8
Đô thị -
ThứBảy22-8-2020
Họ đã nói
THUTRINH
P
hía tây bắc TP.HCM bao
gồm quận 12, huyện Hóc
Môn và huyện Củ Chi
với tổng diện tích khoảng 600
km
2
, chiếm khoảng 30% diện
tích toàn TP. Đây là khu vực
có địa hình cao, địa chất khá
tốt giúp giảm chi phí đầu tư
khi xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, mật độ đường giao
thông hiện hữu trong khu vực
khá nhỏ và thưa thớt. Do đó,
những năm gần đây TP liên
tục đầu tư nâng cấp, mở rộng
nhiều tỉnh lộ tại đây để góp
phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển.
Đường hẹp, liên tục
kẹt xe
Theo ghi nhận của PV tại
hai đường tỉnh lộ 8, 9 (huyện
Củ Chi, huyện HócMôn), mặt
đường có nhiều hạn chế như
hẹp, xuống cấp nhưng lại có
lượng xe tải, xe container lưu
thông liên tục. Trên hai tỉnh
lộ này, đơn vị thi công đang
tiến hành mở rộng và nâng
cấp đường.
Ông Võ Thoại, người dân
ngụ trên đường tỉnh lộ 8, cho
biết mỗi năm vào những ngày
giáp tết âmlịch, ông chứng kiến
cảnh kẹt xe không lối thoát
trên đường tỉnh lộ 8, tuyến
huyết mạch đi từ huyện Củ
Chi về các tỉnh Bình Dương,
Long An...
Bởimặt đườngnhỏhẹp, nhiều
năm nay ngày càng xuống cấp
nênmỗi khi xe container, xe tải
lưu thông đông đúc là người
dân đều rất lo lắng xảy ra tai
nạn. “Theo tôi, muốn khắc
phục kẹt xe, tai nạn giao thông
trên đường tỉnh lộ 8 thì TPphải
nhanh chóng mở rộng, thêm
làn đường, đồng thời sớm đẩy
nhanh các tuyến tỉnh lộ xung
quanh” - ông Thoại nói.
Trong khi đó, đường tỉnh
lộ 9 trên địa bàn huyện Hóc
Môn có nhiều vị trí bị bong
tróc. Khi trời mưa, nước mưa
không rút được mà tụ thành hố
nước lớn, cản trở giao thông.
Ban quản lý dự án đầu tư
các công trình giao thông TP
(viết tắt là Ban giao thông)
là đơn vị đang tiến hành mở
rộng, nâng cấp đường tỉnh lộ
8 (từ cầu kênh N31Ađến ngã
tư Tân Quy - tỉnh lộ 15). Đoạn
được nâng cấp có chiều dài
Kỳ vọng vào các tỉnh lộ
tây bắc TP.HCM
Nhiều tỉnh lộ phía tây bắc TP.HCMđang trong quá trình nâng cấp,
mở rộng được kỳ vọng sẽ giúp phát triển kinh tế liên vùng
TP.HCM - BìnhDương - Tây Ninh - Long An.
Đơn vị thi công đangmở rộng và nâng cấp đường tỉnh lộ 8 (huyện Củ Chi). Ảnh: THUTRINH
Phía tây bắc còn có kết nối
với các tỉnh và địa phương khác
thông qua hệ thống ba tuyến
đường vành đai: Vành đai 2
(quốc lộ 1 hiện hữu), vành đai 3
và vành đai 4. Ba tuyến này nối
liền với các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương và LongAn. Bên cạnhđó
còn có các trục hướng tâmgồm
cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, quốc
lộ 22, tỉnh lộ 14 (đường Phan
Văn Hớn), tỉnh lộ 15 (bao gồm
đường Tô Ký và Đỗ Văn Dậy)…
kết nối tỉnhTây Ninh và khu vực
tây bắc về trung tâm TP.
Ông
LƯƠNG MINH PHÚC
,
Giám đốc Ban giao thông TP
Từng bước hoàn thành các tỉnh lộ còn lại
TheoUBNDhuyệnCủChi, tuyến tỉnh lộ 7 (xãThái Mỹ) có chiều
dài 18 km, hiện nay do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu
vực huyện Củ Chi làm chủ đầu tư. Đơn vị đã triển khai duyệt
bước dự án nhưng chưa có phương án thiết kế, dự kiến khởi
công vào năm 2021 và hoàn thành vào năm 2022.
Riêng tỉnh lộ 15 đoạn qua huyện Củ Chi có chiều dài 33 km, là
tuyến đường chính của huyện và là đường trục xuyên tâm của
TP. Tuyến đường này có chiều dài 34 km nhưng có những đoạn
chỉ rộng 5,5-6 m. Năm 2005, TP có chủ trương đầu tư nhưng
nguồn vốn ngân sách chưa thể bố trí. TP đã giao Sở KH&ĐT chủ
trì kêu gọi đầu tư từ năm 2010 nhưng vẫn chưa kêu gọi được.
Huyện đang kiến nghị đưa vào đầu tư công.
Sau khi các tỉnh lộ
hoàn thiện sẽ góp
phần phát triển
đồng bộ giữa thông
thương và du lịch.
khoảng 7,71 km, mặt cắt ngang
20 m, thiết kế bốn làn xe. Dự
án được khởi công thi công
hồi tháng 3, dự kiến thi công
hoàn thành vào quý II-2022.
Đồng thời để góp phần hoàn
chỉnh hạ tầng giao thông phía
tây bắc, chủ đầu tư đang sửa
chữa, nâng cấp đường tỉnh
lộ 9 (Đặng Thúc Vịnh). Chủ
đầu tư đã triển khai thi công
từ cuối năm 2018 tại các vị
trí đất công và đoạn được bàn
giao mặt bằng.
Về công tác bồi thường giải
phóngmặt bằng, UBNDhuyện
Hóc Môn đã tiến hành chi trả
được gần 70%. Nếu được bàn
giao toàn bộ mặt bằng trống
trong năm 2020 thì dự kiến
công trình sẽ hoàn thành thi
công khoảng tháng 10-2021.
Thông thương và
phát triển du lịch
Trao đổi với chúng tôi, ông
Lương Minh Phúc, Giám đốc
Ban giao thông TP, cho biết
việc đầu tư hoàn chỉnh các
tuyến tỉnh lộ phía tây bắc sẽ
đáp ứng nhu cầu giao thông,
từng bước hoàn chỉnh quy
hoạch chung giao thông của
khu vực, đồng thời hình thành
liên kết vùng, nâng cao năng
lực giao thông, vận tải góp
phần cải tạo bộ mặt của các
địa phương và phát triển kinh
tế - xã hội.
Hiện nay, kết nối với các
tỉnh lân cận, xen kẽ giữa các
đường vành đai là các tuyến
như tỉnh lộ 9 (Nguyễn Văn
Bứa - Đặng Thúc Vịnh - Hà
Duy Phiên), tỉnh lộ 8 và tỉnh lộ
7. Theo đánh giá của đại diện
UBND huyện Củ Chi, việc
mở rộng, nâng cấp các tuyến
tỉnh lộ là rất quan trọng, đặc
biệt là tuyến tỉnh lộ 8, tỉnh lộ
9. Tỉnh lộ 9 vốn hẹp, xuống
cấp, trong khi lưu lượng xe cộ
lưu thông liên tục tăng, do đó
thường xuyên xảy ra tình trạng
ùn ứ giao thông.
Vị đại diện này cho biết sau
khi các tỉnh lộ hoàn thiện sẽ
góp phần phát triển đồng bộ
giữa thông thương và du lịch.
Cụ thể, tỉnh lộ 9 góp phần
từng bước hoàn chỉnh hướng
kết nối các địa phương Long
An - TP.HCM - Bình Dương,
kết nối trực tiếp với cảng cạn
ICD tại xã Bình Mỹ (huyện
Củ Chi). Qua đó giúp tăng tính
kết nối với khu vực lân cận,
Khu công nghiệp Đông Nam
và các khu công nghiệp khác.
Ngoài ra, tỉnh lộ 8 sẽ giúp cho
việc thuận tiện thông thương,
vận chuyển hàng hóa đi bốn
tỉnh TP.HCM - Bình Dương
- Long An - Tây Ninh và các
tỉnh miền Tây khác (đi đường
N2). Còn tỉnh lộ 15 sẽ giúp
phát triển khu du lịch sinh thái
ven sông Sài Gòn (bến Đình,
bến Dược, Địa đạo Củ Chi).
“UBND huyện Củ Chi đang
kiến nghị sớm điều chỉnh dự
án tỉnh lộ 8. Nếu dự án có bồi
thường, huyện sẽ phối hợp với
chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến
độ” - vị đại diện này thông tin.•
Chốt thời gian khởi công cao tốc
Dầu Giây - Phan Thiết
Ngày 21-8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng
Nai Nguyễn Quốc Hùng và lãnh đạo các sở, ngành
cùng Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ GTVT) chủ
đầu tư dự án đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện công
tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường cao tốc
Phan Thiết - Dầu Giây.
Tại buổi làm việc, chủ đầu tư dự án cho biết dự kiến
sẽ khởi công xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu
Giây vào cuối tháng 9-2020.
Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều
dài khoảng 99 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai
dài 51,5 km đi qua các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,
Thống Nhất và TP Long Khánh. Để thực hiện dự án,
Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất khoảng 412 ha.
Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn
huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và TP Long Khánh đã cơ
bản hoàn thành. Cơ quan chức năng cũng đang thực
hiện công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để
bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.
Riêng đối với huyện Xuân Lộc là địa phương có diện
tích đất thu hồi lớn nhất cũng đã phê duyệt phương án
bồi thường đối với 723 trường hợp. Hiện nay, UBND
huyện Xuân Lộc đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường,
hỗ trợ cho 531 trường hợp.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các địa phương và đơn vị
liên quan phải tăng cường vận động người dân, hoàn
thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ
mặt bằng sạch trước thời điểm cuối tháng 9-2020.
VŨ HỘI
Đề xuất phương án quản lý tạm
khu vực depot metro
Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR) cho biết theo
quy hoạch phát triển đường sắt đô thị TP.HCM, toàn
mạng lưới sẽ có 10 depot (khu vực vệ sinh, sửa chữa,
bảo trì các đoàn tàu) được xây dựng. Các depot này có
tổng diện tích khoảng 222 ha để phục vụ công tác khai
thác, vận hành cho các tuyến đường sắt đô thị.
Theo đó, ngoài depot Long Bình đang được hoàn
thiện nhằm phục vụ cho tuyến metro số 1 thì depot
Tham Lương và depot Tân Kiên với tổng diện tích gần
50 ha cũng đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng
mặt bằng, san lấp và xây tường rào bảo vệ.
Tại depot Tham Lương, tòa nhà điều hành có bảy
tầng với diện tích sàn hơn 17.000 m
2
đã được bàn
giao. Tuy nhiên, trong thời gian chờ triển khai dự án
đầu tư tuyến metro số 2 và tuyến metro số 3A, việc
quản lý tạm thời đã phát sinh nhiều chi phí như bảo
trì, bảo vệ cũng như các nguy cơ về mất an ninh trật
tự trong khu vực, tình trạng tái lấn chiếm của các hộ
dân…
Do đó, MAUR đã có báo cáo gửi UBND TP kiến
nghị các phương án quản lý và khai thác tạm thời hai
depot một cách hiệu quả trong thời gian chờ hoàn
thành hai dự án.
Hiện TP đã giao thường trực Ban chỉ đạo 167 trực
thuộc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây
dựng, Sở TN&MT xem xét đề xuất của MAUR theo
quy định.
Đối với bảy depot còn lại, hiện MAUR đang phối
hợp với các quận, huyện tiến hành giải phóng mặt
bằng và sẽ hoàn thành công tác lập dự án đầu tư cùng
với tiến độ xây dựng các tuyến metro trong tương lai.
THÁI NGUYÊN
Depot Long Bình của tuyếnmetro số 1. Ảnh: MAUR