7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy22-8-2020
Tuyênán cựu chủ tịch,
phó chủ tịchPhanThiết
Theo tòa, hành vi của các bị cáo đã phá vỡ quy hoạch
đô thị, xâmphạmnghiêm trọng đến các hoạt động
đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngày 21-8, TAND tỉnh Bình Thuận tuyên án sáu bị cáo trong
vụ vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại TP Phan
Thiết (Bình Thuận).
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Ngọc Điệp (cựu chủ
tịch UBND TP Phan Thiết) 24 tháng tù nhưng cho hưởng án
treo, Trần Hoàng Khôi (cựu phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết )
bốn năm tù.
Phạm Thanh Thái (cựu trưởng Phòng TN&MT TP Phan Thiết)
bị phạt ba năm sáu tháng tù, Lê Hồ Khải (cựu nhân viên Phòng
TN&MT) ba năm tù, Lê Hoàng Anh Tân (cựu chuyên viên
Phòng TN&MT) hai năm sáu tháng tù, Nguyễn Trí chín tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
Theo tòa, từ tháng 2-2016 đến tháng 12-2018, các bị cáo đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao cho chuyển mục đích trái
pháp luật 132 thửa đất tổng diện tích hơn 170.000 m
2
làm phá vỡ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TP Phan Thiết.
Bị cáo Điệp là người trực tiếp ký 32 quyết định cho phép
chuyển mục đích hơn 46.000 m
2
đất nhưng lại không có văn bản
thẩm định nhu cầu sử dụng đất theo quy định. Bị cáo này còn
đưa những quy định đã hết hiệu lực áp dụng làm căn cứ để ký
quyết định này. Theo kết luận định giá, 32 thửa đất trên trị giá
gần 5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, bị cáo Điệp đã thành khẩn khai báo, có nhân thân
tốt, có nhiều đóng góp khi còn đương chức và được Nhà nước
tặng thưởng nhiều huân, huy chương khi tham gia chiến trường
quốc tế nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho hưởng án
treo. Bị cáo Khôi là người ký 100 quyết định cho chuyển mục
đích từ đất nông nghiệp sang đất ở trái pháp luật với tổng diện
tích hơn 124.000 m
2
. Quá trình điều tra xác định bị cáo ký các
quyết định trên là cố ý bởi biết rất rõ các căn cứ, trình tự, thủ tục.
Đặc biệt có những hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất chính
bị cáo ký trả hồ sơ vì không đủ điều kiện nhưng sau đó cũng
chính ông Khôi là người đã ký quyết định cho chuyển mục đích
sử dụng đất dù căn cứ vào điều kiện không có gì thay đổi.
Thậm chí, khi Phòng Quản lý đô thị báo cáo về những hồ
sơ không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch nhưng bị cáo Khôi
không cho kiểm tra, đối chiếu để dừng giải quyết mà vẫn ký các
quyết định trái pháp luật.
Quá trình xét xử, bị cáo Khôi và luật sư của bị cáo cho rằng
khi ký các quyết định bị cáo không biết sai phạm, tức chỉ thiếu
trách nhiệm chứ không phạm tội vi phạm các quy định về đất
đai. Quan điểm này không được tòa chấp nhận, xem xét vì không
có căn cứ và đặc biệt, bị cáo đã cố tình vi phạm như đã viện dẫn.
Bị cáo được xem là người gây thiệt hại nhiều nhất là Phạm
Hoàng Thái. 129 hồ sơ mà Thái ký tờ trình đề nghị hai bị cáo
Điệp và Khôi cho phép chuyển mục đích trái pháp luật có diện
tích 169.000 m
2
, theo định giá là hơn 13 tỉ đồng.
Theo tòa, hậu quả mà hành vi của các bị cáo gây ra làm hình
thành các khu dân cư tự phát và tình trạng phân lô đất, bán nền
tràn lan; phá vỡ quy hoạch đô thị; xâm phạm nghiêm trọng đến
các hoạt động đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tổng số thửa đất nền đã được tách sổ là 553 thửa, trong đó đã
có 475 thửa đất đã được chính quyền cho chuyển quyền sử dụng
đất cho người dân.
Số thửa đất chưa được chuyển quyền sử dụng, tòa yêu cầu
UBND TP Phan Thiết có biện pháp xử lý phù hợp với quy định
của Luật Đất đai. Được biết, đối với 132 thửa đất với diện tích
hơn 170.000 m
2
chuyển mục đích trái pháp luật, hiện Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề nghị cần phải
được xem xét, hủy bỏ để trả lại đúng mục đích sử dụng đất đã
được phê duyệt.
PHƯƠNG NAM
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: PN
NHẪNNAM
N
gày 21-8, TAND TP Cần Thơ
xử sơ thẩm (lần hai) đã tuyên
phạt Trần Hoàng Huy (cựu
đại úy công an) 12 năm tù về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sử
dụng con dấu, tài liệu giả của cơ
quan, tổ chức.
Tịch thu sung công tiền
giao dịch trái pháp luật
Tòa tuyên tịch thu sung công 285
triệu đồng mà gia đình bị cáo đã
nộp để khắc phục hậu quả do giao
dịch giữa các bị hại và bị cáo là trái
pháp luật.
Trước đó, tại tòa, bị cáo thừa nhận
hành vi lừa đảo nhưng cho rằng số
tiền chiếm đoạt dưới 500 triệu đồng
và không thừa nhận hành vi sử dụng
các quyết định giả mạo.
HĐXX nhận định đủ căn cứ xác
định bị cáo chiếm đoạt 820 triệu
đồng. Bị cáo còn sử dụng các quyết
định tuyển dụng có nội dung giả mạo
đưa cho các bị hại nhằm tạo lòng tin
và đối phó việc trả lại tiền đã chiếm
đoạt. Có căn cứ xét xử bị cáo về tội
sử dụng con dấu, tài liệu giả của
cơ quan, tổ chức. Bị cáo phạm tội
nhiều lần.
Tuy nhiên, bị cáo ăn năn hối cải,
đã khắc phục trả lại cho bị hại hơn
500 triệu đồng và gia đình đã nộp
285 triệu đồng để khắc phục hậu quả
cho bị cáo. Bị hại cũng xin giảm nhẹ
cho bị cáo. Hoàn cảnh gia đình bị
cáo khó khăn...
Các bị hại yêu cầu bị cáo trả lại
tiền đã chiếm đoạt nhưng giao dịch
giữa các bị hại và bị cáo là trái pháp
luật nên tòa không chấp nhận.
Trong vụ án này, Nguyễn Thanh
Hùng thừa nhận đã giữ lại số tiền 720
triệu đồng nhưng không thừa nhận
hành vi chiếm đoạt. Quá trình điều
tra, Hùng khai sử dụng tiền chênh
lệch vào mục đích cá nhân, trong đó
có sử dụng vào đánh bạc. Hùng biết
việc Huy lấy tên Từ Huy Cường viết
biên nhận cho các bị hại, trực tiếp sử
dụng các quyết định giả để đưa cho
các bị hại.
Xin việc giá hàng trăm
triệu đồng
Theo cáo trạng, Huy có thời gian
công tác tại Trung đoàn Cảnh sát cơ
động Tây Nam bộ, thuộc Bộ tư lệnh
Cảnh sát cơ động, Bộ Công an đặt tại
TP Cần Thơ. Sau đó, Huy chuyển về
Công an quận Bình Thủy, có quyết
định xuất ngũ ngày 17-5-2017 với
cấp hàm đại úy.
Từ tháng 3-2015 đến tháng 1-2016,
Cựu công an lừa
chạy việc vào
cảnh sát cơ động
Cựu đại úy công anTrầnHoàng Huy bị cáo buộc chiếmđoạt
820 triệu đồng của sáu bị hại muốn xin việc vào ngành công an.
Bị cáo TrầnHoàngHuy tại tòa. Ảnh: NN
Kiến nghị điều tra tiếp một bị hại
HĐXX nhận định tháng 8-2018, HĐXX sơ thẩm lần đầu đã trả hồ sơ điều
tra bổ sung làm rõ vai trò của Nguyễn Thanh Hùng nhưng không được chấp
nhận. Từ đây, Hùng bắt đầu thay đổi lời khai.
Tại bản án hình sự sơ thẩm vào tháng 10-2018, TAND TP Cần Thơ tiếp tục
kiến nghị điều tra, xử lý hành vi của Hùng nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.
Bản án hình sự phúc thẩm vào tháng 3-2019 của TAND Cấp cao tại TP.HCM
đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra làm rõ vai trò của Hùng.
Ngày 29-6, TAND TP Cần Thơ trả hồ sơ để làm rõ vai trò của Hùng và Đoàn
Thị Kim Thoa nhưng không được chấp nhận.
Do đó, HĐXX kiến nghị tiếp tục điều tra, xử lý hành vi của Nguyễn Thanh
Hùng nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.
Các bị hại yêu cầu bị cáo
trả lại tiền đã chiếm đoạt
nhưng giao dịch giữa các
bị hại và bị cáo là trái
pháp luật nên tòa không
chấp nhận.
khi còn công tác tại Trung đoàn Cảnh
sát cơ động Tây Nam bộ, Huy nói dối
là có thể xin việc được cho người
muốn vào công tác tại cơ quan này
để chiếm đoạt tiền của sáu bị hại.
Bị hại đầu tiên là Nguyễn Thanh
Hùng. Huy nói có thể xin việc cho
Hùng với giá 160 triệu đồng, đưa
trước 70 triệu đồng, số còn lại đưa
sau khi có quyết định chính thức.
Sau đó, Hùng đưa cho Huy 70 triệu
đồng để xin việc.
Tiếp theo, Hùng giới thiệu thêmcho
Huy năm bị hại khác. Những người
này được Hùng ra giá 300 triệu đồng
để hưởng chênh lệch 140 triệu đồng.
Sau khi nhận sáu hồ sơ và tiền của
những người xin việc vào Trung đoàn
Cảnh sát cơ động Tây Nam bộ, Huy
không liên hệ xin việc như đã hứa
mà chiếm đoạt tiêu xài cá nhân. Huy
cũng hủy bỏ các hồ sơ xin việc nên cơ
quan chức năng không thu hồi được.
Ngoài ra, để các bị hại tin tưởng,
Huy còn đưa cho Hùng nhiều quyết
định tuyển dụng có tên các bị hại để
Hùng đưa lại cho những người này.
Chờ mãi vẫn không được đi làm nên
có bị hại đã tố giác hành vi của Huy
cùng những người liên quan.
Ngày 25-9-2017, Huy bị bắt. Kết
quả giám định cho thấy các quyết
định tuyển dụng Huy đưa cho các
bị hại là giả, thẻ đảng viên mang tên
Huy cũng là giả.
Trước đó, xử sơ thẩm lần một vào
tháng 10-2018, TAND TP Cần Thơ
tuyên phạt Huy 13 năm tù. Sau đó, xử
phúc thẩm vào tháng 3-2019, TAND
Cấp cao tại TP.HCM đã hủy bản án
sơ thẩm để làm rõ vai trò của những
người môi giới xin việc xem có phải
là đồng phạm với Huy không.•