209-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư14-9-2022
Cụ thể, các bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang bộ tiếp công dân
định kỳ chỉ đạt tỉ lệ bình quân 38%
so với quy định. Tỉ lệ này ở chủ
tịch UBND cấp tỉnh là 56%, chủ
tịch UBND cấp huyện là 94% và
chủ tịch UBND cấp xã là 49%…
Thảo luận về nội dung này,
Trưởng ban Công tác đại biểu
Nguyễn Thị Thanh cho rằng tỉ lệ
tiếp công dân các cấp còn thấp,
đặc biệt là ở cấp xã. “Việc tiếp
công dân của chủ tịch UBND
cấp xã rất thấp. Điều này rất vô
lý bởi đây là cấp gần dân, sát dân
nhất, những vấn đề xảy ra tại địa
phương thì người đứng đầu phải
biết đầu tiên” - bà Thanh nói và
đề nghị làm rõ nguyên nhân để
có giải pháp.
Còn Phó Chủ tịch QH Nguyễn
Khắc Định nhận định có tình trạng
“ngại”, “trốn tránh” tiếp dân. “Lịch
tiếp công dân niêm yết công khai
mà không có người dân đến là do
lịch công khai trong cơ quan nhưng
ngoài bảo vệ gác thì ai đến được,
biết tiếp lúc nào” - ông nói và đề
nghị chấn chỉnh tình trạng này.
Cần thực hiện tốt trách
nhiệm giải trình
Phó Chủ tịch thường trực QH
Trần Thanh Mẫn đánh giá dù nhận
thức và sự quan tâm đến vấn đề tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có
sự chuyển động nhưng kết quả vẫn
chưamấy khởi sắc, thậmchí còn nan
giải, phức tạp. “Vì sao người dân ở
địa phương mình lại khiếu nại, tố
cáo vượt cấp như vậy?” - ông Mẫn
đặt câu hỏi và cho hay thực tế cho
thấy nơi nào cấp ủy quan tâm đến
công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo thì tình hình “tương đối
yên ổn”.
Theo đó, ông Mẫn đề nghị cần
thực hiện tốt công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình, nhất là lĩnh
vực liên quan trực tiếp đến người
dân. Trong đó, Ban thanh tra nhân
dân ở cơ sở phải được tăng cường
kịp thời, giải quyết kịp thời khiếu
nại, tố cáo ngay từ cơ sở khi có
vụ việc. Đặc biệt cần làm rõ trách
nhiệm của chủ tịch UBND các cấp
TRỌNGPHÚ
N
gày 13-9, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (UBTVQH)
đã dành cả ngày làm việc
để xem xét báo cáo giám sát về
việc thực hiện pháp luật tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong sáu năm qua và các báo cáo
của Chính phủ, TAND Tối cao,
VKSND Tối cao về công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
năm 2022…
Nhiều cấp, ngành “ngại”
tiếp dân
Sáng 13-9, UBTVQH đã cho ý
kiến về báo cáo giám sát việc tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ
tháng 7-2016 đến tháng 7-2021.
Báo cáo cho biết có tình trạng
né tránh, đùn đẩy trách nhiệm,
ngại va chạm, không tổ chức tiếp
công dân, đối thoại với dân, thiếu
quyết liệt, công tâm, khách quan
trong giải quyết, dẫn đến vụ việc
không được giải quyết dứt điểm,
trở thành vụ việc tồn đọng, phức
tạp, kéo dài.
“Số liệu thống kê cho thấy tiếp
công dân của người đứng đầu cấp
xã ít, cấp huyện có nhiều hơn, cấp
tỉnh không cao, cấp bộ thì thấp.
Người đứng đầu chủ yếu ủy quyền
cho cấp phó tiếp dân định kỳ” - báo
cáo giám sát nêu.
Phó Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Khắc Định nêu ý kiến tại cuộc họp củaỦy ban Thường vụQuốc hội. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Bất hợp lý
khi cấp xã
lại có tỉ lệ
tiếp dân thấp
Các ý kiến tại cuộc họp của Ủy ban
Thường vụQuốc hội cho rằng có sự bất
hợp lý khi cấp xã gần dân nhất lại có tỉ lệ
tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp.
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cùng quan điểm, Chủ tịch QH
Vương Đình Huệ nhấn mạnh báo
cáo giám sát “cần chỉ rõ từng việc
gì phải làm, ai làm, bao giờ phải
xong, cơ chế báo cáo việc này như
thế nào?”. “Cần kiểm đếm danh
mục vụ việc, bao nhiêu vụ ở trung
ương, bao nhiêu vụ ở địa phương
cần tập trung giải quyết. Nhiệm kỳ
QH khóa XIII đã thống kê 500 vụ
việc nổi cộm, phức tạp, sau đó tập
trung giải quyết và đã tháo gỡ được
dần” - Chủ tịch QH nêu.•
Chiều cùng ngày, UBTVQHđã nghe các báo cáo công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngành tòa án và
kiểm sát năm 2022. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban
Tư pháp, các báo cáo của TAND Tối cao và VKSND Tối
cao đã phản ánh cơ bản đầy đủ tình hình, kết quả giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong năm 2022.
Cụ thể, năm 2022 ngành tòa án đã thụ lý 9.390 đơn
thuộc thẩm quyền (giảm 1.992 đơn), trong đó chủ yếu
vẫn là đơn đề nghị giámđốc thẩm, tái thẩm (5.244 đơn,
giảm 1.651 đơn). Các tòa án đã tiếp 159.810 lượt công
dân, tăng 62.514 lượt (64,25%), trong đó lãnh đạo tòa
án trực tiếp tiếp 6.365 lượt công dân.
“… Tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm là 41,5%, chưa đạt chỉ tiêu QH giao (từ 60% trở
lên). Qua công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có
160 đơn khiếu nại đúng, 164 đơn khiếu nại đúng một
phần cho thấy TAND Tối cao cần tiếp tục có các giải
pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng các quyết định,
hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng trong các
vụ án, vụ việc” - báo cáo thẩm tra nêu.
Đối với ngành kiểm sát, số lượt công dân trực tiếp
khiếu nại, tố cáo giảm23,4%nhưng các vụ đông người
lại có chiều hướng gia tăng. Số lượng đơn đã tiếp nhận,
số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của VKS giảm so
với năm trước nhưng số đơn tố cáo tăng 50,5%; số đơn
đề nghị kháng nghị giámđốc thẩm, tái thẩmvẫn chiếm
tỉ lệ lớn. Trong đó đã giải quyết được 96,3% đơn khiếu
nại và 93% đơn tố cáo, kịp thời phát hiện nhiều quyết
định, hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng có vi phạm và yêu cầu giải quyết lại.
Về công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 6.436 đơn/3.503 việc.
Qua đó, ban hành 370 quyết định kháng nghị giámđốc
thẩm, tái thẩmvàđược tòaánchấpnhận247khángnghị.
Tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm chưa đạt
Năm 2022, các tòa án đã
tiếp 159.810 lượt công
dân, tăng 62.514 lượt
(64,25%), trong đó lãnh
đạo tòa án trực tiếp tiếp
6.365 lượt công dân.
Kết quả điều tra bổ sung vụ bé gái 8 tuổi ở Bình Thạnh bị bạo hành đến chết 
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận
điều tra bổ sung vụ án bé NTVA (tám tuổi) bị bạo hành
đến chết tại căn hộ chung cư ở quận Bình Thạnh. 
Cơ quan điều tra (CQĐT) chuyển hồ sơ vụ án và bản kết
luận này đến VKSND TP.HCM, đề nghị truy tố Nguyễn
Võ Quỳnh Trang về tội giết người và hành hạ người khác
theo quy định tại Điều 123, Điều 140 BLHS
năm 2015; Nguyễn Kim Trung Thái (cha bé
NTVA) về tội hành hạ người khác và che
giấu tội phạm được quy định tại Điều 140,
Điều 389 BLHS năm 2015.
Trước đó, CQĐT tiến hành điều tra bổ
sung việc giám định tỉ lệ tổn thương cơ thể
của bị hại NTVA đối với các thương tích bị
gây ra vào các ngày 7, 10, 11 và 12-12-
2021 theo nội dung hướng dẫn tại Thông
tư 22/2019 của Bộ Y tế quy định tỉ lệ phần
trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám
định pháp y, giám định pháp y tâm thần. 
Ngày 26-8, CQĐT đã trưng cầu Phân viện Khoa học
hình sự tại TP.HCM giám định. Ngày 7-9, Phân viện
Khoa học hình sự trả lời từ chối thực hiện giám định theo
nội dung trên với lý do hồ sơ bệnh án của bị hại NTVA tại
BV Vinmec không thể hiện các thương tích bị gây ra vào
các ngày trên.
Tại phiên xử hồi cuối tháng 7, Tòa Gia
đình và người chưa thành niên (TAND
TP.HCM) quyết định hoãn phiên xử và
trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án vì
HĐXX nhận được các đề nghị của hai
luật sư về việc xét xử vụ án công khai,
xác định tỉ lệ thương tích của bị hại và
xác định bị cáo Thái là đồng phạm giết
người của bị cáo Trang.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã thông tin,
trong thời gian sinh sống cùng bé VA,
Trang nhiều lần dùng tay chân, roi, cây kim loại (ống
nối của máy hút bụi), cây gỗ... đánh đập, hành hạ bé VA.
Trang bắt bé VA cởi quần áo, giơ hai tay lên cao, quỳ gối
học, chui vào chuồng chó, vừa đánh vừa chửi mắng... Các
hành vi lặp đi lặp lại trong thời gian dài đã để lại những
đau đớn về thể xác lẫn tinh thần cho bé.
Thái là cha, phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và
bảo vệ bé VA nhưng khi chứng kiến con mình bị Trang
đánh đập, hành hạ đã không can ngăn mà còn tham gia
đánh, mắng.
Ngày 22-12-2021, Trang sử dụng cây gỗ tròn (dài 90 cm,
đường kính 2,2 cm) là hung khí nguy hiểm, đồng thời dùng
tay chân đánh đập liên tục lên cơ thể bé VA trong khoảng
thời gian 4 giờ liên tiếp, làm cho nạn nhân tử vong.
Khi biết hành vi phạm tội của Trang, Thái đã xóa tất cả
dữ liệu camera trong căn hộ nhằm che giấu cho hành vi
của Trang, tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gây cản
trở trong quá trình điều tra, xử lý.
HOÀNG YẾN
NguyễnVõQuỳnhTrangtại
phiênxửhồitháng7.Ảnh:N.NHI
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook