3
Thời sự -
Thứ Tư14-9-2022
LƯUĐỨC
(Theo chinhphu.vn)
S
áng 13-9, Thủ tướng
Phạm Minh Chính,
Trưởng Ban chỉ đạo
(BCĐ) quốc gia phòng chống
dịch COVID-19, chủ trì phiên
họp lần thứ 17 của BCĐ.
Khẩn trương tháo gỡ
vướng mắc về
thể chế đấu thầu
Tại kết luận phiên họp, Thủ
tướng yêu cầu các bộ Y tế,
KH&ĐT, Tài chính, UBND
tỉnh, TP trực thuộc trung ương
phải khắc phục bằng được,
sớm chấmdứt tình trạng thiếu
thuốc, vật tư, trang thiết bị y
tế cho hoạt động khám chữa
bệnh, đặc biệt là cho phòng
chống dịch COVID-19, sẵn
sàng cho trường hợp dịch
diễn biến phức tạp.
Thủ tướng đặc biệt yêu cầu
Bộ Y tế khẩn trương tiếp thu
ý kiến các thành viên Chính
phủ, hoàn chỉnh và trình ban
hành nghị quyết của Chính
phủ về bảo đảm thuốc, trang
thiết bị, thanh toán chi phí
minh bạch cho việc mua sắm.
Đồng thời, kiên quyết phòng
chống tham nhũng, tiêu cực,
lãng phí trong công tác này.
Không quên “bài học
xương máu” thiếu
vaccine
Thủ tướng yêu cầu phải
Thủ tướng: Phải khắc phục bằng được
tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
khám chữa bệnh bảo hiểm y
tế. Đồng thời, các bộ, ngành,
địa phương phát huy tinh thần
trách nhiệm cao nhất của các
tổ chức, cá nhân trong công
việc đấu thầu, mua sắm thuốc,
vật tư, trang thiết bị y tế.
“Cương quyết, dứt khoát
không vì thủ tục hành chính,
vì vướng mắc quy định, vì
thiếu trách nhiệmmà để thiếu
thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế
kéo dài. Ai làm sai thì phải
xử lý, kỷ luật nhưng không
để vì xử lý, kỷ luật mà để ảnh
hưởng tới việcbảovệ sứckhỏe,
tính mạng của người dân. Ai
không làm thì đứng sang một
bên cho người khác làm. Nếu
việc mua sắm “đủng đỉnh” thì
không thể đáp ứng yêu cầu
bảo vệ tính mạng, sức khỏe
của người dân tính bằng giờ,
bằng phút” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng chỉ đạo các bộY
tế, KH&ĐT, Tài chính khẩn
trương tháo gỡ các vướng
mắc thể chế về đấu thầu, mua
sắm, nhất là về đấu thầu, mua
sắm tập trung, sửa đổi ngay
các thông tư để tạo hành lang
pháp lý thuận lợi, rõ ràng,
quán triệt, thấm nhuần, tuyệt
đối không được quên “bài
học xương máu” khi chúng
ta chưa tiếp cận được vaccine
do vaccine khan hiếm trên
toàn cầu, chưa có nhiều kinh
nghiệm phòng chống dịch,
năng lực y tế hạn chế. Thủ
tướng cho rằng việc buộc
phải dùng các biện pháp
hành chính để chống dịch
năm trước vừa lúng túng,
bị động, vất vả, vừa nhiều
mất mát, hy sinh, vừa ảnh
hưởng tới các hoạt động kinh
tế - xã hội.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu
tiếp tục quán triệt mục tiêu đặt
tính mạng, sức khỏe người
dân lên trên hết, trước hết;
người dân là trung tâm, là
chủ thể trong phòng chống
dịch. Thủ tướng yêu cầu phải
phòng dịch từ sớm, từ xa, từ
cơ sở; đi từng ngõ, gõ từng
nhà, rà từng đối tượng để tiêm
vaccine…
Thủ tướng Phạm
Minh Chính yêu cầu
phải quán triệt và
thấm nhuần “bài
học xương máu” khi
chưa có đủ vaccine;
sớm khắc phục bằng
được tình trạng
thiếu thuốc, vật tư
y tế, không để dịch
bùng phát trở lại…
Cơ quan, đơn vị nào để dịch bùng phát trở lại sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước
về những chủ quan, sơ hở, yếu kém củamình.
Sớmsửa luật để hợp tác xã theokịpkinh tế tuầnhoàn
Ngày 13-9, tại TP Cần Thơ, Văn phòng Quốc hội (QH)
phối hợp với Thường trực Ủy ban Kinh tế của QH và tổ chức
Hanns Seidel Foundation tổ chức hội thảo quy định của pháp
luật về hợp tác xã (HTX) - thực trạng và giải pháp.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó
Chủ nhiệm Văn phòng QH, cho biết hội thảo nhằm chuẩn
bị thông tin, tài liệu tham khảo cung cấp phục vụ các cơ
quan của QH, các đại biểu QH trong quá trình xem xét,
cho ý kiến về dự án Luật HTX (sửa đổi) tại kỳ họp thứ tư,
QH khóa XV tới đây.
Theo ông Hùng, sau gần 10 năm thi hành, Luật HTX
năm 2012 có tác động tích cực tới sự phát triển bền vững
của kinh tế tập thể, hợp tác như đảm bảo cho hoạt động và
phát triển của HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh
vực của nền kinh tế. Cạnh đó, luật đã tạo điều kiện cho
HTX chủ động trong tổ chức các hoạt động dịch vụ phục
vụ thành viên và kinh doanh theo thị trường; từng bước
đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thành lập HTX...
Tuy nhiên, luật cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như
các quy định về việc gia nhập HTX, hoạt động, rút khỏi
thị trường… còn đang là rào cản cho sự phát triển của
HTX. Quy định về cơ cấu, tổ chức, quản lý HTX chưa
thực sự phù hợp.
Luật HTX chưa làm rõ nguyên tắc minh bạch thông tin
đối với thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác; chưa quy
định cụ thể nội dung, hình thức, thời gian cung cấp thông
tin cho thành viên, quy định về tài sản, tài chính của HTX
còn bất cập…
Ông Hùng thông tin QH đã đưa dự án Luật HTX
(sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, xem xét tại
kỳ họp tháng 10-2022 và dự kiến thông qua tại kỳ họp
tháng 5-2023.
Theo đó, mục tiêu của lần sửa đổi này là sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện các quy định pháp lý về các loại hình
kinh tế tập thể, tổ chức đại diện; quy định về HTX, phát
triển thành viên, về nâng cao khả năng huy động vốn, tăng
tích lũy vốn và tài sản chung; quy định về phát triển doanh
nghiệp trong tổ chức kinh tế tập thể.
Cạnh đó, bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý về kiểm toán,
các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch hơn trong
quản lý, điều hành; nâng cao hiệu quả, chất lượng chính
sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh
tế tập thể…
Tại hội thảo, các đại biểu bàn sâu các nội dung như
đánh giá thực trạng của HTX ở Việt Nam hiện nay; các
bất cập, vướng mắc của khuôn khổ pháp luật hiện hành
về HTX; vấn đề về kinh tế tập thể, các loại hình kinh
tế hợp tác trong bối cảnh chuyển đổi số và kinh tế tuần
hoàn; vấn đề về sở hữu, tạo lập, tích lũy tài sản chung,
không phân chia của HTX. Cùng đó là kinh nghiệm tổ
chức, quản lý và phát triển HTX của Cộng hòa Liên
bang Đức; một số chính sách, quy định cụ thể của dự
thảo Luật HTX (sửa đổi) và đề xuất, kiến nghị nhằm
hoàn thiện khung khổ pháp luật về HTX…
NHẪN NAM
Thủ tướng giao Bộ Y tế
bám sát tình hình, rà soát,
cập nhật các biện pháp phòng
chống dịch, tăng cường
kiểm tra, đôn đốc công tác
phòng chống dịch, tinh thần
là không để dịch bùng phát
trở lại, cơ quan, đơn vị nào
để dịch bùng phát trở lại do
nguyên nhân chủ quan thì
phải chịu trách nhiệm trước
Đảng, Nhà nước và nhân dân
về những chủ quan, sơ hở,
yếu kém của mình.
Bộ Y tế tiếp tục rà soát,
tập trung chỉ đạo thực hiện
quyết liệt việc tiêm vaccine
bảo đảm an toàn, khoa học,
hiệu quả; cùng các cơ quan
đẩy mạnh tuyên truyền, vận
động người dân tích cực tham
gia tiêm vaccine. Cạnh đó,
khẩn trương nghiên cứu, đề
xuất sửa đổi quy định về
tiêm chủng để bảo vệ sức
khỏe, tính mạng người dân
trên tinh thần bám sát thực
tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất
phát từ thực tiễn, lấy thực
tiễn làm thước đo.
Đồng thời, Thủ tướng
nêu rõ và yêu cầu các tỉnh,
TP có tỉ lệ tiêm chủng thấp
nghiêm túc rà soát, làm rõ
nguyên nhân, kiểm điểm
trách nhiệm trong việc chưa
hoàn thành việc tiêm vaccine,
khẩn trương có biện pháp
khắc phục.•
Thủ tướng PhạmMinh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì
phiên họp lần thứ 17 của ban chỉ đạo. Ảnh: VGP/NHẬT BẮC
Tiêu điểm
35% ca nặng, tử vong
là do chưa tiêmvaccine
Theo Bộ Y tế, từ ngày 5 đến
11-9, cảnướcghi nhậncó trung
bình khoảng 2.900 ca mắc các
chủngCOVID-19mớimỗi ngày
(ngày7-9ghi nhận3.878ca, cao
nhất tronggầnbốn thángqua).
Số ca mắc mới, số ca nặng,
tử vong có xu hướng tăng (so
với tháng 7, trong tháng 8 số
ca nhập viện tăng 330%, số ca
nặng, nguy kịch cần thở ôxy
tăng 316%).
Có35%canặng,tửvongthuộc
các trườnghợp chưa tiêmhoặc
chưa tiêm đủ vaccine.
Tại phiên họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế
ĐàoHồng Lan cho biết dịch bệnh dự báo còn
diễn biến khó lường trên thế giới trong thời
gian tới.Tổ chứcY tếThế giới (WHO) đánh giá
thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch
và cảnh báo về những biến chủng mới của
SARS-CoV-2 có thể làmchodịchCOVID-19 trở
nên phức tạp và gia tăng trở lại; vaccine vẫn
là biện pháp quan trọng trong phòng chống
dịch COVID-19…
Tại phiênhọp,Thủ tướngPhạmMinhChính
đánh giá dịch bệnh đã được kiểmsoát nhưng
tình hình vẫn diễn biến phức tạp, khó lường
do virus liên tục thích ứng, tiến hóa với các
biến chủng mới, hiệu lực bảo vệ của vaccine
suy giảmtheo thời gian, các điều kiệnđể virus
phát triển như thời tiết, khí hậu tiếp tục có
nhiều thay đổi…Cạnh đó, các loại dịch bệnh
mới phát sinh, các bệnh thông thường, dịch
bệnh theo mùa… gây nguy cơ dịch chồng
dịch. Trong khi đó, sau khi dịch bệnh được
kiểm soát, đã xuất hiện tâm lý lơ là, chủ quan
với dịch bệnh.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng phải thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng chống dịch,
tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Đặc biệt,
ôngChiếnnhấnmạnhphải tiêmvaccine rộng
khắp đến cơ sở theo tinh thần phòng bệnh
hơn chữa bệnh…
Dịch COVID-19 còn phức tạp, không chủ quan, lơ là