106-2020 - page 17

13
Đời sống xã hội -
ThứSáu 15-5-2020
Trường nghề
sốt vólothiếu
nguồn tuyển
Nhiều trường cao đẳng tuyển sinh sớm,
tăng xét tuyển học bạ, tăng cường tư vấn
trực tuyến... để thu hút nguồn tuyển sinh.
PHẠMANH
C
ùng với khối đại học (ĐH), hầu
hết các trường cao đẳng (CĐ)
đã công bố phương án tuyển
sinh năm2020. Tuy nhiên, trước tình
hình các trường ĐH giảmmạnh chỉ
tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT,
tăng xét học bạ khiến nhiều trường
CĐ lo ngại hụt nguồn tuyển.
Các trường buộc phải có nhiều
giải pháp điều chỉnh mới để thu
hút thí sinh.
Chuyển hướng xét học bạ
là chính
Theo kế hoạch mới công bố năm
2020, Trường CĐ Công Thương
TP.HCM sẽ xét tuyển 4.210 chỉ
tiêu cho 21 nhóm/ngành học.
Phó Hiệu trưởng nhà trường - ông
NguyễnAnh Tuấn cho hay để tăng
cơ hội cho thí sinh, trường sẽ xét
tuyển nhiều phương thức nhưng
trong đó dành 80% chỉ tiêu để
xét kết quả học bạ THPT trong
năm học kỳ (học kỳ 1 và 2 lớp 10,
lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Còn
lại, khoảng 20% chỉ tiêu trường
sẽ xét điểm của kỳ thi tốt nghiệp
THPT, đặc biệt xét cả kết quả thi
đánh giá năng lực của ĐH Quốc
gia TP.HCM và những trường ĐH
nào có tổ chức thi đánh giá năng
lực trên toàn quốc.
Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
năm 2020 cũng sẽ tuyển 4.500 chỉ
tiêu cho 19 ngành, nghề đào tạo.
Theo ông Trần Việt Dũng, Phó
Trưởng Phòng đào tạo của trường,
ngoài xét điểm thi tốt nghiệp THPT
và kết quả thi đánh giá năng lực
do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức
(10% chỉ tiêu), đây là năm đầu tiên
trường xét tuyển điểm học bạ THPT
ba học kỳ: Hai học kỳ của lớp 11 và
học kỳ 1 lớp 12. Đặc biệt, xét học
bạ lên đến 40% chỉ tiêu.
Ngoàira,nămnaydodịchCOVID-19,
trường này còn thêm phương thức
tuyển thẳng dành cho những thí
sinh đã tốt nghiệp CĐ và ĐH, du
học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc
tương đương đang theo học chương
trình ĐH-CĐ ở nước ngoài nay có
nhu cầu về Việt Nam tiếp tục học.
Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức
năm nay cũng chỉ xét tuyển học bạ
cho 24 ngành học. Trường cũng bắt
đầu nhận hồ sơ online và trực tiếp
từ ngày 1-6.
Trường CĐKỹ thuật LýTựTrọng
năm nay tuyển hơn 5.000 chỉ tiêu
và chỉ xét tuyển bằng học bạ.
Lo thiếu nguồn tuyển
Không chỉ dành phần lớn chỉ
tiêu xét tuyển học bạ, hầu hết các
trường CĐ đều bắt đầu nhận hồ sơ
tuyển sinh từ rất sớm, nhận hồ sơ
trực tuyến hoặc trực tiếp tại trường.
Như Trường CĐ Kỹ thuật Cao
“Trường chỉ mong bằng
chất lượng đầu ra, uy
tín của mình để thu hút
được thí sinh thôi.”
Một giờ học của sinh viên Trường CĐCông nghệ ThủĐức. Ảnh: PHẠMANH
Thắng nhận hồ sơ xét tuyển vào
các ngành học từ ngày 6-4, còn cho
các nghề là từ ngày 5-5. Trường CĐ
Kinh tế TP.HCM thậm chí còn xét
tuyển từ ngày 2-3.
Theo PGS-TS Phạm Hữu Lộc,
Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật
Lý Tự Trọng, nguồn tuyển cho các
trường CĐ năm nay sẽ rất khó, nếu
chờ thi tốt nghiệp THPT xong mới
xét tuyển thì lại càng khó. Bởi lẽ
năm nay các trường ĐH có nhiều
phương thức xét tuyển và nhất là
lại tăng chỉ tiêu lớn cho xét học bạ
nên thí sinh sẽ đổ xô vào các trường
ĐH hết, cả ĐH công lẫn tư.
“Trước đây, có điểm sàn cho ĐH
và CĐ riêng sẽ phân luồng được thí
sinh vào các bậc học nào nhưng
những năm gần đây và nhất là năm
nay chỉ tiêu ĐH tăng, xét tuyển dễ
hơn khiến lượng thí sinh vào CĐ sẽ
ít. Chưa kể dịch bệnh khiến trường
tiếp cận thí sinh cũng hạn chế, chủ
yếu chỉ gửi thông tin đến các trường
THPT, tư vấn trực tuyến... Trường
chỉ mong bằng chất lượng đầu ra,
uy tín của mình để thu hút được thí
sinh thôi” - ông Lộc chia sẻ.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc
Cường, Phó ban Đào tạo, Hội Giáo
dục nghề nghiệpTP.HCM, cũng cho
rằng không chỉ năm nay mà những
năm gần đây, các trường CĐ tuyển
sinh đều chưa đạt yêu cầu. Như năm
nay, tổng học sinh lớp 12 giảm hơn,
chỉ tiêu của các trường ĐH lớn và
rộng cửa hơn nên trung bình sẽ có
hơn 50% các em vào ĐH, số còn
lại sẽ đi làm hoặc du học, số ít mới
vào CĐ.
Hơn nữa, theo ông Cường, tâm
lý phụ huynh, thí sinh vẫn chưa
coi trọng trường nghề. Các em thà
trúng tuyển ĐH ở trường thấp điểm
để có bằng ĐH còn hơn học CĐ.
Do đó, theo ông Cường, bản thân
các trường CĐ phải đầu tư và tăng
cường công tác tư vấn tuyển sinh
đến thí sinh hơn. Bên cạnh đó, giải
pháp chính là các trường phải nâng
chất lượng đào tạo, gắn kết doanh
nghiệp để đảm bảo đầu ra có chất
lượng cho sinh viên, chứ không chỉ
dừng ở báo cáo tỉ lệ bao nhiêu sinh
viên có việc làmmà quan trọng việc
làm đó như thế nào.•
Lộc“trâu”sansẻyêuthươngvớingườinghèonơi biêngiới
Gần trăm ký gạo, mì tôm, nước tương đã được anh
Nguyễn Trọng Minh Lộc, hay còn gọi là Lộc “trâu” (nhân
vật trong chương trình Người Tử Tế của báo
Pháp Luật
TP.HCM
), trao tận tay cho bà con nghèo vùng biên giới
Tây Nam.
Sau khi đọc bài viết
“Ước mơ đổi đời của các cư dân
nửa đời phiêu dạt”
, những hình ảnh trong phóng sự “Xóm
Việt kiều nơi biên giới lao đao vì dịch”, anh Lộc đã không
khỏi xúc động và xót xa cho bà con nghèo vùng biên giới
xa xôi tại hai xã Vĩnh Bình và Tuyên Bình, huyện Vĩnh
Hưng, Long An. Ngay sau đó, anh Lộc đã tự trích tiền túi
của mình để mua gạo, đồng thời anh còn kêu gọi thêm
trên Facebook cá nhân nhờ bạn bè hỗ trợ mì tôm và nước
tương. Sau một tuần kêu gọi, anh đã quyên góp được gần
trăm phần gạo cùng mì và nước tương để trao cho 70 hộ
nghèo ở vùng biên giới Tây Nam.
Trên đường đến biên giới Tây Nam, anh Lộc hồ hởi nói:
“May sao mình vừa nhận được lương nên có đủ khoản tiền
dư ra để mua gạo cho bà con. Mình mong sao với số quà này,
tuy không nhiều nhưng có thể giúp mọi người vượt qua được
khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19”.
Trong khu nhà lá xập xệ, bà con nơi đây không khỏi vui
mừng khi có người hảo tâm đến hỗ trợ. Mỗi người nhận
được một phần gạo, một thùng mì cùng chai nước tương,
tuy không nhiều nhưng cũng đủ để họ cảm thấy ấm lòng.
Ôm món quà trong tay, bà Miễn Thị Kiếm xúc động nói:
“Mấy bà cháu tui lại có gạo để ăn thêm vài ngày tới. Tui
thật sự mừng lắm!”.
Dưới cái nắng ran, chị Nguyễn Thị Bé Thảo, người bạn
đồng hành thiện nguyện cùng anh Lộc trong những năm qua,
mồ hôi ướt cả áo nhưng chị vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc
vì san sẻ được nỗi khó khăn cho người nghèo. “Tôi trước
đây cũng xuất thân từ gia đình khó khăn nên khi nhìn thấy bà
con ở đây phải sống trong những căn nhà mái lá, lụp xụp như
vầy, thực sự tôi rất thương và xót lắm. Khi nghe Lộc chia sẻ
câu chuyện, tôi không suy nghĩ mà theo bạn cùng lên đây.
Tôi hy vọng sẽ tiếp tục kêu gọi thêm để những chuyến đi sau
bà con sẽ có nhiều sự hỗ trợ hơn như thế này” - chị Thảo nói.
Ngoài những suất quà trao tay, anh Lộc cùng chị Thảo
đã trích hơn 1 triệu đồng hỗ trợ thêm cho người già neo
đơn, ốm đau không đủ sức để mưu sinh. 
Đồng thời, bạn đọc của báo
Pháp Luật TP.HCM
cũng
đã gửi tặng cho gia đình chị Võ Thị Cúc và bà Miễn Thị
Kiếm mỗi hộ 2,5 triệu đồng, giúp họ có thêm chi phí để lo
bữa ăn cho các con, các cháu.
MINH TÂM
Anh Lộc trao tận tay phần quà cho bà con nghèo nơi biên giới Tây
Nam. Ảnh: MINHTÂM
Không tổ chức ngày hội tư vấn,
tăng cường tuyển sinh online
Vừa qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có công văn gửi các sở
LĐ-TB&XH, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh
dịch COVID-19.
Theo đó, tổng cục yêu cầu các đơn vị tăng cường các nhóm giải pháp
tuyển sinh, đăng ký dự tuyển trực tuyến.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần thiết lập các chuyên trang về tuyển
sinh của các trường trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter,
Viber, Zalo, website của trường… để thực hiện công tác truyền thông,
tư vấn tuyển sinh online đến các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, thường
xuyên cử cán bộ, giáo viên quản lý, theo dõi nhằm kịp thời hỗ trợ người
học trong việc tìmhiểu thông tin, tư vấnnghềnghiệpvà đăng ký dự tuyển.
Tổng cục yêu cầu các sở LĐ-TB&XH, các trường nghề không tổ chức
ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn khi chưa
bảo đảm an toàn vì dịch bệnh.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook