132-2021 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứBa15-6-2021
COVID-19: NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG
Những suất cơm
ấm lòng trong đại dịch
Người dân TP.HCMkêu gọi nhau góp công góp của, chung tay nấu cơm
tặng người nghèo trong đợt dịch COVID-19 căng thẳng lần này.
NGỌC LÀI
T
P.HCM đang trong thời
gian thực hiện giãn cách
xã hội. Nhiều bà con buôn
bán nhỏ, người nghèo… gặp
khó khăn khi phải giãn cách,
cách ly để phòng chống dịch
COVID-19.
Trước những khó khăn trên,
đã có nhiều tấm lòng của
người dân, doanh nghiệp…
chung tay của ít lòng nhiều
để hỗ trợ, giúp đỡ người dân
đang gặp khó khăn. Người
rách ít đùm người rách nhiều,
không nhiều tiền thì giúp đỡ
ký gạo, con khô cũng thắt
chặt nghĩa tình.
Đâu phải đợi giàu
mới đi giúp
Chị Đỗ Thị Tưởng (làm
nghề bán hàng rong ở quận
5, TP.HCM) cho biết hơn một
nămnay, chị đều đặn góp thức
ăn vào bếp ăn Phước Thiện
của ông Ba Trầu ở xã Bình
Hưng, huyện Bình Chánh.
Đều đặn mỗi sáng, chị xếp
các loại thức ăn nấu sẵn vào
bịch và chở đến bếp ăn của
ông Ba Trầu.
Chị Tưởng cho biết đã mấy
tháng nay việc buôn bán ế ẩm,
đồng tiền kiếm được cũng ít
dần nhưng chị vẫn thường
xuyên đóng góp, hỗ trợ bếp
cơm từ thiện của ông Ba Trầu.
Chị phụ bếp cơm đến 10 giờ,
sau đó đemcơmđến các điểm
phân phát cho người nghèo.
Những phần cơm với đầy đủ
thịt cá, rau dưa sẽ được trao
tận tay bà con nghèo khi vẫn
còn nóng ấm.
Trở về nhà lúc ngày đã quá
trưa, chị ăn cơm rồi tiếp tục
chuẩn bị hàng đi bán.
Cũng như chị Tưởng, nhiều
thành viên của bếp cơmPhước
Thiện đều có hoàn cảnh không
khá giả gì, thậm chí chạy ăn
từng bữa. Thế nhưng họ vẫn
đều đặn dành thời gian cho
công việc đầy ý nghĩa.
AnhChâuTháiHiền (ởquận
8, TP.HCM) là đầu bếp chính
của bếp cơm Phước Thiện.
Hỏi ra thì được biết anh cũng
chưa có công ăn việc làm ổn
định, giờ bà con lối xóm hay
người quen thuê việc gì thì
anh làm việc đó. Vậy mà cứ
đúng 4 giờ 30 hằng ngày, anh
đều đến bếp cơm từ thiện
đúng giờ, nổi lửa nấu canh,
cơm. Xong việc ở bếp, anh
vội vàng trở về nhà, chờ ai
gọi làm gì thì đi làm.
“Do dịch bệnh, thu nhập
giảm, hoàn cảnh của tôi cũng
không khá giả gì nhưng tôi còn
ráng được. Chứ tôi thấy nhiều
người ở các bệnh viện, người
bán vé số, ve chai… còn khó
khăn hơn tôi gấp nhiều lần.
Với công việc là chịu trách
nhiệm nấu cơm cho bếp từ
thiện này, tôi rất vui vì đã góp
chút công sức của mình cho
những người có hoàn cảnh khó
khăn” - anh Hiền nói.
Cũng như anh Hiền, cô
Nguyễn Thị Hạnh (61 tuổi, ở
huyện Bình Chánh) mấy ngày
nay cũng tạm đóng cửa tiệm
tạp hóa vào các buổi sáng để
đến bếp cơm từ thiện phụ nấu
cơm cho người nghèo.
Ông Ba Trầu cho biết bếp
cơm này do ông lập ra được
hơn 10 năm, tập hợp những
người khó giúp người nghèo.
Ông lo phần gạo nấu cơm,
thức ăn chính, những người
khác góp công, góp đồ ăn phụ
thêm. “Hồi chưa có dịch, mỗi
ngày bếp nấu hơn 1.000 phần
cơm tặng cho người nghèo ở
các bệnh viện, các chợ…Mấy
nay, chúng tôi đang tăng dần
theo nhu cầu của bà con” - ông
Ba Trầu nói.
“Tôi cũng khó khăn
nhưng còn thở nổi”
Anh Lương Khắc Tâm (ở
quận Gò Vấp, TP.HCM) chia
sẻ: “Tôi kinh doanh dịch vụ
ăn uống, giải trí và đang thuê
10 mặt bằng để làm. Do tình
hình dịch bệnh, kinh doanh
ế ẩm, thu không đủ tiền trả
mặt bằng nên tôi phải đóng
cửa một số nơi. Một số chủ
nhà thông cảm thì giảm tiền
thuê, có người không giảm
thì cũng phải chịu”.
Kinh doanh gặp khó khăn
nhưng anh Tâm vẫn duy trì
việc nấu cơm phát cho người
nghèo như lâu nay anh vẫn
làm. Tại địa điểm 335 Lê
Đức Thọ (phường 9, quận Gò
Vấp), mỗi ngày anh Tâm và
nhân viên quán vẫn nổi lửa
nấu cơm và phát hàng trăm
suất cơm cho người nghèo.
“Không vì cuộc sống xấu
với mình mà mình sống xấu
với đời. Tôi còn phải làm tấm
gương cho con cái nữa. Tôi
cũng khó khăn nhưng còn thở
nổi. Nhìn những hoàn cảnh đi
lãnh cơm, họ còn khổ hơn tôi
nhiều. Thế nên tôi cứ muốn
giúp thôi, hy vọng có nhiều
người làm như tôi để bà con
đỡ khổ” - anh Tâm nói.
Anh Lương Khắc Tâm hay
những bà con làm nên những
bếp cơm giúp người nghèo
kể trên không phải cá biệt.
Những ngày này, đi dọc các
con hẻm ở TP.HCM, người ta
bất chợt nhìn thấy những tấm
bảng “Cơm từ thiện”, “Gian
hàng 0 đồng”, “Ai cần đến
lấy”… Thật ấm lòng!•
Nhân viên của anh Lương Khắc
Tâmcùng chung tay nấu cơm
tặng người nghèo. Ảnh: NVCC
Lịch tư vấn pháp luật của Trung tâm
Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM
(
Từ ngày 14 đến 18-6
)
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều: Từ 13 giờ
đến 17 giờ.
Địa điểm: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước,
470 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 10, TP.HCM.
Thứ Hai, 14-6:
Sáng
:
TGV TRẦN NGỌC KIỀU DIỄM.
Chiều
:
TGV PHAN THỊ NGỌC THANH.
Thứ Ba, 15-6:
Sáng
:
TGV TRẦN ĐỒNG MINH NGỌC KIM
KHÁNH.
Chiều
:
TGV VÕ TẤN TÂN.
Thứ Tư, 16-6:
Sáng
:
TGV NGUYỄN THANH GIANG.
Chiều
:
TGV NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ.
Thứ Năm, 17-6:
Sáng
:
PGĐ-TGV TRẦN MINH HUỆ.
Chiều
:
TGV VÕ TẤN TÂN.
Thứ Sáu, 18-6:
Sáng
:
GĐ-TGV HUỲNH TẤN ĐẠT.
Chiều
:
TGV TRẦN THỊ HỢI.
Cám ơn những người tốt thầm lặng
Tôi nuôi vợ bệnh ở BV Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh
nghề nghiệp (quận 8). Không chỉ tôi mà nhiều bà con đang
nuôi người bệnh ở đây đều rất khó khăn về kinh tế. Chạy
lo viện phí còn không xong, nói chi lo ăn uống, phần lớn
bà con đều ở quê lên và kinh tế không khá giả gì. Dịch đợt
này căng nên đã khổ càng thêm khó.
Nhờ có những phần cơm từ thiện, chúng tôi mới còn chỗ
dựa để có sức chăm lo, chiến đấu với bệnh tật. Mỗi phần
cơm nhận được là bớt đi một phần chi phí, giúp chúng tôi
đỡ khổ rất nhiều. Tôi xin cám ơn tấm lòng của bà con, của
những người tốt thầm lặng hằng ngày không tiếc tiền bạc,
công sức để duy trì các bếp cơm từ thiện.
Anh
LÊ HÙNG CƯỜNG
(Long An)
“Tôi cũng khó khăn
nhưng còn thở nổi.
Nhìn những hoàn
cảnh đi lãnh cơm, họ
còn khổ hơn tôi nhiều.”
Anh
Lương Khắc Tâm
,
phụ trách việc phát cơm ở
địa điểm 335 Lê Đức Thọ,
phường 9, quận Gò Vấp
Chị Tưởng và thành viên bếp cơmmang cơmđến bệnh viện tặng
người nghèo. Ảnh: NGỌC LÀI
Tựđi xét nghiệm
SARS-CoV-2được không?
Người dân không cần
thiết cứ 1-2 tuần phải
xét nghiệm SARS-CoV-2, vừa tốn tiền
vừa không đảm bảo phòng ngừa dịch
COVID-19.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức
tạp, tôi muốn cứ khoảng một hoặc vài tuần thì
xét nghiệm một lần cho yên tâm. Vậy cho hỏi,
tôi có thể tự đi xét nghiệm SARS-CoV-2 thường
xuyên được không?
Bạn đọc
Văn Hưng
(TP.HCM)
BS
Đinh Thị Hải Yến
,
Trưởng Khoa truyền
thông giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật TP.HCM
, trả lời:
Xét nghiệm SARS-CoV-2 do nhân viên y tế
chỉ định. Khi đến bệnh viện khám sàng lọc, nhân
viên y tế dựa trên những triệu chứng sốt, ho, khó
thở… và yếu tố dịch tễ (sống trong vùng hoặc
từng đến vùng có dịch COVID-19) sẽ quyết định
cho xét nghiệm hay không. Điều này cần sự khai
báo trung thực của từng cá nhân.
Người dân không cần thiết cứ 1-2 tuần phải xét
nghiệm SARS-CoV-2, vừa tốn tiền vừa không
đảm bảo phòng ngừa dịch COVID-19. Cho dù
kết quả xét nghiệm ngay thời điểm đó là âm
tính với SARS-CoV-2 nhưng không có nghĩa là
không bị nhiễm virus vì đang trong thời gian ủ
bệnh. Xét nghiệm trong thời gian ủ bệnh có thể
sẽ cho kết quả âm tính, điều này dẫn đến chủ
quan, lơ là phòng ngừa và dễ có nguy cơ lây
nhiễm bệnh.
TRẦN NGỌC
Nhân viên y tế lấymẫu xét nghiệmCOVID-19 cho người dân
hẻm415 đườngNguyễn Văn Công (quậnGò Vấp, TP.HCM)
vào chiều 27-5. Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook