186-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư17-8-2022
trên báo chí; xuất bản, in, phát
hành báo in; truyền dẫn báo
Phóng viên tác nghiệp tại một phiên tòa ở TANDTP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Phạt nhà báo theo dự thảo pháp
Cần cân nhắc
TS CAOVŨMINH
N
gày 15-8 vừa qua, Ủy
ban Thường vụ Quốc
hội đã cho ý kiến về
dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành
vi cản trở hoạt động tố tụng.
Theo dự thảo này, nhà báo
có hành vi cản trở hoạt động
tố tụng sẽ bị xử phạt nặng.
Mặc dù việc ban hành chế tài
là cần thiết, tuy nhiên một số
hành vi bị xử phạt nêu tại dự
thảo vẫn cần được xem xét lại.
Chưa tương thích
với luật
Điểmlkhoản2Điều23dựthảo
quy định: Phạt tiền từ 500.000
đến 1 triệu đồng đối với nhà báo
không thực hiệnyêu cầu của tòa
án về việc xuất trình thẻ nhà báo
và giấy giới thiệu công tác khi
thamdự phiên tòa để đưa tin về
diễn biến phiên tòa.
Như vậy, theo quy định này
thì khi tham dự phiên tòa, nhà
báo bắt buộc phải có cả hai
loại giấy tờ là thẻ nhà báo và
giấy giới thiệu công tác. Nếu
thiếu một trong hai loại giấy
tờ trên sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính.
Tuy nhiên, quy định này lại
chưa có sự tương thích với Luật
Báo chí, bởi theo Điều 25 Luật
Báo chí, khi tác nghiệp, nhà
báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà
báo. Đối với hoạt động nghiệp
vụ báo chí tại các phiên tòa xét
xử công khai, nhà báo chỉ cần
xuất trình thẻ nhà báo thì sẽ
được bố trí khu vực riêng để
tác nghiệp…
Luật Báo chí không hề quy
định thêm bất cứ một giấy tờ
nào khác mà nhà báo phải có
ngoài thẻ nhà báo. Do đó, pháp
lệnh quy định xử phạt nhà báo
trong trườnghợpkhôngcó“giấy
giới thiệu công tác” là khai sinh
thêmmột loại “giấy phép con”.
Ởmột góc độ nào đó thì quy
định xử phạt nêu trên cũng đã
hạn chế quyền tác nghiệp của
nhà báo trong việc phản ánh
trung thực, kịp thời tình hình
văn hóa, kinh tế, xã hội… của
đất nước và thế giới. Cần lưu ý,
trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật thì Luật Báo
chí là văn bản có giá trị pháp
lý cao nhất điều chỉnh về vấn
đề hoạt động báo chí. Do đó,
pháp lệnh của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội không được mâu
thuẫn hay phủ định các quy
phạm trong Luật Báo chí.
Chỉ nên xử phạt việc
tự ý ghi âm, ghi hình
trong phiên xử kín
Bên cạnh việc xử phạt khi
xuất trình giấy tờ không đúng
quy định thì khoản 4 Điều 23
dự thảo còn quy định nhà báo
ghi âm, ghi hình HĐXX mà
không được sự đồng ý của
chủ tọa phiên tòa sẽ bị phạt
tiền 7-15 triệu đồng.
Tuy nhiên, quy định này
cần được cân nhắc trong mối
tương quan với các quy định
khác của Luật Báo chí và các
văn bản pháp luật có liên quan.
Theo điểm d khoản 2 Điều
25 Luật Báo chí, nhà báo được
hoạt động nghiệp vụ báo chí
tại các phiên tòa xét xử công
khai. Trong đó, hoạt động báo
chí là hoạt động sáng tạo tác
phẩm báo chí, sản phẩm báo
chí, sản phẩm thông tin có tính
chất báo chí; cung cấp thông
tin và phản hồi thông tin cho
báo chí; cải chính thông tin
điện tử và truyền dẫn, phát
sóng báo nói, báo hình.
Như vậy, hoạt động báo chí
của nhà báo không thể thoát
ly khỏi hoạt động ghi âm, ghi
hình, kể cả tại phiên tòa, phiên
họp của tòa án. Tất nhiên, nếu
những phiên tòa liên quan đến
bí mật quốc gia, bí mật quân sự
hay những vụ án về tình dục
(như cưỡng dâm, hiếp dâm...)
mà những tình tiết của vụ án
không có lợi về mặt giáo dục
cũng như không có lợi cho
người bị hại thì việc ghi âm,
ghi hình của nhà báo sẽ bị hạn
chế. Đây là những trường hợp
phải xét xử kín theo quy định
của Luật Tổ chức TAND. Vì
lý do đó mà Luật Báo chí đã
rất logic khi quy định quyền tự
do tác nghiệp của nhà báo tại
các phiên tòa xét xử công khai.
Ngoài ra, các quy định về
xử lý hành vi vi phạm nội quy
phiên tòa tại khoản 1 Điều 316
Luật Tố tụng hành chính 2015;
“Cần có cơ chế rõ ràng cho nhà báo
tác nghiệp tại tòa”
Theo tôi, dự thảocầncóquyđịnh rõ ràngvề
hoạt động báo chí tại phiên tòa công khai. Cụ
thểlàvớitrườnghợpnhàbáođãxuấttrìnhđầy
đủgiấy tờcho thưkýphiên tòanhưngchủ tọa
phiên tòa vẫn không đồng ý cho ghi âm, ghi
hình. Nhà báo khi tác nghiệp buộc phải thu
thập tài liệu. Các tài liệu này có thể sẽ không
dùng để đăng tải trên báo chí mà dùng làm
tư liệu hoặc làm bằng chứng, song nếu quy
địnhnhưdự thảo thì sẽgâybất lợi choviệc tác
nghiệp của nhà báo tại phiên tòa công khai.
Ví dụ, khi nhà báo ghi âm lại các diễn biến trong phiên tòa công
khai. Phần lớn các dạng tài liệu này không được đăng tải trong
tác phẩm báo chí. Song, nhà báo sẽ sử dụng để làm bằng chứng
hoặc nghe lại băng ghi âm để thông tin đầy đủ và chính xác hơn
nội dung phiên tòa. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định tại dự
thảo thì việc ghi âm như nêu trên là vi phạm, có thể bị xử phạt với
mức rất cao và bị tịch thu phương tiện.
Nhà báo
TUYẾT MAI
,
báo
Tuổi Trẻ
.
MINH CHUNG
ghi
Họ đã nói
Việc ban hành chế tài đối với những
hành vi cản trở hoạt động tố tụng là
cần thiết, tuy nhiênmột số hành vi
được đề xuất xử phạt lại chưa tương
thích với luật, thậm chí không thỏa
mãn về cấu thành củamột vi phạm
hành chính.
Phápđình tônnghiêm, báo chí cũng cầnđược tạođiềukiện
(Tiếp theo trang1)
Trừ những phiên tòa liên quan
đến bí mật quốc gia, bí mật quân sự
hoặc ảnh hưởng đến thuần phong
mỹ tục, những phiên tòa còn lại đều
được mở công khai, người từ 16 tuổi
trở lên đều được dự khán. Qua đó, người dân và báo chí
có thể giám sát và đưa tin hoạt động xét xử của tòa. Có
nhiều vụ án, tòa án còn khuyến khích báo chí đưa tin
nhằm tuyên truyền pháp luật, qua đó truyền tải thông
điệp mang tính răn đe, phòng ngừa chung. Đây cũng là
một trong những chức năng của báo chí, góp phần thúc
đẩy tiến bộ xã hội.
Để phiên tòa được diễn ra trang nghiêm, trật tự, pháp
luật tố tụng (Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân
sự, Luật Tố tụng hành chính…) đều có điều khoản quy định
về nội quy phiên tòa. Theo đó, những người tiến hành tố
tụng, những người tham gia tố tụng hoặc những người dự
khán khác phải tuân thủ nội quy cùng sự điều hành của chủ
tọa phiên tòa. Đó là quy định có giá trị pháp lý cao nhất,
mọi quy định ở các văn bản pháp luật thấp hơn (trong đó có
pháp lệnh) phải được “dẫn chiếu” từ đây, không được quy
định “vượt luật”.
Trong dự thảo pháp lệnh nêu trên có quy định nhà
báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh
HĐXX không được sự đồng ý của chủ tọa sẽ bị phạt
7-15 triệu đồng (nếu phát trực tiếp thì mức phạt 15-30
triệu đồng).
Tuy nhiên, Nội quy phiên tòa (Điều 256 Bộ luật Tố tụng
hình sự) không quy định việc ghi âm, ghi hình…, gồm cả
ghi âm, ghi hình HĐXX phải xin phép chủ tọa. Liệu quy
định như trong dự thảo pháp lệnh có “vượt” quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự?
Ngoài ra, dự thảo pháp lệnh quy định xử phạt nhà báo
nếu họ không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất
trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự
phiên tòa. Trong khi đó, Điều 25 Luật Báo chí 2016 chỉ quy
định “khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà
báo”. Quy định của dự thảo pháp lệnh dường như chưa
thật sự phù hợp với Luật Báo chí.
Đặc biệt, dự thảo pháp lệnh quy định những người
có thẩm quyền xử phạt còn xử phạt cả nhà báo nếu nhà
báo đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng
của tòa án. Trên thực tế, việc báo chí/nhà báo đưa tin
sai sự thật xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó
chủ yếu là do thu thập thông tin chưa đầy đủ, dẫn đến
thông tin thiếu khách quan, chưa đúng sự thật… Khi
đăng tin sai, báo chí sẽ phải thực hiện cải chính, hoặc/
và bị xử phạt theo Nghị định 119/2020 (sửa đổi, bổ
Pháp lệnh chỉ nên
quy định việc xử
phạt hành vi ghi
âm, ghi hình của
nhà báo khi chưa
xin phép tại các
phiên tòa xét xử kín
mà không bao gồm
các phiên tòa, phiên
họp công khai.
Nhà báo TuyếtMai,
báo
Tuổi Tr
ẻ.
Ảnh: NVCC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook