209-2022 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư14-9-2022
Bà Rịa-Vũng Tàu đã hỏi ý kiến các bộ, ngành
Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa-VũngTàu đã hỏi ý kiến các bộ, ngành. Tháng
4-2022, Bộ TN&MT có văn bản trả lời. Theo đó đối với các chất thải nạo vét
nếu đổ trong đất liền thì căn cứ Điều 53 Nghị định 158/2016 hướng dẫn
thi hành Luật Khoáng sản, DN phải có hồ sơ đăng ký khối lượng, quy trình
để làm căn cứ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Ngày 14-7, Bộ TN&MT tiếp tục có văn bản trả lời nếu áp dụng Điều 50
Nghị định 158 thì sau nạo vét vật chất phải sử dụng ngay tại dự án đó. Đây
cũng là một vướng mắc và tỉnh đã tổ chức gặp gỡ các DN, đồng thời đăng
ký làm việc với Bộ TN&MT.
Giữa tháng 8-2022, tại chuyến làm việc có đại diện bốn DN, Bộ TN&MT
cũng đã trả lời rõ nếu là vật chất nạo vét thì tiến hành đổ tại khu A, còn
khu B tỉnh xem xét, đánh giá lại. Nếu các DN đổ trong đất liền tại tỉnh và
các tỉnh lân cận thì hiện nay áp dụng theo Luật Khoáng sản và có tính phí.
Ngoài ra, các khu vực tiếp nhận đổ thải đều có đánh giá ĐTM. Tuy nhiên,
đây không phải là khu vực các tỉnh lân cận quy hoạch là khu đổ thải mà đây
chỉ là các khu san lấp, đánh giá ĐTM để san lấp chứ không phải là cho vấn
đề đổ thải nên không thể xem xét để không tính các loại phí.
giải quyết khó khăn này cho các DN.
Công ty TNHH LDDV Container
quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (SSIT)
trao đổi thêm: Thực tế thì việc duy
tu nạo vét trước bến phát sinh khối
lượng rất ít. Trong khi nếu muốn đổ
thải ngoài điểm A, chi phí làm thủ
tục phải mất 40%-50% tổng chi phí
nạo vét. Do vậy DN tìm một đơn vị
khác để vận chuyển vật chất nạo vét
đi đổ trên bờ với mong muốn tiết
kiệm chi phí.
“Bên nhận bùn thải xử lý tiếp theo
ra sao họ đã có giấy phép, đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) của Bộ
TN&MT. Việc đổ thải tại địa phương
khác đều phải báo cáo tỉnh và nơi
nhận. Hồ sơ cũng được gửi lại cho
tỉnh và khi nạo vét, Sở TN&MT đều
không có ý kiến phải đóng phí, thuế
khoáng sản” - DN này cho biết.
Xem xét lại việc truy thu
đổ thải
Trả lời các DN, ông Nguyễn Văn
Hải, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, cho hay đến nay
công suất khu A chưa đạt và trong
năm năm tới vẫn đảm bảo cho việc
đổ bùn thải.
Tỉnh cũng quy hoạch khu B tại
khu vực sông Mỏ Nhát diện tích
163 ha. Khu vực này dự kiến nhận
khối lượng 3,2 triệu m
3
. Tuy nhiên,
khi đổ thí điểm, việc nạo vét ảnh
hưởng đến sinh thái môi trường rừng
phòng hộ khu vực này. Do đó tỉnh
dừng lại để đánh giá ĐTM nhưng
cũng sắp thông qua để cho các DN
tiến hành đổ thải.
Theo ông Hải, từ năm 2016 đến
nay một số DN có hình thức kết hợp
với một số nhà đầu tư, các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài tỉnh có nhu
cầu để xử lý bùn thải nạo vét. “Nếu
xác định đây là chất thải nạo vét
đưa ra khu A đổ không có vấn đề
gì. Tuy nhiên, đổ trong đất liền, tận
thu nó là vật liệu san lấp thì đây là
khoáng sản, vật liệu xây dựng thông
thường thì phải bị chi phối bởi Luật
Khoáng sản và phải tính tiền” - ông
Hải nêu rõ.
Còn việc truy thu đối với khối
lượng vật chất nạo vét đã đưa đi san
lấp trước đây, Sở TN&MT sẽ xem
xét lại vấn đề này. “Chúng tôi sẽ
làm việc với Cục Thuế, xin ý kiến
TRÙNGKHÁNH
Đ
ại diện các doanh nghiệp (DN)
cảng khu vực Cái Mép - Thị
Vải vừa tiếp tục kiến nghị cơ
quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Chính phủ sớm xử lý vướng
mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục và
quy định đối với hoạt động nạo vét
duy tu khu nước trước bến cảng này.
Đổ trên bờ phải đóng tiền
khai thác khoáng sản
Đại diện Công ty TNHH Cảng
quốc tế Cái Mép (CMIT) cho biết
các DN cảng hoạt động duy tu nạo
vét hằng năm để đảm bảo độ sâu,
an toàn kỹ thuật mớn nước trước
bến cho tàu hàng ra vào, cảng hoạt
động hiệu quả.
Trước đây các DN cảng khu vực
Cái Mép - Thị Vải vẫn tiến hành
đổ vật chất nạo vét tại khu A ngoài
khơi biển Vũng Tàu theo quy định.
Từ năm 2016, do một số thủ tục
liên quan đến nhận chìm chất thải
kéo dài, các DN cảng có xu hướng
đổ thải trên bờ để tránh ảnh hưởng
đến tiến độ công việc.
Tuy nhiên, khi tiến hành đổ bùn
thải trên bờ trong hay ngoài tỉnh,
Sở TN&MT tỉnh yêu cầu DN cảng
phải đóng thuế tài nguyên, phí bảo
vệ môi trường, tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản (bao gồm truy thu
đối với cả các dự án duy tu nạo vét
trước đây).
“Với các DN cảng khi đăng ký
sản xuất, kinh doanh thì chức năng
chính của cảng là khai thác cảng,
theo luật hàng hải. Khi áp dụng thuế
khoáng sản theo Luật Khoáng sản,
đây là điều vô lý đối với một DN
cảng” - đại diện CMIT nêu.
16 DN cảng tại khu vực Cái Mép
- Thị Vải cũng đã có văn bản đồng
kiến nghị đến các cơ quan chức năng
của tỉnh, Chính phủ. Cạnh đó, Hiệp
hội Cảng biển Việt Nam cũng đã có
văn bản kiến nghị để các cơ quan
CácdoanhnghiệpkhuvựccảngCáiMép-ThịVảiđãcókiếnnghịlênVănphòngChínhphủnhằmgiảiquyết,tháogỡkhókhăn.Ảnh:TK
Có nên bỏ thu phí nạo vét
ở Cái Mép - Thị Vải?
Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn giữ quan điểmvật chất nạo vét đổ trong đất liền, tận thu thì đây là
khoáng sản, vật liệu xây dựng và phải tính tiền.
tỉnh, Bộ TN&MT để làm rõ” - ông
Hải thông tin.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch
UBND tỉnh, cho biết đã tiếp thu kiến
nghị của các DN. Ông đánh giá phần
kiến nghị của DN cảng biển liên quan
đến vấn đề nạo vét, xử lý, nơi đổ bùn
thải, thủ tục pháp lý… Qua trả lời
của Sở TN&MT nhận thấy các DN
chưa thỏa đáng với phần trả lời này,
cần trao đổi thêm.
Theo ông Thọ, tỉnh cũng đã tiếp
nhận từ trước và có họp với các DN,
sau đó làm việc với các bộ, ngành.
Đến nay tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan
chuyên môn tiếp nhận hồ sơ của các
DN để thẩm định, nghiên cứu. Ông
Thọ khẳng định tỉnh sẽ xem xét vấn
đề có hồi tố trong truy thu thuế với
phần các DN đã tiến hành đổ thải
hay không.•
KhánhHòa trìnhđồánquyhoạchđô thịmới CamLâmrộng54.700ha
Chủ tịch UBND tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu cho
rằng qua trả lời của Sở
TN&MT nhận thấy các
DN chưa thỏa đáng với
phần trả lời này, cần trao
đổi thêm.
Ngày 13-9, nguồn tin
Pháp Luật TP.HCM
cho biết ông
Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, đã có
tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về việc
thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị mới
Cam Lâm đến năm 2045.
Theo đồ án, khu vực nghiên cứu lập đồ án có tổng diện
tích hơn 54.700 ha, gồm 14 đơn vị hành chính huyện Cam
Lâm. Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2045.
Đô thị mới Cam Lâm được định hướng là đô thị sân bay
tầm quốc tế, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí
cấp quốc gia và là hạt nhân phát triển của khu vực, thế giới.
Đô thị Cam Lâm sẽ được chia làm ba khu vực với đặc
trưng hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Trong đó, khu vực 1 là đồng bằng trung tâm và hai bên đầm
Thủy Triều với định hướng hình thành, phát triển dịch vụ
thương mại, đô thị…
Khu vực 2 là phía bắc định hướng sẽ phát triển khu đô
thị dịch vụ công nghiệp, trung tâm công nghiệp - logistics,
dịch vụ du lịch. Còn khu vực 3 là vùng núi đồi phía tây với
thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho phát triển lâm nghiệp,
chăn nuôi và du lịch sinh thái, leo núi.
Ngoài ra, đô thị cũng được định hướng thành các phân
khu chức năng. Gồm phân khu 1 là khu du lịch bắc bán đảo
Cam Ranh. Phân khu 2 là khu đô thị sinh thái, dịch vụ công
nghiệp. Phân khu 3 là khu đô thị sinh thái đẳng cấp quốc
tế. Phân khu 4 là khu đô thị trung tâm. Phân khu 5 là khu
ở, vui chơi quốc tế. Phân khu 6 là khu dân cư, du lịch sinh
thái. Phân khu 7 là khu ở sinh thái, nghỉ dưỡng Hòn Bà.
Theo ông Tuân, đồ án quy hoạch chung đô thị mới Cam
Lâm đến năm 2045 là công cụ quan trọng, cần thiết để triển
khai các nội dung liên quan nhằm phát triển huyện Cam
Lâm thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc
tế. Tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét thẩm
định đồ án để hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét phê duyệt.
HUỲNH HẢI
HuyệnCamLâmđượcđịnhhướngpháttriểnthànhđôthịsânbay
hiệnđại.Ảnh:HH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook