gia
Biển Đông cũng có thể tìm
cách thay thế thị trường giá
rẻ TQ bằng các thị trường
cấp cao hơn ở phương Tây.
Tất nhiên, quyết tâm chính
trị cùng các khoản đầu tư ban
đầu là rất cần thiết.
Tháng 4-2020, chính phủ
Nhật thông báo gói 2,2 tỉ
USD để khuyến khích các
nhà sản xuất Nhật Bản di
dời dây chuyền sản xuất
khỏi TQ, trở về nước hoặc
chuyển sang Đông Nam Á.
Các quan chức Mỹ cũng
cho biết Washington đang
thúc đẩy quá trình rút toàn
bộ chuỗi cung ứng và chuỗi
sản xuất của nước này khỏi
TQ. Có ý kiến cho rằng quá
trình giảm thiểu lệ thuộc thị
trường TQ kéo dài hàng chục
nămmới cho thấy hiệu quả rõ
rệt nhưng giá trị nhận được
sẽ là một hệ thống cung ứng
ổn định và thịnh vượng dài
hạn. Bị đánh vào đòn kinh tế,
TQ càng lâm vào khó khăn.
Vấn đề quan trọng hơn,
xuất phát điểm của một “hệ
thống kinh tế phi TQ” phải
đến từ Mỹ lẫn các nước Biển
Đông. Việc tạo điều kiện cho
Mỹ và phương Tây tham gia
vào chuỗi cung ứng khu vực
nói chung và các chương trình
đảm bảo tự do giao thương
hàng hải nói riêng từASEAN
là rất cần thiết.
Trái lại, phải vô cùng thận
trọng trong việc làm ăn với
TQ, đặc biệt liên quan đến
Biển Đông. TQ đã triển khai
những thỏa thuậnmà nước này
gọi là “khai thác chung” với
Philippines. Ngay cả khi các
điềukhoảnhợpđồngkhôngảnh
hưởng chủ quyền các nước thì
TQ vẫn không từ bỏ mưu đồ
dẫn dắt các quốc gia vào con
đường “gác tranh chấp, cùng
khai thác” mà hệ lụy lâu dài là
vấn đề chủ quyền. Ngoài ra,
“ngoại giao mua chuộc” của
TQrất dễgâychia rẽ, phụcvụý
đồ “chia để trị” của nước này.•
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook