16
Quốc tế -
Thứ Tư14-9-2022
Lạm phát toàn cầu
có thể sẽ sớm chấm dứt
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Bloomberg
nhận
định trong những tuần
gần đây giá các nguyên
liệu thô chủ chốt như dầu
mỏ, kim loại hay bột mì đã
dần chững lại, nhờ đó giúp
giảm áp lực cho hàng hóa
công nghiệp, thực phẩm trên
thị trường toàn cầu và khiến
người tiêu dùng dễ thở hơn.
Các chuỗi cung ứng giữa các
nước cũng đang được nối
lại sau khi tác động của đại
dịch COVID-19 dần được
khắc phục. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là nền
kinh tế toàn cầu có thể sớm
hồi phục như cũ và các ngân
hàng trung ương lớn vẫn cần
phải tiếp tục chiến dịch kiểm
soát lạm phát của mình.
Nhiều điểmsáng trong
nỗ lực đẩy lùi lạmphát
Theoghinhậncủa
Bloomberg
,
giá dầu thô Brent đã giảm
khoảng 20% kể từ đầu tháng
6. Giá các mặt hàng khác
như kim loại, gỗ và chip nhớ
cũng đang giảm dần, còn chỉ
số giá thực phẩm của Liên
Hợp Quốc đã tụt tới gần 9%
trong tháng 7, đạt mức giảm
mạnh nhất kể từ năm 2008.
Nguyên nhân chính giúp giá
nguyên liệu thô hạ nhiệt được
cho do nhu cầu tiêu dùng đi
xuống. Người tiêu dùng đang
dần thay đổi thói quen mua
sắm khi chi tiền nhiều hơn
cho dịch vụ và hạn chế mua
hàng hóa. Dù vậy, sự chuyển
biến này cũng phần nào phản
ánh tình hình tài chính khó
khăn của nhiều hộ gia đình.
Bên cạnh đó, tuy giá nguyên
liệu đầu vào giảm, nhiều
chuyên gia vẫn cảnh báo châu
Âu có khả năng rơi vào suy
thoái trong những tháng tới
do cuộc khủng hoảng năng
lượng đang trở nên tồi tệ hơn
khi mùa đông tới gần.
Mặt khác, chi phí để vận
chuyển hàng hóa đến tay
người tiêu dùng cũng đã rẻ
hơn bởi các chuỗi cung ứng
đang từ từ phục hồi sau cú sốc
đại dịch. Chỉ số áp lực chuỗi
cung ứng toàn cầu của Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
chi nhánh New York tháng
này đã giảm xuống mức thấp
nhất kể từ đầu năm ngoái.
Trả lời phỏng vấn, một đại
diện giới doanh nghiệp là
Chủ tịch của hãng cung ứng
linh kiện Motion Industries
(Mỹ) Randy Breaux cho biết:
“Trong thời gian bùng phát
đại dịch, tổng các đơn hàng
của chúng tôi chỉ đạt 65%
công suất nhưng hiện giờ, tỉ
lệ này đã tăng tới 90%”.
Chính vì vậy, các nhà phân
tích tại ngân hàng đầu tư
JPMorgan Chase (Mỹ) ước
tính rằng chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)toàncầusẽgiảmcòn5,1%
trong nửa cuối năm nay - gần
bằngmột nửa so với mức đỉnh
tháng 6. Chuyên gia kinh tế
Bruce Kasman của JPMorgan
Chase còn khẳng định là cơn
bão lạm phát toàn cầu “đang
bắt đầu dịu đi”. Tuy nhiên,
điều này không đồng nghĩa
với việc thế giới sẽ sớm trở
lại thời kỳ lạm phát thấp như
trước đại dịch COVID-19.
Vẫn cần cảnh giác
với rủi ro mới
Theo chuyên gia Robert
Dent thuộc Công ty chứng
khoán Nomura Securities
(Nhật), một tình trạng nguy
hiểm hơn lạm phát quay lại
lúc này là nền kinh tế toàn cầu
bị vướng vào “vòng xoáy tiền
lương - giá cả”.
Cụ thể, khi giá hàng hóa
đã giảm phần nào thì giá nhà
thuê vẫn đang tiếp tục tăng
cao do người lao động không
đủ tiền mua nhà ở. Đồng
Đỉnh lạm phát đã đến rất gần
Một số nhà nghiên cứu tin rằng lạm phát sẽ không
trở lại mức trước đại dịch vì thế giới sắp sửa bước sang
một năm mới. Xu hướng toàn cầu hóa đang yếu đi và
thế giới sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho việc bảo vệ môi
trường, chống biến đổi khí hậu. Trong một báo cáo mới
đây, chuyên gia Dario Perkins của Công ty tài chính TS
Lombard (Anh) đã dự đoán rằng những động lực như
trên sẽ kết hợp với nhau và tạo ramột giai đoạnmới cho
nền kinh tế toàn cầu.
Ông Perkins cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ
“cố gắng ngăn chặn bất kỳ sự thay đổi nào quá đột ngột,
ngay cả khi phải đánh đổi bằng suy thoái”. “Nhưng họ
không thể cản trở sự thay đổi toàn hệ thống, kỷ nguyên
lạm phát thấp đã chấm dứt” - ông cho biết.
Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia vẫn cho rằng giai
đoạn tồi tệ nhất của đợt lạm phát này đã dần đi qua.
Chuyên gia Priyanka Kishore của Công ty phân tích thị
trường Oxford Economics (Anh) khẳng định đỉnh lạm
phát đã đến rất gần và sẽ sớmxuất hiện.Tất nhiên là sẽ có
một số ngoại lệ nhưng chủ yếu là do các yếu tố đặc trưng
của quốc gia, chứ không phải do áp lực giá cả toàn cầu.
Fed dự kiến sẽ cómột phiên
họp vào ngày 20-9 tới để cân
nhắc lầnđiều chỉnh lãi suất tiếp
theo.Giớiquansáttinrằngnhiều
khả năng Fed sẽ có đợt nâng
lãi suất lên thêm0,75% lần thứ
ba liên tiếp, sau khi mức tăng
này đã được áp dụng hai lần
trong các cuộc họp vào tháng
6 và tháng 7.
Tiêu điểm
Giá dầu thô Brent đã
giảmkhoảng 20% kể
từ đầu tháng 6. Giá
các mặt hàng khác
như kim loại, gỗ và
chip nhớ cũng đang
giảmdần, còn chỉ số
giá thực phẩm của
LiênHợp Quốc đã
tụt tới gần 9% trong
tháng 7, đạt mức
giảmmạnh nhất kể
từ năm2008.
thời, thị trường lao động thu
hẹp cũng khiến nhiều doanh
nghiệp thuộc ngành dịch vụ
bắt buộc phải tăng lương để
giữ người và chấp nhận đẩy
phần chi phí chênh lệch sang
người tiêu dùng để duy trì lợi
nhuận. Tất cả điều này đều có
thể gây thêm áp lực lên lạm
phát vào năm 2023 và thậm
chí cả những năm sau nữa.
Chính vì vậy, các ngân hàng
trung ương lớn trên toàn cầu
dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất
ngay cả khi lạmphát đạt đỉnh.
Chủ tịch Fed Jerome Powell
mới đây đã có một bài phát
biểu về các biện pháp chống
lạm phát tại hội nghị thường
niên Jackson Hole. Trong bài
phát biểu củamình, ông tuyên
bố Fed sẽ quyết tâm thắt chặt
các chính sách tiền tệmột cách
mạnh tay để chế ngự lạmphát,
bất chấpmột số thiệt hại vềkinh
tế. Đồng thời, ôngPowell cũng
để ngỏ khả năngFed sẽ tiếp tục
tăng lãi suất thêm0,75% trong
thời gian tới.
Chuyên gia Anna Wong
thuộc bộ phận phân tích thị
trườngBloombergEconomics
thậm chí còn nhận định rằng
Fed sẽ phải nâng lãi suất lên
mức 5%để giải quyết bài toán
lạm phát của Mỹ.
NgânhàngTrungương châu
Âu (ECB) vàNgânhàngTrung
ươngAnh (BoE) đều dự định
sẽ nâng lãi suất lần nữa vào
tháng 9 tới. Ủy viên Ban điều
hànhECBIsabel Schnabel còn
lên tiếng kêu gọi những ngân
hàng trung ương ở các nước
trong khu vực “cần phải mạnh
mẽ hơn nữa” để kiểm soát đà
tăng của giá cả.
Hồi tháng 8, chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) ở khu vực đồng
Euro tăng 8,9% so với cùng
kỳ 2021, CPI của Liên minh
châu Âu (EU) còn vọt lên tới
9,8%, tỉ lệ lạm phát ở Mỹ là
8,5%. Chi phí sinh hoạt tăng
cao cùng với tình trạng khủng
hoảng năng lượng đã khiến
chính quyền nhiều nước châu
Âu lo ngại.•
Một nhân viên làmviệc tại sàn giao dịch chứng khoán TPNewYork, Mỹ ngày 8-9. Ảnh: CNN
Azerbaijan“ra tay”giải cơnkhát khí đốt của châuÂu
Azerbaijan sẽ tăng xuất khẩu khí đốt sang
châu Âu lên hơn 30% trong năm nay trong
bối cảnh EU nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc
vào nguồn cung năng lượng từ Nga.
Theo hãng tin
AFP
, Bộ trưởng Năng lượng
Azerbaijan Parviz Shahbazov ngày 12-9 cho
hay: Trong tám tháng đầu năm nay, nước này
đã cung cấp cho châu Âu 7,3 tỉ m
3
khí đốt
tự nhiên. “Tổng khối lượng (khí đốt) cung
cấp cho châu Âu trong năm 2022 sẽ lên tới
12 tỉ m
3
, tăng 31% so với năm 2021” - ông
Shahbazov viết trên Twitter.
Bộ trưởng Năng lượng Azerbaijan cũng cho biết sản
lượng khí đốt đã tăng gần 10%, đạt 30,6 tỉ m
3
trong thời
gian từ tháng 1 đến tháng 8-2022.
Vào ngày 7-9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der
Leyen đề nghị các quốc gia thành viên thống
nhất áp đặt giá trần đối với khí đốt Nga. Đáp lại,
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo sẽ cắt
mọi nguồn cung năng lượng với bất kỳ quốc gia
nào áp đặt giá trần với dầu hoặc khí đốt Nga.
Vào tháng 7, EU vàAzerbaijan đã ký biên bản
ghi nhớ, theo đó Baku sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu
khí đốt cho Brussels lên ít nhất 20 tỉ m
3
mỗi năm
đến năm 2027. Thỏa thuận cũng quy định việc
mở rộng Hành lang khí đốt phía Nam chạy qua
Azerbaijan, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Vào tháng 5, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý ngừng hầu
hết nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay, như một
phần biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow liên quan
chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine. Tuy
nhiên, EU chưa đưa ra lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt
Nga. Năm 2021, Nga cung cấp cho EU tới 155 tỉ m
3
khí
đốt, đáp ứng gần 40% nhu cầu của khối này.
Nga bắt đầu giảm lượng khí đốt cung cấp cho EU, buộc
khối này phải chuẩn bị kế hoạch giảm nhu cầu khí đốt để
vượt qua mùa đông sắp tới.
Tổng thống Putin đã bác bỏ những cáo buộc của
phương Tây rằng Nga đang sử dụng xuất khẩu năng lượng
của mình như một “vũ khí”, quy trách nhiệm cho EU về
sự gián đoạn hiện tại trong việc cung cấp khí đốt cho lục
địa này. Chủ nhân điện Kremlin tuyên bố Nga có thể dễ
dàng bán dầu và khí đốt trên khắp thế giới.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ
chức ở TP Vladivostok vào ngày 7-9 vừa qua, ông Putin
cho biết đường ống Nord Stream dẫn khí từ Nga tới Đức
“thực tế đã ngừng hoạt động” và sẽ vẫn như vậy vì tuabin
cuối cùng đã không còn hoạt động.
TRÙNG QUANG
Bộ trưởngNăng lượng
Azerbaijan Parviz
Shahbazov. Ảnh: APA
Giới chuyên gia cho rằng giá cả trên thị trường toàn cầu đang dần cải thiện, áp lực lạmphát đang nhẹ dần.
Dù vậy, các ngân hàng trung ương có thể vẫn sẽ tiếp tục siết chặt chính sách tài khóa.