132-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa15-6-2021
vụ thì ở đây hai bên (phụ huynh
và nhà trường) đã thiết lập một
hợp đồng (HĐ) cung ứng dịch vụ
và đương nhiên trong quá trình
thực hiện HĐ, nếu có những khác
biệt thì các bên có quyền thương
lượng, hòa giải.
Tuy nhiên, một bên trong HĐ chỉ
có quyền đơn phương chấm dứt HĐ
nếu có các căn cứ pháp lý. Cụ thể,
đó là: Xảy ra hành vi vi phạm mà
các bên thỏa thuận là căn cứ chấm
dứt HĐ, trong trường hợp không
có thỏa thuận thì phải có hành vi
vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của
HĐ (Điều 428 BLDS 2015).
Rõ ràng ở đây, phía phụ huynh
chưa có hành vi vi phạm nghĩa vụ
đóng học phí như đã thỏa thuận. Do
đó, hành vi đơn phương chấm dứt
HĐ cung ứng dịch vụ bằng cách
không tiếp tục tiếp nhận học sinh
(HS) theo học là hành vi không có
căn cứ pháp lý, vi phạm HĐ.
Chưa kể, giáo dục là một dịch
vụ đặc biệt với mục tiêu “… phát
triển toàn diện con người Việt Nam
có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có
phẩm chất, năng lực và ý thức công
dân…” (Điều 2 Luật Giáo dục năm
2019). Do đó, ngay cả trường hợp
phụ huynh có vi phạm nghĩa vụ
đóng học phí thì nhà trường - với tư
cách là bên cung ứng dịch vụ giáo
dục - cũng nên có những phương
án xử lý hợp tình, hợp lý hơn, thay
vì trả hồ sơ HS và từ chối tiếp nhận
học phí.
Hành xử không phù hợp
môi trường giáo dục
Vì vậy, đối với cách hành xử
nêu trên của Trường Á Châu, theo
quan điểm cá nhân của tôi là hành
vi không phù hợp với môi trường
giáo dục.
Bởi lẽ dù chuyện gì xảy ra cũng
nên đặt quyền lợi của HS, của trẻ
lên hàng đầu. Một đứa trẻ đi học,
ngoài kiến thức còn có rất nhiều
mối quan hệ như trường lớp, thầy
cô, bạn bè…Việc đột ngột thay đổi
trường lớp là chuyện chẳng đặng
đừng bởi nó ảnh hưởng tiêu cực
đến tâm lý HS, chưa kể việc đổi
trường, đổi lớp trong trường hợp
này lại không vui vẻ, chủ động gì.
TSBÙI THỊ HẰNGNGA
(*)
C
huyện “cơm không lành, canh
không ngọt” giữa TrườngQuốc
tế Á Châu (TP.HCM) và một
số phụ huynh vừa xảy ra là điều
lấy làm đáng tiếc trong môi trường
giáo dục.
Không có căn cứ pháp lý
để từ chối học sinh
Nếu xem giáo dục như một dịch
Sư việc ở Trường Á Châu đang được nhiều người quan tâmtheo dõi.
Trường Á
Châu trả hồ
sơ học sinh:
Vi phạm
hợp đồng
Không có căn cứ để Trường Quốc tế Á
Châu đơn phương chấmdứt hợp đồng
cung ứng dịch vụ với các phụ huynh có
kiến nghị chưa tăng học phí.
Cần nói thêm rằng, cho con theo
học tại trường tư thục được thực
hiện dựa trên cơ sở là HĐ cung ứng
dịch vụ. Trong quá trình thực hiện
HĐ, các bên có quyền đề xuất sửa
đổi, bổ sung HĐ. Trong trường hợp
không đạt được sự đồng thuận thì
các bên sẽ tiếp tục thực hiện HĐ
như đã thiết lập ban đầu.
Do đó, việc kiến nghị về mức học
phí của phụ huynh không được sự
chấp thuận từ phía nhà trường thì
phụ huynh vẫn có quyền tiếp tục
cho con theo học tại trường với
mức học phí đã được thỏa thuận
trước đó, cũng như nguyên tắc, lộ
trình tăng học phí đã được các bên
ghi nhận tại thời điểm đăng ký cho
con theo học.
Nói cách khác, trường hợp này
nhà trường không có căn cứ để đơn
phương chấmdứt HĐ cung ứng dịch
vụ bằng thư thông báo không nhận
học phí năm học mới và trả hồ sơ
HS như thế. Lý do là ở đây, từ phía
phụ huynh và HS không có bất kỳ
hành vi nào vi phạm HĐ hay nội
quy của nhà trường.
Nói tóm lại, hành vi gửi thư thông
báo không nhận học phí năm học
mới và trả hồ sơ HS của Trường Á
Châu có thể xem là hành vi vi phạm
HĐ, vi phạm nguyên tắc, mục tiêu
của giáo dục.
(*) TS Bùi Thị Hằng Nga hiện đang
công tác tại Khoa luật kinh tế,
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin, vào tháng 5, hơn
1.000 phụ huynh ký tên vào đơn kiến nghịTrườngQuốc
tế Á Châu về việc chưa tăng học phí khi dịch COVID-19
ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của họ. Trường này
đã mời một số phụ huynh gặp mặt hai lần để trao đổi
nhưnghai bênkhông thốngnhất. Sauđó, bất ngờbaphụ
huynh nhận được thư của trường thông báo sẽ không
nhận học phí và sẽ trả hồ sơ của con emhọ (sáu emHS).
Các phụ huynh này đã gửi đơn phản ánh sự việc đến
Thanh tra Sở GD&ĐT TP.HCM.
Trong một diễn biến khác, ngày 11-6, Sở GD&ĐT
TP.HCM có văn bản gửi các trường ngoài công lập yêu
cầu thực hiện ổn định mức thu học phí và các khoản
thu khác năm học 2021-2022.
Theo sở, trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức
tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và thu nhập của phần
lớn người dân, nhằmổn định và chia sẻ khó khăn, giảm
bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, HS, Sở GD&ĐT
đề nghị các đơn vị ngoài công lập cân nhắc tình hình và
cố gắng giữ nguyên mức học phí, các khoản thu khác
trong năm học 2021-2022 ổn định, không tăng so với
năm học 2020-2021.
Ngoài ra, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ
học, chuyển trường do không đủ điều kiện đóng học
phí, sở cũng lưu ý các đơn vị cần huy động các nguồn
lực dự phòng, tài trợ, vận động nếu có để hỗ trợ học phí
choHSmà gia đìnhgặp khó khăn kinh tế trong thời gian
vừa qua để ổn định việc học tập và sinh hoạt của HS.
“Đây là lúc cần thiết cần có sự đồng hành, chia sẻ
của các đơn vị giáo dục ngoài công lập đối với các phụ
huynhHS gặp khó khăn trongđiều kiệndịchbệnhđang
diễn ra chưa có tiền lệ trong thời gian qua. Không để
phát sinh tranh chấp, khiếu nại làm ảnh hưởng đến
môi trường giáo dục” - văn bản của Sở GD&ĐT nêu rõ.
TP.HCM đề nghị trường tư không tăng học phí
Hành vi gửi thư thông
báo không nhận học phí
năm học mới và trả hồ sơ
HS của Trường Á Châu
có thể xem là hành vi
vi phạmHĐ, vi phạm
nguyên tắc, mục tiêu của
giáo dục.
Khi trườnghọc chọn cáchquay lưngvới học trò
Những ngày qua, sự việc Trường Quốc tế Á Châu từ chối nhận
sáu học sinh khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
Còn nhớ cách đây không lâu, một sự việc đau lòng cũng từng
xảy ra tại một ngôi trường tư thục. Chỉ vì lỡ xô bạn té trong khi
chơi đùa, bé P. (năm tuổi, học tại một trường mầm non tư thục
ở TP Thủ Đức, TP.HCM) phải lập tức bị chuyển lớp, bị mời lên văn
phòng làm việc…Kết quả cuối cùng, bé bị buộc phải nghỉ học.
Khi xảy ra sự việc, nhà trường và các phụ huynh đã có buổi
họp để đưa ra phương án xử lý. Không tìm được sự đồng thuận
giữa ba bên, trường quyết định trả hồ sơ và không nhận bé P.
học tiếp. Đến nay, bé P. đã học tốt ở trường mới nhưng mỗi khi
nghe con nhắc lại trường lớp cũ, phụ huynh bé lại ứa nước mắt
vì thương con, vì trách sự vô tâm của nhà trường.
Trở lại vụ việc ở Trường Quốc tế Á Châu (TP.HCM), chỉ vì nhà
trường và phụ huynh không tìm được tiếng nói chung mà sáu
đứa trẻ bị từ chối cho tiếp tục theo học tại trường này.
Sáu đứa trẻ ấy là con của một số phụ huynh trong hơn 1.000
người ký tên kiến nghị nhà trường xem xét lại việc tăng học phí
trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành. Đại diện hai
bên đã có hai lần làm việc để chia sẻ những mong muốn của cả
hai nhưng sự thương lượng bất thành.
Trong khi chờ đợi một tiếng nói chung, một số phụ huynh bất
ngờ nhận được thư thông báo của trường về việc từ chối nhận
học phí cho năm học tới và sẽ trả hồ sơ học sinh của các con họ.
Chỉ trước đó thôi, họ vẫn ký tên đăng ký cho các con tiếp tục học
và những đứa trẻ đang có những chuẩn bị cho đợt tựu trường vào
tháng 8 tới. Thế nhưng, chỉ vì kiến nghị trường chưa tăng học phí
trong lúc khó khăn do dịch bệnh, các con họ phải chịu hậu quả.
Lựa chọn cho con học trường tư, nhất là các trường có yếu
tố nước ngoài, phụ huynh hiểu hơn ai hết mức chi phí học tập
của con cũng như lộ trình tăng học phí của trường sẽ như thế
nào. Bởi nếu không, liệu họ có trút hầu bao lo cho con học ở
các trường này nhiều năm đến như vậy. Có người con học lớp 7,
có người con học lớp 5 và có người cùng lúc cho cả ba đứa con
mình học chung một trường quốc tế…
Thẳng thắn mà nói, đúng là trường tăng học phí không quá
15%. Nếu trong điều kiện bình thường, mức tăng đó chưa chắc
đã là “vấn đề lớn” khi họ đã được thông báo lộ trình tăng học phí
ngay khi cho con vào học. Nhưng khi đại dịch COVID-19 ập đến,
tác động lên mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp người dân thì túi tiền của
nhiều người, trong đó có các phụ huynh, ít nhiều bị ảnh hưởng.
Từ đó, nhiều phụ huynh đã lên tiếng, đã kiến nghị, những mong
nhận được sự chia sẻ từ phía nhà trường.
Thế nhưng dù đã lắng nghe, nhà trường vẫn chọn cách từ chối
nhận những đứa trẻ, gây tổn thương, bức xúc cho không chỉ các
phụ huynh này. Cách giải quyết này không đơn thuần chỉ là hai
bên không đồng thuận thì trường đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Bởi một khi cách hành xử thuần túy “thị trường” hiện hữu
trong môi trường giáo dục thì liệu người ta có còn tin tưởng để
gửi gắm con emmình theo học tại đây?
Vài học sinhbị buộc phải chuyển trường, trườnghọc có thể chẳng
ảnhhưởngnguồn thunhưng lòng tin vào sứmạnggiáodục củaphụ
huynh và xãhội dành chongôi trườngấy liệu có cònnguyên vẹn?!
PHẠM ANH
Sổ tay
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook