234-2022 - page 4

4
Trong chiều 12-10, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (UBTVQH) đã đưa ra thảo luận
về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ tư QH
khóa XV. Kỳ họp dự kiến sẽ khai mạc vào
ngày 20-10, bế mạc vào ngày 15-11.
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng
QH Bùi Văn Cường cho biết theo dự thảo
chương trình, ngay trong ngày khai mạc kỳ
họp, sau khi nghe các báo cáo của Chính
phủ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách
nhà nước; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến
nghị cử tri và báo cáo giám sát việc giải
quyết kiến nghị cử tri, QH sẽ tiến hành
công tác nhân sự. Cụ thể, QH sẽ thực hiện
quy trình miễn nhiệm, bầu và phê chuẩn
các chức danh tổng Kiểm toán Nhà nước,
bộ trưởng Bộ Y tế và bộ trưởng Bộ GTVT.
Ông Bùi Văn Cường cho hay nội dung
về công tác nhân sự, QH sẽ họp riêng
vào chiều 20-10. Các đại biểu sẽ nghe
UBTVQH trình QH về việc miễn nhiệm
tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2021-
2026; nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính
trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm
bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.
Sáng 21-10, QH tiếp tục quy trình nhân
sự với việc bỏ phiếu kín để miễn nhiệm
tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ
2021-2026; phê chuẩn việc miễn nhiệm bộ
trưởng Bộ GTVT.
Sau đó, UBTVQH trình QH về dự kiến
nhân sự để QH bầu tổng Kiểm toán Nhà
nước nhiệm kỳ 2021-2026; Thủ tướng
trình QH về việc đề nghị phê chuẩn bổ
nhiệm nhân sự bộ trưởng Bộ Y tế và bộ
trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026.
Quy trình bầu tổng Kiểm toán Nhà nước
và phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự bộ trưởng
Bộ Y tế, bộ trưởng Bộ GTVT nhiệm kỳ
2021-2026 sẽ được tiến hành vào chiều
cùng ngày.
Đáng chú ý, so với dự kiến trước đây, nay
chương trình kỳ họp QH bổ sung nội dung
xem xét dự thảo nghị quyết của QH về thời
hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức. Đây là nội dung thể chế hóa Quy
định 69 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức
Đảng, đảng viên vi phạm, bảo đảm cơ sở
pháp lý chặt chẽ trong tổ chức thực hiện và
trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật…
Về công tác lập pháp, tại kỳ họp thứ tư
QH sẽ xem xét thông qua bảy dự án luật,
bốn dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối
với bảy dự án luật. Ngoài ra, QH cũng xem
xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách
nhà nước, giám sát và các vấn đề quan
trọng khác.
ĐỨC MINH
Thời sự -
ThứNăm13-10-2022
ĐỨCMINH
S
áng 12-10, tiếp tục
phiên họp thứ 16, Ủy
ban Thường vụ Quốc
hội (UBTVQH) cho ý kiến
về việc thực hiện Nghị quyết
54/2017 về thí điểm cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển
TP.HCM.
TrongbáocáogửiUBTVQH,
Chính phủ đề nghị cho phép
TP.HCM tiếp tục thực hiện
Nghị quyết 54 thêmmột năm,
đến hết ngày 31-12-2023.
Đồng ý với đề xuất trên, cơ
quan thẩm tra của QH là Ủy
ban Tài chính - Ngân sách đề
nghị đưa nội dung này vào
nghị quyết của kỳ họp thứ
tư QH khóa XV.
Nhiều chính sách
đặc thù chưa phát huy
hết tác dụng
Nêu ý kiến, Chủ nhiệmỦy
ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
đánhgiá thời gianquaTP.HCM
đã tích cực triển khai các cơ
chế, chính sách đặc thù QH
cho thực hiện thí điểm. Tuy
nhiên, tác động của dịch
COVID-19 rất nặng nề khiến
các chính sách này chưa phát
huy được hết tác dụng.
Nhắc tới cơ chế, chính sách
về đất đai, ông Thanh nhấn
mạnh thẩm quyền quyết định
chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa từ 10 ha của Thủ
tướng được phân cấp cho
HĐND TP. TP đã thông qua
32 dự án chuyển mục đích sử
dụng từ 10 ha đất trồng lúa
trở lên với tổng diện tích hơn
1.800 ha nhưng lại vướng ở
nguồn gốc đất, các thông tin
về đất, đặc biệt là cơ chế xử lý,
trong thời gian tới…
Ngoài ra, ông Thanh lưu ý
QH đã mở ra cơ chế cho phép
TP.HCM và Hà Nội thu phí
để xử lý ùn tắc giao thông
nhưng đến nay chưa TP nào
triển khai thực hiện được.
Do đó, ông đề nghị TP.HCM
báo cáo rõ những vướng mắc
trong thực hiện quy định về
phí này để xử lý vấn đề ùn
tắc giao thông thời gian tới.
“Có lẽ bài toán chống ùn tắc
giao thông và chống ngập của
TP.HCM cần tiếp tục nghiên
cứu để xử lý trong thời gian
tới” - ông Thanh nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Chủ tịch
QH Vương Đình Huệ chỉ rõ
hạn chế trong thực hiện một
số chính sách là “tình hình
chung”, không chỉ ở Hà Nội,
TP.HCMmà các địa phương
khác cũng vậy. Ông đánh giá
TP.HCMcómột số chính sách
có thể mang lại nguồn lực khá
lớn, như được hưởng số thu
“Có những nguyên nhân rất
chủ quan. Có những việc TP
muốn làm lắmnhưng phải cân
nhắc vì mới, vì khó. Trước khi
làm cũng lắng nghe nhiều ý
kiến, sau đó do có ý kiến trái
chiều nên chưa thể mạnh dạn
đưa ra” - ông Hoan nói thêm.
Cũng theo ông Hoan, có
những chính sách nghị quyết
nêu nhưng thực hiện không
đơn giản. “Vấn đề thu hồi đất
lúa trên 10 ha thì TP làmđược
nhưng dự án trên 10 ha và có
quymô dân số 10.000-15.000
hoặc khu chế xuất, khu công
nghiệp, khu đô thị, khu kinh
tế lại vướng những thủ tục về
đầu tư, các quy định của Luật
Đầu tư” - ôngHoan giải thích.
Hay vấn đề liên quan đến cổ
phần hóa, TPchậmcó phương
án cổ phần hóa nhưng để có
phương án cổ phần hóa phải
chờ hướng dẫn phương án sử
dụng đất, không có phương án
sử dụng đất nên cũng không
làm được... “Hiện TP đã
chuẩn bị dự thảo nghị quyết
mới trình QHmang tính toàn
diện hơn để huy động nhiều
nguồn lực hơn, không phải
chỉ nguồn lực từ Nhà nước”
- ông Hoan cho biết.
Ông dẫn chứng Luật Đầu
tư theo phương thức đối tác
công tư (Luật PPP) không
cho phép lĩnh vực văn hóa,
thể thao được thực hiện xã hội
hóa. Điều này rất khó trong
thực hiện, đặc biệt với các đô
thị lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Bởi nếu không huy động các
nguồn lực để đầu tư các cơ sở
vật chất về văn hóa, thể thao
tầm cỡ thì chắc chắn Nhà
nước sẽ không có nguồn lực
để thực hiện. TP.HCMmong
muốn QH cho phép TP thực
hiện Luật PPP với hai lĩnh
vực này.
“TP.HCMcố gắng làm, làm
tốt để có nhiều kinh nghiệm
góp ý cho việc xây dựng
các quy định pháp luật của
cả nước, đồng thời tạo điều
kiện cho TP phát triển, có
nhiều nguồn thu hơn, đóng
góp nhiều hơn cho cả nước”
- ông Hoan nói thêm.•
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMVõ VănHoan
(trái)
và Chủ tịchQuốc hội VươngĐìnhHuệ phát biểu tại
phiên họp. Ảnh: PHẠMTHẮNG
thẩm định của các bộ, ngành
đối với các dự án.
Đánh giá “có giảm được
một chút thủ tục về phân
cấp, phân quyền”, tuy nhiên
ông Thanh đặt vấn đề các thủ
tục để xử lý, đẩy nhanh tiến
độ của các dự án thế nào, có
“điểm nghẽn” không? Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế đề
nghị báo cáo Chính phủ làm
rõ điều này, để “đánh trúng”,
giải quyết đúng các “điểm
nghẽn” về đất đai, khai thác
nguồn lực để phát triển TP
từ việc sắp xếp các cơ sở nhà
đất của trung ương trên địa
bàn; hay việc cổ phần hóa thì
nguồn thu không nộp ngân
sách trung ương mà để lại hết
cho địa phương. Tuy nhiên,
vì những nguyên nhân khác
nhau mà nguồn này không
được nhiều trên thực tiễn.
Có chính sách
nhưng việc thực hiện
không đơn giản
Phát biểu tại phiên họp, Phó
Chủ tịch UBNDTP.HCMVõ
Văn Hoan cho hay trong năm
năm thực hiện thì hai năm
đầu, TP tập trung xây dựng
các quy định cụ thể thực hiện
nghị quyết. Hai năm kế tiếp,
lẽ ra TP tập trung triển khai
thực hiện nhưng lại vướng
dịch COVID; năm cuối lại
tập trung vào những vấn đề
tổng kết. Đây là lý do khiến
một số nội dung chưa triển
khai được.
Thống nhất trình Quốc hội cho phép
kéo dài Nghị quyết 54
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải cho
biết UBTVQH thống nhất trình QH xem xét, quyết định cho
phépTP.HCM tiếp tục thực hiệnNghị quyết 54 đến hết ngày
31-12-2023, đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ
họp thứ tư QH khóa XV.
Liên quan đến chính sách, thu nhập tăng thêm, ông Hải
lưu ý TP.HCM tiếp tục thực hiện chính sách thí điểm theo
Nghị quyết 54 nhưng tính toán cân đối không để vượt quá
mức tối đa theo Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách
tiền lương.
Phó Chủ tịch QH cũng đề nghị Chính phủ, TP.HCM tập
trung nguồn lực, nhân lực để tiếp tục triển khai hiệu quả
Nghị quyết 54, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống
pháp luật gắn với chương trình xây dựng pháp luật của QH.
“TP.HCM có một
số chính sách có thể
mang lại nguồn lực
khá lớn nhưng vì
những nguyên nhân
khác nhaumà nguồn
này không được
nhiều trên thực tiễn.”
ChủtịchQH
VươngĐìnhHuệ
Tổng thư ký, Chủ nhiệmVăn phòngQuốc hội
Bùi Văn Cường thông tin công tác nhân sự
sẽ được Quốc hội thực hiện ngay trong ngày
khai mạc kỳ họp thứ tư. Ảnh: PHẠMTHẮNG
TP.HCM tập trung nguồn lực
triển khai hiệu quả Nghị quyết 54
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMVõ VănHoan cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm thực hiện
một số nội dung trong Nghị quyết 54, có những việc TPmuốn làmnhưng phải cân nhắc vì mới, vì khó.
Quốc hội làmcông tác nhân sựngayngày khaimạc kỳhọp thứ4
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook