11
Kinh tế -
ThứBảy22-8-2020
Bảo hiểm tiền gửi tăng:
Người gửi tiền được nhờ
Bảo vệ người gửi tiền
BHtiềngửiViệtNamhoạt độngvới tônchỉ bảovệngười gửi
tiền, đặc biệt là người gửi tiềnquymônhỏ. Qua đógópphần
duy trì sựổnđịnhcủahệ thốngcác tổchức tíndụng, đảmbảo
sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Theo Luật BH tiền gửi, hạn mức trả tiền BH là số tiền tối
đamà tổ chức BH tiền gửi trả cho tất cả khoản tiền gửi được
BH của một người tại một tổ chức tham gia BH tiền gửi khi
phát sinh nghĩa vụ trả tiền BH.
Hạn mức BH tiền gửi đã nhiều lần được điều chỉnh phù
hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam trong từng thời kỳ.
Cụ thể, từ năm 1999 đến 2005, hạn mức BH tiền gửi là 30
triệu đồng; từ năm2005 đến 2017, hạnmức là 50 triệu đồng
và từ năm 2017 đến nay là 75 triệu đồng.
PHƯƠNGMINH
C
hínhphủmới đâyđã công
bố dự thảo quyết định
về hạn mức trả tiền bảo
hiểm (BH) tiền gửi. Nội dung
đáng chú ý tại dự thảo này là
số tiền BH được trả cho tất
cả khoản tiền gửi được BH
theo quy định của Luật BH
tiền gửi gồm cả gốc và lãi của
một cá nhân tối đa sẽ tăng từ
75 triệu đồng lên 125 triệu
đồng. Như vậy, BH tiền gửi
dự kiến tăng thêm 50 triệu
đồng so với mức hiện hành.
Thay đổi vì không còn
phù hợp
Giải thích về việc tăng mức
BH tiền gửi khá mạnh, Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) cho
rằng hạn mức 75 triệu đồng
hiện nay chỉ bằng 1,25 lần
GDP bình quân đầu người
năm 2019, thấp hơn nhiều so
với mức hai lần theo thông lệ
quốc tế. Vì vậy, cơ quan này
đã trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định để
giúp người dân yên tâm hơn
khi gửi tiền tại các tổ chức
tham gia BH tiền gửi, nhất
là người dân gửi tiền tại các
quỹ tín dụng nhân dân.
“Khi nâng hạn mức BH
tiền gửi tăng lên mức 125
triệu đồng, tương đương hai
lần GDPbình quân đầu người
thì bảo vệ được 90,94%người
gửi tiền. Đồng thời quỹ dự
phòng nghiệp vụ của BH tiền
gửi Việt Nam có đủ khả năng
để đảm bảo chi trả tiền gửi
cho 100% quỹ tín dụng nhân
dân” - NHNN khẳng định.
Tại cuộc họp báo vào đầu
tháng 8 vừa qua, ông Đào
Minh Tú, Phó Thống đốc
NHNN, cũng cho biết đã đến
lúc phải tăngmức BH tiền gửi
để bảo vệ tốt hơn cho người
gửi tiền, phù hợp với các quy
chuẩn quốc tế là đảm bảo bảo
vệ được cho 90%-95% người
gửi tiền.
Hiện nay, hạn mức BH tiền
gửi tối đa cá nhân được hưởng
là 75 triệu đồng. Nhiều ý kiến
cho rằngmức này thấp, không
còn phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội,
quy mô hệ thống tổ chức tín
dụng cũng như nguyện vọng
của người dân.
“Do vậy, việc điều chỉnh
tăng hạn mức BH tiền gửi là
cần thiết để bảo vệ tốt hơn
người gửi tiền, góp phần
củng cố niềm tin của người
dân đối với hệ thống tổ chức
tín dụng. Từ đó tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dụng hoạt
động an toàn, hiệu quả” - ông
Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Lãnh đạo NHNN cũng
cho rằng với triển vọng tăng
trưởng tích cực trong trung
hạn của Việt Nam và sự gia
tăng đáng kể về năng lực tài
chính của BH tiền gửi Việt
Nam thì việc nâng trần BH
tiền gửi là hoàn toàn khả thi.
TS Nguyễn Vũ Hồng Thái,
ĐHRMITViệt Nam, cho biết
việc gia tăngmức BH tiền gửi
lên 125 triệu đồng đã xem xét
đến việc điều chỉnh theo lạm
phát. Sự gia tăng mức BH
chắc chắn đem lại nhiều lợi
ích cho người gửi các khoản
tiền nhỏ. Do sự bất cân xứng
thông tin giữa ngân hàng và
những người gửi tiền nên BH
tiền gửi là công cụ củng cố
niềm tin của người gửi tiền
vào hệ thống ngân hàng, trong
khi các ngân hàng thường dựa
vào các khoản tiền nhỏ này để
có nguồn cung tín dụng lớn.
“Một khi có sựbảovệmạnh,
an tâmhơn vào hệ thống ngân
hàng, những người gửi tiền
nhỏ sẽ điều chỉnh hành vi gửi
tiền tiết kiệm của mình, như
tăng thời gian gửi tiền tiết
kiệm dài hạn. Khi các ngân
hàng có nguồn vốn huy động
mạnh, dồi dào, ổn định sẽ
giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động ngân hàng và nền kinh
tế hưởng lợi vì có các khoản
vay có chất lượng với chi phí
thấp” - TS Thái phân tích.
Tăng niềm tin cho
người gửi tiền
Tuy đồng tình với việc nâng
mứcBHtiềngửi nhưngchuyên
gia tài chínhngânhàngNguyễn
Trí Hiếu nhận xét có sự chưa
hợp lý, cào bằng trong phí BH
tiền gửi giữa các ngân hàng
thương mại. “Nói cách khác,
cần tính toán đến việc ngân
hàng nào tình hình tài chính
không tốt, tham gia các hoạt
động đầy rủi ro thì phí BHphải
caohơnnhữngngânhàngkhác,
tương tự cách làm trên thế giới
hiện nay” - ông Hiếu đề xuất.
Bên cạnh đó, một số ý kiến
băn khoăn trong bối cảnh hiện
nay tiền đang ứ đọng trong hệ
thống ngân hàng thì liệu việc
nâng mức BH có ý nghĩa hay
không. Mặt khác, Nhà nước
cũng chưa để cho ngân hàng
nào phá sản, vậy việc tăng tiền
gửi BH có thể tạo gánh nặng
chi phí cho các ngân hàng.
Tuy vậy, theo TS Nguyễn
Vũ Hồng Thái, chính sách
BH tiền gửi không điều
Việc nâng trần BH
tiền gửi nhằm tăng
tối đa mức bảo vệ
người gửi tiền tiết
kiệm.
chỉnh trong ngắn hạn, mà là
chiến lược dài hạn để hỗ trợ
những mục tiêu lâu dài như
cải thiện hệ thống tài chính.
Do đó, nâng trần BH tiền gửi
không tạo tác động bất lợi lên
các điều kiện hoạt động của
hệ thống ngân hàng.
“Chúng ta cũng không nên
xem BH tiền gửi là một giải
pháp ngăn ngừa sự thất bại
của ngân hàng mà mục tiêu
lớn hơn chính là cải thiện các
vấn đề quan trọng tăng niềm
tin cho người gửi tiền. Qua
đó để nâng cao thói quen giao
dịch với ngân hàng. Ngược
lại, các ngân hàng cũng hưởng
lợi từ điều này vì có được
nguồn tài chính với chi phí
thấp” - TS Thái nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, một số
chuyên gia cho rằng hệ thống
BH tiền gửi hiệu quả cần phải
có các điều kiện tiên quyết
cùng phối hợp. Đó là liên
tục đánh giá nền kinh tế và
hệ thống ngân hàng.•
Hạnmức bảo hiểm tiền gửi tối đa dự kiến sẽ tăng thêm50 triệu đồng so với thời điểmhiện tại.
Tới đây, dự kiếnhạnmức BH tiềngửi tối đa cánhânđược hưởngđược nâng lên125 triệuđồng. Ảnh: TL
Tiêu điểm
Hiệp hội BH tiền gửi quốc tế
(IADI) khuyếnnghị hạnmức BH
tiền gửi nên có giới hạn, đáng
tincậyvàbảovệđược90%-95%
người gửi tiền. Tỉ lệ này ở Việt
Nam hiện ở mức 87,72%, tức
thấp hơn so với mức khuyến
nghị của IADI.
Lãi suất tại các ngân hàng tiếp tục
đi xuống
Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) Việt Nam, từ ngày 10 đến 14-8, mặt bằng lãi
suất huy động bằng VND của các tổ chức tín dụng có xu
hướng tiếp tục giảm. Hiện lãi suất huy động bằng VND
phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn dưới một tháng.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới sáu
tháng, lãi suất huy động dao động trong khoảng 3,7%-
4,25%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn từ sáu tháng đến dưới
12 tháng có mức lãi suất 4,4%-6,4%/năm. Kỳ hạn từ 12
tháng trở lên, mức lãi suất tiền gửi sẽ là 6%-7,3%/năm.
Cũng theo thống kê của NHNN, mặt bằng lãi suất cho
vay bằng VND của các tổ chức tín dụng có xu hướng
giảm. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND
đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 5,0%/năm. Trong
khi đó, lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức
3%-4,5%/năm, lãi suất cho vay USD trung, dài hạn duy trì
quanh mức 4,2%-6%/năm.
So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng
trong tuần tiếp tục giảm nhẹ. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ
hạn qua đêm chỉ còn 0,2%/năm, một tuần là 2,29%/năm
và một tháng là 0,59%/năm.
T.LINH
Nhiều công ty vẫn làm ăn tốt
giữa mùa dịch
Dù trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều công ty phải vất vả
lo sự tồn tại, thậm chí rơi vào tình trạng phá sản nhưng
cũng có nhiều công ty đang làm ăn khá tốt. Báo cáo tài
chính quý II-2020 của Công ty CP Thực phẩm Cholimex
cho thấy công ty lãi ròng hơn 31 tỉ đồng và lũy kế nửa đầu
năm đạt lợi nhuận sau thuế 69 tỉ đồng.
Như vậy, tính chung mỗi tháng Cholimex lãi hơn 10
tỉ đồng. Đáng chú ý, thương hiệu tương ớt của công ty
không chỉ chi phối thị phần tại thị trường Việt Nam mà
còn xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Tương tự, nửa đầu năm 2020, Công ty CP Xuất nhập
khẩu Sa Giang lãi đến 15 tỉ đồng. Như vậy, mỗi tháng
Sa Giang tạo ra lợi nhuận 2,5 tỉ đồng. Đây là một trong
những công ty hàng đầu về thực phẩm, đặc biệt mạnh về
bánh phồng tôm. Đáng chú ý, suốt 15 năm qua công ty
này chưa một lần thua lỗ.
Trong khi đó, Công ty CP Lâm nông sản thực phẩmYên
Bái (CAP) cũng kiếm tiền tốt nhờ vàng mã. Lũy kế sáu tháng
đầu năm 2020, công ty lãi hơn 15 tỉ đồng.
P.MINH
Cá tra Việt trở thành món ăn khoái khẩu
tại Singapore
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP), quý II-2020, trong khi giá trị xuất khẩu
sang hầu hết thị trường ASEAN và EU giảm sút do ảnh
hưởng của dịch COVID-19 thì sang Singapore bất ngờ
tăng hơn 38%, đạt gần 13 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm tới giữa tháng 7 vừa qua, tổng giá
trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Singapore đạt gần 21 triệu
USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Việt Nam có
gần 50 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang ASEAN, trong đó
có gần 40 doanh nghiệp xuất khẩu sang Singapore.
Trong thời gian này, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm cá
tra, chủ yếu là cá tra philê đông lạnh, bong bóng cá tra khô,
philê cá tra tẩm bột tempura, cá tra cắt miếng tẩm bột chiên
chín đông lạnh… sang thị trường Singapore.
Q.HUY