218-2022 - page 16

16
Trung Quốc, Pháp kêu gọi Nga
và Ukraine đàm phán hòa bình
TrungQuốc và Pháp đồng ý hướng giải quyết tốt nhất cho xung đột Nga - Ukraine vẫn là đàmphán hòa bình.
VĨ CƯỜNG
X
ung đột Nga - Ukraine
thời điểm này xuất hiện
nhiều diễn biến rất đáng
lo ngại, đặc biệt khi các tỉnh
do Nga kiểm soát ở Ukraine
bắt đầu bước vào quá trình
trưng cầu dân ý để ly khai
khỏi Ukraine và sáp nhập
vào Nga. Trong bối cảnh này,
ngày càng có nhiều ý kiến hối
thúc các bên liên quan đàm
phán hòa bình để kết thúc
xung đột. Nổi bật trong đợt
kêu gọi này là Trung Quốc
(TQ) và Pháp.
Trung Quốc kêu gọi
hai bên đàm phán
vô điều kiện
Phát biểu tại cuộc họp của
Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc (LHQ) ngày 22-9,
Bộ trưởng Ngoại giao TQ
Vương Nghị nhấn mạnh cách
duy nhất để chấm dứt xung
đột Nga - Ukraine lúc này
là “thông qua đàm phán và
đối thoại”, theo đài
RT
. Ông
Vương kêu gọi các bên liên
quan hết sức kiềm chế và “ưu
tiên hàng đầu là nối lại đàm
phán vô điều kiện”.
Ông Vương cũng khẳng
định rằng Bắc Kinh đến nay
duy trì một cách rõ ràng và
nhất quán quan điểm trung lập
trong xung đột Nga - Ukraine.
TQ tin rằng chủ quyền và sự
toàn vẹn lãnh thổ của mọi
quốc gia cần được tôn trọng,
đồng thời những lo ngại an
ninh của tất cả các bên cần
được xemxét nghiêmtúc. Ông
Vương nhấn mạnh rằng “TQ
sẵn sàng mọi nỗ lực có thể
giúp giải quyết cuộc khủng
hoảng ở Ukraine”.
Trước đó, trong cuộc gặp
Ngoại trưởng Nga Sergei
Lavrov hôm21-9, ôngVương
bày tỏ hy vọng rằng Moscow
và Kiev sẽ không từ bỏ nỗ lực
đàm phán và giải quyết các
quan ngại an ninh thông qua
đàm phán hòa bình.
Pháp: Mục tiêu
lớn nhất là hòa bình
Trong khi đó, trả lời phỏng
vấn kênh
BFM TV
hôm 22-9
sau phiên họp của Đại hội
đồng LHQ, Tổng thống Pháp
EmmanuelMacronnhấnmạnh
bất kỳ nỗ lực nào leo thang
xung đột Nga - Ukraine đều là
một sai lầm và sẽ khiến nước
đó bị cộng đồng quốc tế cô
lập. Lập trường của Pháp là
muốn Ukraine tiếp tục “đẩy
lùi lực lượng Nga” để giữ
vững lãnh thổ, còn vai trò của
phương Tây trong cuộc xung
đột ở Ukraine là “giúp Kiev
bảo vệ lãnh thổ và không bao
giờ tấn công Nga”.
ÔngMacron cũng cho rằng
mục tiêu lớn nhất lúc này là
đạt được “hòa bình thông qua
thương lượng” giữa Nga và
Ukraine, đồng thời khẳng định
đây là lối thoát duy nhất cho
cuộc xung đột.
Dù vậy, phát biểu lần này
của ôngMacron có phần khác
với những gì ông tuyên bố hồi
đầu tháng. Cụ thể, nhà lãnh
đạo này từng tuyên bố tạo
điều kiện cho Ukraine giành
chiến thắng về mặt quân sự
trước Nga hoặc giành được
vị thế đủ mạnh để đạt được
“một nền hòa bình thông qua
thương lượng” với Moscow.
Viễn cảnh hòa đàm
thế nào?
Trong một cuộc họp báo
mới đây, phát ngôn viên điện
Kremlin Dmitry Peskov cho
biết chưa thể giải quyết cuộc
xung đột ở Ukraine thông qua
các cuộc đàmphán trong hoàn
cảnh hiện tại, theo hãng tin
Interfax
.Ôngcho rằngUkraine
là bên phải chịu trách nhiệm
khi để đàm phán hòa bình bị
đình trệ.
Theo hãng thông tấn
TASS,
ngày 21-9, Chủ tịch Ủy ban
Đối ngoại Hạ việnNgaLeonid
Slutskynói rằngmọi triểnvọng
đàm phán với Ukraine sau
khi vùng Donbass được sáp
nhập vào Nga sẽ là không thể.
“Thật không may, các cuộc
đàm phán đã bị bỏ ngỏ trong
một thời gian. Phương Tây và
chính quyềnKievmà họ kiểm
soát tuyên bố rằng họ chưa
sẵn sàng đàmphán. Các chính
trị gia Kiev trước đó đã nói
Bộ trưởngNgoại giao TrungQuốc VươngNghị trong phiên họpHội đồng Bảo an LiênHợpQuốc
ngày 22-9. Ảnh: SCMP
Mỹ, Philippines thảo luận về Biển Đông
bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ
Ngày 22-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống
Philippines Ferdinand Marcos đã có cuộc hội đàm bên lề
kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) tại New York,
theo hãng tin
Reuters
. Đây là cuộc hội đàm trực tiếp đầu
tiên giữa ông Biden và ông Marcos kể từ khi ông Marcos
lên làm tổng thống Philippines hồi tháng 6.
Trước khi bắt đầu cuộc hội đàm, ông Biden nói
rằng ông muốn thảo luận về vấn đề Biển Đông, dịch
COVID-19 và năng lượng tái tạo. Nhà Trắng cho biết hai
nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng hai nước ủng hộ tự do hàng
hải và hàng không cũng như giải quyết các tranh chấp
bằng biện pháp hòa bình. Ông Marcos nói rằng “các nước
trong khu vực, đặc biệt là Philippines đánh giá cao vai trò
của Mỹ trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông”.
Nhà Trắng cho rằng hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Philippines và ông
Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ với việc bảo vệ
Philippines. Bên cạnh đó, ông Biden cũng cám ơn ông
Marcos vì quan điểm của nhà lãnh đạo Philippines đối với
chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
PHẠM KỲ
Boeing bồi thường 200 triệu USD cho
các nhà đầu tư 737 Max
Hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing và cựu
Giám đốc điều hành của hãng Dennis Muilenburg đồng ý
bồi thường hơn 200 triệu USD cho các nhà đầu tư dòng
máy bay Boeing 737 Max vốn đã xảy ra hai tai nạn năm
2018 và 2019 khiến tổng cộng 345 người chết. Cụ thể,
Boeing bồi thường hơn 200 triệu USD, còn ông Muilenburg
sẽ bồi thường 1 triệu USD, tờ
Financial Times
đưa tin.
Tại các thời điểm xảy ra tai nạn, Boeing và ông
Muilenburg đổ lỗi rằng các phi công đã không nắm rõ
cách vận hành của hệ thống tăng cường tính năng điều
khiển khi bay (MCAS) giúp máy bay 737 Max cải thiện
mức ổn định cao độ. Tuy nhiên, nguyên nhân hai vụ tai
nạn trên được xác định là do có sơ suất và kẽ hở trong quá
trình chứng nhận và kiểm tra hệ thống MCAS. Trục trặc
này khiến mũi máy bay liên tục chúi xuống đất kể từ khi
cất cánh và rơi.
Theo hãng tin
Reuters
, kể từ khi xảy ra tai nạn Boeing
đã trả khoản tiền 2,5 tỉ USD, trong đó có 1,77 tỉ USD tiền
phạt cho Bộ Tư pháp Mỹ vì có âm mưu gian lận, cùng với
các khoản tiền bồi thường thiệt hại cho khách hàng và tạo
ra một quỹ bồi thường cho thân nhân của những nạn nhân
trong các vụ tai nạn trên.
PHẠM KỲ
“Các lãnhđạo thế giới phải nói chuyện
với ôngPutin và ông Zelensky”
Các nhà lãnh đạo thế giới chưa làmđủ để chấmdứt xung
đột ở Ukraine,
RT
dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep
Tayyip Erdogan nói với các nhà báo ở New York ngày 22-9.
Ông Erdogan kêu gọi những người đồng cấp tập trung vào
ngoại giao với cả Moscow và Kiev để chấm dứt giao tranh.
Ankara luôn “tin tưởng vào sức mạnh của đối thoại và
ngoại giao” - ông Erdogan nói, đồng thời chỉ ra những nỗ
lực hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đạt được thỏa thuận ngũ
cốc Istanbul giữa Moscow và Kiev cũng như vụ trao đổi tù
nhân gần đây giữa hai bên.
Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tham gia vào các
nỗ lực ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan lưu ý rằng
ông sẽ gọi cho ông Putin và ông Zelensky, cũng như sẽ tiếp
tục “ngoại giao qua điện thoại”.
“Ở đây phải là nỗ lực chung của tất cả các nhà lãnh đạo
thế giới”và“mọi người”nên nói chuyện với Tổng thống Nga
VladimirPutincũngnhưTổngthốngUkraineVladimirZelensky
để“mở cửa”cho ngoại giao”, theo ông Erdogan. Bất kỳ“cách
tiếpcận tiêucực”nàođối với hai nhà lãnhđạosẽ“khôngmang
lại kết quả mà chúng ta mong đợi”, mà chỉ mang lại nhiều
chết chóc và tàn phá hơn, ông Erdogan cảnh báo.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức
Olaf Scholz là một trong số ít các nhà lãnh đạo phương
Tây vẫn giữ liên lạc với ông Putin kể từ khi xung đột xảy ra.
Sau khi phát lệnh động viên
một phần vào ngày 21-9, phát
ngônviênquânđộiNgaVladimir
Tsimlyansk cho biết đến nay
đã có hơn 10.000 tình nguyện
viên tham gia nhập ngũ, trên
tổng số 300.000 người dự kiến.
Tiêu điểm
“Cách duy nhất
để chấm dứt xung
đột Nga - Ukraine
lúc này là “thông
qua đàm phán và
đối thoại”.”
Ông
Vương Nghị
rằng (Nga) đầu hàng là diễn
biến duy nhất có thể... Chúng
tôi đã sẵn sàng cho các cuộc
đàm phán nhưng Kiev đã vi
phạm tất cả thỏa thuận” -
TASS
dẫn lời ông Slutsky nói khi
được hỏi liệu đàm phán có
khả thi hay không sau khi
các cuộc trưng cầu dân ý về
việc Donbass sáp nhập vào
Nga hoàn tất.
Ông Slutsky cũng lưu ý
rằng quá trình đàm phán từ
lâu đã đi qua điểm không thể
quay đầu. Việc này đã dẫn
đến những diễn tiến quân sự
và cái chết của dân thường
nhưng Ukraine và các đồng
minh phương Tây đã không
quan tâm.
Trong khi đó, phát biểu trực
tuyến tại kỳ họp Đại hội đồng
LHQ ngày 21-9, Tổng thống
UkraineVolodymyr Zelensky
đã công bố kế hoạch hòa bình
năm điểm, tức năm điều kiện
hòabìnhtiênquyếtcủaUkraine,
theo tờ
The Washington Post.
Đó là (1) Trừng phạt đối với
Nga; (2) Bảo vệ tính mạng
người dân; (3) Khôi phục
an ninh và toàn vẹn lãnh thổ
cho Ukraine; (4) Đảm bảo an
ninh cho Ukraine; (5) Quyết
tâm (của các bên) trong việc
bảo vệ lãnh thổ của Ukraine.
Bên cạnh đó, ông Zelensky
còn thúc giục các nước trừng
phạt Nga, tăng viện trợ quân
sự cho Ukraine.
Từ các động thái trên có
thể thấy viễn cảnh hòa đàm
vẫn mờ mịt khi hai bên vẫn
chưa thể dung hòa bất đồng
để tiến tới thỏa hiệp giải pháp
chấm dứt xung đột.•
Tổng thốngMỹ Joe Biden
(phải)
và người đồng cấp Philippines
FerdinandMarcos
(trái)
hội đàmhôm22-9. Ảnh: REUTERS
Quốc tế -
ThứBảy24-9-2022
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook