218-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy24-9-2022
Tác động của việc
tăng một loạt lãi suất
PHƯƠNGMINH
N
gày 22-9, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã
quyết định tăng lãi suất
điều hành và huy động lên
1% nhằm giảm các tác động
bất lợi từ thị trường thế giới.
Kiểm soát lạm phát,
ổn định tỉ giá
Chuyên gia tài chính Trần
Đình Phương đánh giá trước
việc tăng lãi suất thêm 0,75%
của Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ (Fed), NHNN đã phản
ứng khá nhanh và kịp thời
bằng động thái tăng lãi suất.
Điều này sẽ giúp ổn định giá
trị tiền đồng vì Fed đã có
thông điệp sẽ tiếp tục tăng
mạnh lãi suất đến năm 2023.
Ngoài ra, bằng công cụ nâng
lãi suất, NHNN không phải
tiêu tốn quá nhiều nguồn
lực ngoại tệ dự trữ để ổn
định tỉ giá.
Bên cạnh đó, do hạn mức
tín dụng đã được mở, cộng
với việc NHNN đã giảm tỉ lệ
sử dụng vốn vay ngắn hạn cho
vay trung và dài hạn từ 37%
xuống 34% vào tháng 10 tới
đây nên các ngân hàng thương
mại rõ ràng sẽ gặp nhiều sức
ép thanh khoản. Thời gian
qua, nhiều ngân hàng cũng
đã tăng lãi suất huy động ở
các kỳ hạn dài để giải quyết
vấn đề này.
“Do đó, việc tăng lãi suất
điều hành lẫn huy động sẽ hỗ
trợ rất nhiều cho hoạt động
kinh doanh ngân hàng, đồng
thời sẽ thu hút người dân gửi
tiền tiết kiệm nhiều hơn. Mặt
khác, nó giữ giá trị đồng tiền
Việt để kìm dòng vốn đầu tư
nước ngoài bớt dịch chuyển
ra khỏi Việt Nam” - ông
Phương nói.
TSVõĐìnhTrí,TrườngĐH
Kinh tế TP.HCM, nhìn nhận
với việc tăng 1% lãi suất điều
hành thì NHNN đã có những
tính toán cũng như các kịch
bản nhằm kiểm soát ổn định
nền kinh tế, hỗ trợ cho tỉ giá,
kiểm soát lạm phát. NHNN
tăng lãi suất còn mục tiêu
giảm áp lực cho tỉ giá.
Thực tế, thời gian qua áp
lực tăng lãi suất củaViệt Nam
cũng khá cao. Điều này thấy
được qua lãi suất liên ngân
hàng qua đêm và nghiệp vụ
trên thị trường mở (OMO)
cũng tăng và đã vượt 5% nên
việc NHNNnâng lãi suất điều
hành lúc này là hợp lý và hợp
thức hóa thực tế đang diễn ra.
Ông Trương Văn Phước,
nguyên Quyền Chủ tịch Ủy
ban Giám sát tài chính quốc
gia Việt Nam, cho rằng tăng
lãi suất có thể giúp giá trị
đồng nội tệ tăng lên và khi lãi
suất tăng lên thì tỉ giá sẽ giảm
xuống. Việt Nam muốn tiền
đồng ổn định thì phải thông
qua tăng lãi suất.
“Mỹ nâng lãi suất thêm
0,75% và dự kiến đưa mức
lãi suất lên 4%-4,25%, mà
NHNN để trần lãi suất huy
động sáu tháng ở mức 4%
là không hợp lý. Do đó, tăng
lãi suất huy động để giúp tiền
đồng hấp dẫn so với đồng
USD. Ngoài ra, tăng lãi suất
điều hành cũng giúp ổn định
tỉ giá vì nếu không lạm phát
sẽ tràn vào. Thời gian qua
NHNN đã làm rất tốt việc
này. Nhờ vậy sự lan truyền
của lạm phát từ thế giới vào
Việt Nam bị ngừng lại bởi
phòng tuyến tỉ giá” - ông
Phước nhận xét.
Việc tăng lãi suất
có thể giúp giữ giá
trị đồng tiền Việt để
kìm dòng vốn đầu
tư nước ngoài bớt
dịch chuyển ra khỏi
nước ta.
Hạn chế tác động phụ
Giới phân tích kinh tế
nhận định với việc tăng
một loạt lãi suất trong bối
cảnh thế giới có nhiều
biến động, NHNN muốn
giải bài toán tổng thể gồm
nhiều yếu tố từ kiểm soát
lạm phát cho đến đảm bảo
an toàn tổ chức tín dụng,
đảm bảo thanh khoản cho
thị trường tiền tệ và ngoại
hối. Tuy nhiên, Việt Nam
cần cẩn trọng trong việc
tăng mạnh lãi suất để tránh
gây tác dụng phụ cho nền
kinh tế, thay vào đó dùng
các công cụ tài chính một
cách cẩn trọng và an toàn.
Bởi một số nhóm ngành
hưởng lợi khi NHNN nâng
lãi suất huy động gồm nhóm
tiềnmặt nhiều, nợ ít, xuất khẩu
thu ngoại tệ, bảo hiểm. Ngược
lại, nhóm bị ảnh hưởng xấu
như bất động sản, vật liệu
xây dựng, quy mô nợ trên
vốn chủ sở hữu cao...
TS Đinh Thế Hiển nhìn
nhận rằng cái khó lúc này
là khi các ngân hàng tăng
lãi suất, nguồn vốn doanh
nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Vì thế, doanh nghiệp trong
giai đoạn hiện nay phải điều
chỉnh cách thức quản lý tài
chính thận trọng hơn, tìm
cách giảm nhu cầu về vốn
trong ngắn hạn để vượt qua
khó khăn.
Không chỉ vậy, lãi suất điều
hành tăng cũng đồng nghĩa
truyền dẫn lãi suất cho vay
trên thị trường tăng. Do đó,
kinh doanh các doanh nghiệp
sẽ gặp khó khăn do chi phí
vốn cao. Bởi khi tăng lãi suất
đầu vào, chi phí vốn của ngân
hàng sẽ tăng lên. Như vậy, lãi
suất cho vay sẽ tăng lên, nếu
không có sự hỗ trợ từ Nhà
nước. Điều này trong phạm
vi nào đó sẽ ảnh hưởng đến
khả năng phục hồi của nền
kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay,
ông Trương Văn Phước
khuyến nghị chính sách tài
khóa cần hỗ trợ chính sách
tiền tệ trong mục tiêu chống
lạm phát. Thứ nhất là đầu tư
công cần tiến hành nhanh,
thứ hai là thực hiện có hiệu
quả các gói hỗ trợ và thứ ba
là sử dụng thuế để kiểm soát
giá, tức là lạm phát. Nếu phối
hợp tốt các mục tiêu trên thì
những mục tiêu kinh tế vĩ mô
có thể đạt được.•
Việc tăng lãi suất điều hành lẫn huy động sẽ hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động kinh doanh ngân hàng,
đồng thời sẽ thu hút người dân gửi tiền tiết kiệmnhiều hơn.
Ngân hàngNhà nước điều chỉnh tăng lãi suất sẽ giúp thu hút nguồn tiền gửi vào các ngân hàng.
Ảnh: PM
Hôm 22-9, lần đầu tiên sau hai năm,
NHNN đã tăng hàng loạt lãi suất điều hành
gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết
khấu và tái cấp vốn.
Tại cuộc họp báo ngày 23-9 về kết quả
điều hành chính sáchquý III-2022, PhóThống
đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết quyết định
tăng lãi suất của cơ quan điều hành nhằm
đảm bảo kiểm soát các cân đối lớn như lạm
phát, ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối,
đảmbảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Dù tăng lãi suất điều hành nhưng cơ
quan này sẽ vận động các tổ chức tín dụng
cắt giảm chi phí, tăng năng lực quản trị…
Từ đó giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay
và tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất ở một
số lĩnh vực ưu tiên.
Ông Tú cũng cho biết NHNN vẫn kiên
định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng
năm nay khoảng 14% nhưng sẽ có điều
chỉnh tùy theo diễn biến, tình hình thực tế.
“NHHN sẽ tiếp tục kiểm soát những
lĩnh vực có nhiều rủi ro trong hoạt động
tín dụng như bất động sản, chứng khoán.
NHNN sẽ tạo điều kiện nhưng vẫn tiếp
tục kiểm soát việc kinh doanh, mua bán
trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức
tín dụng theo đúng quy định của NHNN
đảm bảo sự an toàn của hệ thống” - ông
Tú nói thêm.
Tính đến giữa tháng 9, tăng trưởng tín
dụng cho nền kinh tế đạt 10,47% so với
cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng
kỳ năm trước.
Tiếp tục điều hành chính sách linh hoạt
Góc nhìn
Các diễn biến của kinh tế toàn cầu trở nên khó lường
hơn và chưa từng có tiền lệ. Cả thế giới lao vào chống
lạm phát, vốn đã truyền dẫn những tác động tiêu cực lên
nền kinh tế nhiều nước, trong đó có Việt Nam (VN).
VN với nền kinh tế có quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức
chống chịu và cạnh tranh có hạn, vì vậy, biến động trên
thế giới có tác động tới tình hình kinh tế trong nước.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã nỗ lực điều hành
nền kinh tế một cách ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp
nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Điều này có thể thấy
qua việc Chính phủ đã giảm mạnh thuế để giảm giá xăng
dầu, qua đó hạ nhiệt lạm phát. Đồng thời thực hiện nhiều
công cụ, biện pháp để ổn định thị trường, lãi suất và cố
gắng không để mất giá đồng nội tệ như nhiều nước.
Đặc biệt Chính phủ đã không cứng nhắc trước các mục
tiêu đặt ra từ trước mà theo sát mọi diễn biến để điều
hành phù hợp tình hình, vì “ổn định không có nghĩa là
cố định”. Bằng chứng là ngay sau thời điểm Mỹ nâng lãi
suất thêm 0,75%, lập tức Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi
suất điều hành và huy động nhằm tránh các tác động từ
thị trường thế giới.
Lựa chọn tăng lãi suất là bài toán không dễ nhưng có
thể giúp kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá và hỗ trợ cho
thanh khoản thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Lựa chọn các bài toán chính sách luôn là những khó
khăn mà bất kỳ Chính phủ nước nào cũng phải đối mặt.
Nhiều quốc gia đã hy sinh tăng trưởng để chống lạm
phát. Nhưng Chính phủ VN đã có lựa chọn khác. Đó là
rất cẩn trọng trong công tác điều hành nhằm vừa giảm
sức nóng của lạm phát, vừa duy trì đà tăng trưởng của
nền kinh tế.
VN đang được nhiều tổ chức quốc tế nhận định sẽ đạt
được mức tăng trưởng GDP cao trong năm 2022. Điều
này hoàn toàn có thể đạt được vì Chính phủ có quyết
sách phù hợp với tình hình để giảm thiểu các diễn biến
bất lợi của kinh tế thế giới đối với VN. Đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh.
PHƯƠNG MINH
Phảnứng linhhoạt trước biếnđộngkhó lường
(Tiếp theo trang1)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook