186-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư17-8-2022
khoản 1 Điều 491 Bộ luật Tố
tụng dân sự2015; khoản 1Điều
467 Bộ luật Tố tụng hình sự
2015 cũng không hề có điều
khoản nào quy định hành vi
ghi âm, ghi hình của nhà báo
tại các phiên xử công khai
phải được sự đồng ý của chủ
tọa phiên tòa. Bản thân Điều
9 Luật Báo chí cũng không
xem việc ghi âm, ghi hình của
nhà báo tại các phiên xử công
khai là hành vi bị nghiêm cấm.
Do đó, pháp lệnh chỉ nên
quy định việc xử phạt hành
vi ghi âm, ghi hình của nhà
báo khi chưa xin phép tại các
phiên tòa xét xử kín mà không
bao gồm các phiên tòa, phiên
họp công khai.
lệnh:
Chồng chéo quy định xử phạt
Về nguyên tắc, một hành vi tuy trái pháp luật nhưng nếu đã
được quy định chế tài trong nghị định xử phạt chuyên ngành
thì không thể xem là hành vi cản trở hoạt động tố tụng để xử
phạt trong pháp lệnh, vì như thế là tạo ra sự chồng chéo, mâu
thuẫn trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Điều 22 dự thảo pháp lệnh quy định xử phạt hành vi đưa tin
sai sự thật, trong đó có các điều khoản riêng áp dụng đối với
nhà báo.Tuy không nói rõ là đưa tin sai sự thật trên phương tiện
gì nhưng có lẽ theo nhà làm luật, việc đưa tin này phải trên các
sản phẩm báo chí như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Điều này có nghĩa là nếu việc đưa tin sai sự thật được thực
hiện trên nền tảngmạng xã hội như Zalo, Facebook…thì người
đưa tin sai sự thật sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020. Lúc
này đây, chủ thể có thẩm quyền sẽ xử phạt người đưa tin sai
sự thật với tư cách là chủ thể thông thường - tức cá nhân vi
phạm chứ không phải với tư cách chủ thể đặc biệt là nhà báo.
Việc pháp lệnh quy định xử phạt nhà báo đưa tin sai sự thật
thì dường như đang hướng tới một địa chỉ cụ thể là sản phẩm
báo chí. Nếu như vậy thì lại có sự không thống nhất với các quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí
được nêu ở Nghị định 119/2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).
Hiện nay, Điều 8 Nghị định 119/2020 quy địnhmức tiền phạt
rất cụ thể đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật với
mức phạt lên đến 100 triệu đồng và được áp dụng đối với cơ
quan báo chí. Điều này là hợp lý, bởi lỗi trong trường hợp này
thuộc về cơ quan báo chí (lỗi trong việc thu thập, thẩm định,
biên tập và đăng, phát thông tin) chứ không thuộc về cá nhân
nhà báo nào cả.
Cũng cần lưu ý thêm là trongquá trình tác nghiệp, nhà báo có
thể là người trực tiếp tìmkiếmvà đưa thông tin về cho cơ quan
báo chí nhưng thông tin này là chưa chính thức mà chỉ ở dạng
tiềmnăng. Một khi ở dạng tiềmnăng thì không thể đánh giá là
sai sự thật hay đúng sự thật. Thông tin tiềmnăng nàymuốn trở
thành tin chính thức phải trải qua hàng loạt khâu thẩm định,
biên tập và được đăng tải công khai trên ấn phẩm báo chí.
Khi đã được thể hiện trên ấn phẩm báo chí mà được chứng
minh là sai sự thật thì cơ quan báo chí sẽ bị xử phạt theo Điều
8 Nghị định 119/2020 như đã nêu trên. Do đó, việc pháp lệnh
quy định xử phạt hành vi “đưa tin sai sự thật” của nhà báo là
không thỏa đáng và cũng không thỏa mãn về cấu thành của
một vi phạm hành chính.
TUYẾNPHAN
N
gày 16-8, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 28 bị cáo
trong vụ bán rẻ đất vàng xảy ra tại Tổng công ty Sản
xuất - Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công
ty 3/2) và một số đơn vị liên quan.
Nhờ người đứng tên góp vốn
Để thực hiện dự án tại khu đất 43 ha, bị cáo Nguyễn Văn
Minh (cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2) bàn bạc với con rể là
Nguyễn Đại Dương tìm đối tác đầu tư. Năm 2010, Dương
cùng một số người thành lập Công ty Âu Lạc.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ hai,
Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 153 tỉ đồng, trong đó ông
Dương Đình Tâm góp 68,85 tỉ đồng (chiếm 45%), từng là
tổng giám đốc - người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên,
theo cơ quan tố tụng, ông Tâm chỉ là người đứng tên góp
vốn thay Dương.
Được triệu tập tới tòa với tư cách nhân chứng, ông Tâm
cho biết năm 2010, ông được Dương nhờ ký một số giấy
tờ nhưng “không đọc, Dương đưa thì ký”. Đến năm 2015,
ông Tâm trả lại các giấy tờ trên cho Dương. Dương viết
một tờ giấy xác nhận thể hiện ông Tâm chỉ là người đứng
tên 45% cổ phần tại công ty giúp cho Dương. “Thực tế,
tôi không có tiền để mà góp vốn vào công ty. Lúc đó chỉ
là người bán thịt heo” - ông Tâm nói.
Tại tòa, bị cáo Dương lại khai rằng việc thành lập Công
ty Âu Lạc là do các cổ đông của công ty thực hiện và ông
chỉ “biết sơ sơ”, chứ không tham gia. Năm 2010, khi ông
Minh kể rằng Tổng công ty 3/2 đang gặp rất nhiều khó
khăn, bị cáo mới kết nối để cha vợ với một số người bạn
thành lập liên doanh.
“Bị cáo hoàn toàn không tham gia quá trình liên doanh
thành lập công ty sân sau như cáo buộc. Chỉ khi VKS ra
cáo trạng, bị cáo mới biết Công ty Âu Lạc đã chuyển tiền
cho Tổng công ty 3/2” - Dương giải thích. Bị cáo nói có
biết Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng khu đất 43 ha cho
Công ty Âu Lạc nhưng không tham gia phi vụ này.
Bị cáo Dương thừa nhận có viết bản cam kết thể hiện
nhờ ông Tâm đứng tên giúp 45% vốn điều lệ tại Công ty
Âu Lạc nhưng cho rằng mình cũng chỉ được người khác
nhờ đứng tên khi cam kết.
Trong khi đó, theo VKS, việc thành lập Công ty Âu
Lạc cũng như toàn bộ hoạt động của công ty tại liên
doanh Công ty Tân Phú đều do Dương chỉ đạo. Quá trình
hợp tác, Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng trái phép khu
đất 43 ha và 30% vốn tại Công ty Tân Phú cho Công ty
Âu Lạc, dẫn tới thất thoát số tiền hơn 984 tỉ đồng.
“Không được hưởng lợi một đồng”
Để thực hiện dự án tại khu đất 145 ha, bị cáo Minh tiếp
tục tìm kiếm đối tác thành lập liên doanh Công ty Tân
Thành. Một trong những đơn vị được cựu chủ tịch Tổng
công ty 3/2 đưa vào liên doanh là Công ty TNHH Phát
Triển.
VKS xác định Công ty TNHH Phát Triển do Nguyễn
Thục Anh (con gái bị cáo Minh) nắm giữ 51% vốn điều
lệ, đồng thời là chủ tịch Hội đồng thành viên.
Quá trình thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty 3/2, bị
cáo Minh chỉ đạo cấp dưới loại trừ khu đất 145 ha ra khỏi
giá trị doanh nghiệp, rồi sử dụng để góp vốn vào Công ty
Tân Thành, gây thiệt hại hơn 4.000 tỉ đồng.
Tiếp đó, để có tiền thanh toán dư nợ tại Tổng công ty 3/2,
ông Minh cùng con
gái và các đồng phạm
tìm cách nâng giá trị
Công ty Tân Phú lên
nhiều lần, sau đó mua
lại 19% vốn điều lệ
nhằm chiếm đoạt hơn
815 tỉ đồng tiền chênh
lệch.
Trả lời trước HĐXX, Nguyễn Thục Anh khai chỉ đứng
tên ở Công ty TNHH Phát Triển thay cha mình, việc mua
bán cổ phần do ông Minh quyết định. “Bị cáo có hưởng
lợi gì sau các giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần
không?” - chủ tọa truy vấn. Nữ bị cáo khẳng định “không
được hưởng lợi một đồng nào”.
Vẫn theo Thục Anh, thời điểm đứng tên công ty thay
cha, bị cáo mới chỉ 19 tuổi nên không hiểu được hết các
vấn đề. “Bị cáo xin nhận trách nhiệm nên mong được
xem xét về vai trò của mình. Bị cáo cam đoan nếu thật
sự biết bản chất của các hợp đồng là sai phạm thì không
bao giờ ký. Hơn nữa, bị cáo tin rằng không có người cha
nào làm hại con gái cả nên nếu biết việc làm của mình
cấu thành tội tham ô, chắc chắn không bao giờ cha bị cáo
làm” - nữ bị cáo trình bày.•
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: UYÊNTRANG
Vụ đất vàng Bình Dương: Các
bị cáo đều khai không biết
Con gái cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2 cho rằng chỉ đứng tên
ở công ty thay cha.
sung bởi Nghị định 14/2022).
Hơn nữa, như đã nói, việc đưa tin sai ấy chủ yếu xuất
phát từ những sai lầm trong thu thập và xử lý thông tin,
và sai chỉ vì… sai thôi chứ không nhằm cản trở hoạt
động tố tụng. Vì vậy, nếu chỉ vì đưa tin về nội dung vụ
án sai mà bị quy buộc “nhằm cản trở hoạt động tố tụng”
để bị phạt như quy định trong dự thảo pháp lệnh là điều
chưa thật sự thỏa đáng…
Tóm lại, ai cũng thấy việc ban hành pháp lệnh là cần
thiết nhằm bảo đảm hoạt động tố tụng được diễn ra bình
thường, đúng quy định. Tuy nhiên, với những điều còn băn
khoăn nói trên, thiết nghĩ cơ quan soạn thảo và cơ quan
ban hành cần cân nhắc thêm để hoạt động thông tin, tuyên
truyền của báo chí được thông thoáng nhằm đáp ứng quyền
được biết của người dân.
NGÔ THÁI BÌNH
Báo chí phản ánh mới biết đất vàng
bị bán
ÔngTrầnThanhLiêm, cựuchủ tịchUBNDtỉnhBìnhDương,
bị cáobuộc cùngnhiều lãnhđạo tỉnhnày khôngngăn chặn
mà còn chấp thuận cho Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng
trái phép khuđất 43 ha và 30%vốngóp tại Công tyTân Phú.
Tại tòa, ông Liêm thừa nhận có tham gia cuộc họp của
Tỉnh ủy năm 2017 để xem xét nhiều nội dung, bao gồm
các đề nghị khi ấy của Tổng công ty 3/2. Tại cuộc họp, ông
khôngđượcnhận tài liệumà chỉ nghephóchánhvănphòng
trình bày tóm tắt,“không trình bày kỹ”. Mãi đến năm 2019,
khi báo chí phản ánh, ông mới biết Tổng công ty 3/2 đã
chuyển nhượng khu đất 43 ha.
Về quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp không
bao gồm khu đất 145 ha, bị cáo nói ký theo đề xuất của
các đơn vị liên quan, dựa trên nghị quyết của Tỉnh ủy, tờ
trình của văn phòng…
Bị cáo Minh chỉ đạo cấp
dưới loại trừ khu đất 145
ha ra khỏi giá trị doanh
nghiệp, rồi sử dụng để
góp vốn vào Công ty Tân
Thành, gây thiệt hại hơn
4.000 tỉ đồng.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook