218-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy24-9-2022
Tiêu điểm
Áp dụng án lệ trong xét
xử còn nhiều khó khăn
Theo Phó Chánh án TAND TP.HCM
Phùng Văn Hải, công tác áp dụng án
lệ trong xét xử của TAND cấp tỉnh,
huyện theo quy định của Nghị quyết
04/2019/NQ-HĐTPnăm2019 vẫn còn
gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như xác
địnhnhư thế nào là tìnhhuống tương
tự, án lệ có giá trị tham khảo hay bắt
buộc, cách thức viện dẫn án lệ, án
lệ có là căn cứ để kháng cáo, kháng
nghị không?… Đây là những căn cứ
quan trọng cho quá trình phát triển
và áp dụng án lệ nhằm đảm bảo áp
dụng pháp luật thống nhất, nâng cao
chất lượng xét xử của các cấp tòa án,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân.
Đề xuất án hình sự trong thực tiễn
từng bị kháng nghị
Tại hội thảo, PGS-TS NguyễnThị PhươngHoa,TS NguyễnThị Ánh Hồng
và các thành viên của bộ môn luật hình sự, Khoa luật hình sự Trường ĐH
LuậtTP.HCMđề xuất bảnáncủaTANDTP.HCMxửphúc thẩmcókhángnghị.
Theo đó, bản án về tội cướp giật tài sản đã giải quyết được hai vấn đề
mà trong thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt còn nhiều tranh luận, chưa thống nhất trong cách hiểu và
áp dụng pháp luật.
Thứ nhất, bản án đã xác định việc định tội danh các tội có tính chất
chiếm đoạt phải căn cứ chủ yếu vào phương thức thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, xác định hành vi chiếm đoạt xảy ra khi nào và
như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đúng tội danh.
Thứ hai, bản án đã chỉ ra nếu thủ đoạn gian dối chỉ giúp người phạm
tội tiếp cận tài sản chứ không phải là thủ đoạn chiếm đoạt tài sản thì
không thể định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận định của tòa án với nội dung: “Bị cáo Nguyễn Thành Quốc B có
thủ đoạn gian dối là để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin
để tiếp cận tài sản. Thời điểmbị cáo thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản,
các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển giao
tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, bị cáo chưa ký nhận
vào chứng từ giao hàng, tài sản vẫn trong tầm quản lý của các bị hại thì
bị cáo đã tăng ga, điều khiển xe tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi
của bị cáo Nguyễn Thành Quốc B đã phạm vào tội cướp giật tài sản".
Hội đồng tư vấn án lệ thuộc TAND
Tối cao, cho biết chúng ta đã có
những thành công nhất định trong
việc phát triển án lệ ở Việt Nam,
hơn 50 án lệ đã được công bố. Tuy
nhiên, việc phát triển án lệ như vậy
vẫn còn chậm so với nhu cầu của
thực tiễn và TAND cấp tỉnh, cấp
huyện. Thực tế, nguồn án ở địa
phương như ở TP.HCM rất lớn và
có thể xây dựng hay lựa chọn nhiều
bản án/quyết định thành án lệ. Vấn
đề còn lại là sự quyết tâm hay không
quyết tâm của TAND các cấp trong
việc phát triển án lệ. Nếu chúng ta
quyết tâm phát triển án lệ, chúng
ta hoàn toàn có thể có những án lệ
xuất phát từ các bản án/quyết định
tại tòa án địa phương như TP.HCM.
Đồng tình, Chánh án TAND
TP.HCM Lê Thanh Phong mong
các thẩm phán cố gắng để có bản
án được chọn làm án lệ. Đó là vinh
dự lớn trong quá trình làm nghề.
Án về xin lỗi, bồi thường
khi xâm phạm danh dự
Ngoài ra, hội thảo còn đưa ra nhiều
bản án trong lĩnh vực hành chính;
kinh doanh thương mại, dân sự đề
xuất làm án lệ. Đáng chú ý là bản
án về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại và áp dụng các biện pháp khắc
phục do xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân (bản án
số 01/2016 TAND quận 2 cũ, nay
là TAND TP Thủ Đức).
PGS-TS Lê Minh Hùng (Trường
ĐH Luật TP.HCM) cho rằng bản
án đã giải quyết được bốn vấn đề
mà pháp luật hiện hành chưa quy
định rõ ràng.
Thứ nhất, việc lưu trữ, sử dụng,
công bố thông tin, hình ảnh riêng
tư về quan hệ tình dục của cá nhân
dù không sai sự thật thì có xâm
phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy
tín của cá nhân được quy định tại
Điều 611 BLDS 2005 (nay là Điều
592 BLDS 2015) hay không?
Thứ hai, tiền thanh toán dịch vụ
cho tổ chức thừa phát lại để lập vi
bằng đối với Facebook đăng thông
tin, hình ảnh riêng tư về quan hệ
tình dục làm tài liệu, chứng cứ
chứng minh sự vi phạm có phải là
thiệt hại vật chất được bồi thường
trong trường hợp này hay không?
Thứ ba, đối với việc công bố thông
tin về sự kiện thực tế liên quan đến
quan hệ tình dục là bí mật đời sống
riêng tư của cá nhân thì có phải cải
chính trên phương tiện thông tin đại
chúng hay không?
Thứ tư, buộc người vi phạm phải
xin lỗi người vi phạmở đâu, như thế
nào cho đúng và có thể thực hiện
được thông qua việc thi hành án?
Nói cách khác, vấn đề pháp lý/
tình huống pháp lý cần có án lệ ở
đây là xác định tính chất của hành
vi đăng thông tin riêng tư của cá
nhân trên mạng xã hội công khai
(Facebook) có thuộc trường hợp
xâm phạm danh dự, uy tín, nhân
phẩm của cá nhân hay không và
biện pháp khắc phục đúng, hợp lý
là như thế nào để bảo đảm việc áp
dụng được thống nhất, có khả năng
thi hành án?
Theo ông Hùng, bản án trên tuyên
cụ thể buộc bên xâm phạm phải xin
lỗi bên bị xâm phạm theo phương
thức trực tiếp, một lần, tại chi cục
thi hành án, được thông báo, đưa tin
HOÀNGYẾN
N
gày 23-9, TAND TP.HCM
phối hợp với Trường ĐH
Luật TP.HCM tổ chức hội
thảo “Áp dụng và phát triển án lệ
tại TAND hai cấp TP.HCM”. Đây
là một trong những hội thảo đầu
tiên mà hai đơn vị đồng tổ chức.
Phát triển án lệ là yêu
cầu tất yếu khách quan
TS Phùng Văn Hải, Phó Chánh
án TAND TP.HCM, cho biết một
trong những mục tiêu trọng tâm của
cải cách tư pháp là tòa án thực hiện
quyền tư pháp. Theo đó, đa dạng
hóa nguồn luật, phát triển án lệ là
yêu cầu tất yếu khách quan.
Từ năm 2005, ngành tòa án có
nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét
xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất
pháp luật, phát triển án lệ... từng
bước thực hiện công khai hóa bản
án. Các TANDCấp cao, TAND tỉnh,
TP trực thuộc trung ương, mỗi đơn
vị phải đề xuất ít nhất năm bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật là
nguồn để phát triển thành án lệ/năm.
Hội thảo lần này là một trong
những giải pháp để TANDTP.HCM
thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Đại diệnTANDTP.HCMcho biết
tính đến ngày 18-8, TAND hai cấp
TP.HCM có 69 bản án, quyết định
có áp dụng án lệ. Trong đó, dân sự
55 bản án, quyết định; hôn nhân
gia đình một bản án, kinh doanh
thương mại 13 bản án.
Như vậy, sau hơn sáu năm triển
khai thực hiện, án lệ đã thực sự đi
vào đời sống pháp lý của đất nước,
phát huy hiệu quả và được đón nhận
tích cực. Qua đó có thể góp phần
quan trọng trong cải cách tư pháp,
thực hiện vai trò bảo vệ công lý
của tòa án, góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật, xây dựng nhà
nước pháp quyền.
Tuy nhiên, Phó Chánh án TAND
TP.HCMPhùng Văn Hải nhìn nhận
thực tiễn trong thời gian qua, hầu
hết bản án, quyết định công bố làm
án lệ là của TAND Cấp cao hoặc
TAND Tối cao. Do vậy, việc thực
hiện nhiệm vụ đề xuất án lệ của
TAND tỉnh, TP trực thuộc trung
ương theo yêu cầu của TAND Tối
cao như trên còn nhiều khó khăn
và thách thức.
GS-TS Đỗ Văn Đại, thành viên
GS-TSĐỗ VănĐại, thành viênHội đồng tư vấn án lệ thuộc TANDTối cao, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.YẾN
Nguồn án ở TP.HCM rất lớn,
nhiều bản án có thể làm án lệ
TheoGS-TS Đỗ VănĐại, thực tế, nguồn án ở địa phương như ở TP.HCMrất lớn và có thể xây dựng
hay lựa chọn nhiều bản án/quyết định thành án lệ.
công khai. Đây là hướng giải quyết
thuyết phục, khả thi, tạo điều kiện để
bên phải thi hành có thể thực hiện
được, đồng thời cũng thỏa mãn cơ
bản quyền được xin lỗi, góp phần
xoa dịu sự uất ức, đau buồn của
người bị xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín…•
Trộm tiền của bà ngoại đi mua iPhone tặng bạn gái
Chánh án TAND
TP.HCM Lê Thanh
Phong mong các thẩm
phán cố gắng để có bản
án được chọn làm án lệ.
Đó là vinh dự lớn trong
quá trình làm nghề.
Ngày 23-9, TAND huyện Chợ Mới, An
Giang xử sơ thẩm, tuyên phạt Trần Ngọc
Sơn (23 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới) hai năm
tù về tội trộm cắp tài sản. Phiên tòa diễn
ra bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu
trung tâm TAND huyện Chợ Mới, điểm cầu
thành phần là nhà tạm giữ công an huyện.
Sáng 18-5, Sơn điều khiển xe máy đi học
nghề sửa chữa máy nổ ngang qua nhà bà
NTBL (bà ngoại của Sơn). Thấy bà ngoại
không có ở nhà, Sơn đột nhập vào trong, mở
két sắt lấy trộm 74,5 triệu đồng. Tiền trộm
được Sơn đem mua điện thoại iPhone 13 Pro
Max trị giá gần 35 triệu đồng tặng bạn gái.
Số tiền còn lại, khi bị phát hiện, Sơn đã trả
lại cho bà ngoại.
H.DƯƠNG - Q.MINH
Những người thamgia tố tụng tại điểmcầu
trung tâmTANDhuyện ChợMới. Ảnh: QM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook