6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm13-10-2022
tỉnh tại khu vực ngã sáu TP Buôn
Ma Thuột. Tháng 4-1998, UBND
tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định
536 về việc thu hồi thửa đất trên
của vợ chồng cụ Long để mở rộng
khuôn viên Trung tâmVăn hóa tỉnh
Đắk Lắk.
Tháng 12-1995, UBND tỉnh
ban hành Quyết định 1717 về bồi
thường đất và nhà ở đối với các hộ
gia đình bị thu hồi đất. Ngày 2-4-
1999, UBND tỉnh ban hành Quyết
định 687 về việc sửa đổi Quyết định
1717 để bồi thường cho cụ Long
đối với thửa đất bị thu hồi là hơn
92 triệu đồng.
Cụ Long khiếu nại về việc khoản
tiền bồi thường không phù hợp
nhưng đều bị bác đơn.
Ngày 25-8-2021, UBNDTPBuôn
Ma Thuột phê duyệt phương án tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất để
xây dựng và chỉnh trang khu trung
tâm văn hóa tỉnh. Cụ Long được
giao đất tái định cư là thửa đất số
34, tờ bản đồ độc lập, phải nộp tiền
sử dụng đất hơn 2,2 tỉ đồng.
Trong tháng 11-2021, Trung tâm
Phát triển quỹ đất TPBuônMaThuột
đã ban hành các thông báo yêu cầu
cụ đến nhận tiền bồi thường nhà và
đất bị thu hồi là hơn 133 triệu đồng.
Không đồng ý với các quyết định
của chính quyền, cụ Long khởi kiện.
Buộc bồi thường giá trị
đất tại thời điểm trả tiền
bồi thường
Tại tòa, người đại diện ủy quyền
cho cụ Long phân tích: Từ năm
1998 đến 2018, chính quyền không
cưỡng chế thu hồi đất, hay xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý đất đai; đến năm 2012 (17
năm quy hoạch) chính quyền cũng
chưa ban hành quyết định điều chỉnh
hoặc hủy bỏ quy hoạch.
Do đó, hai quyết định về việc phê
duyệt phương án bồi thường và thu
hồi đất không còn giá trị thực hiện.
Đến năm 2018, chính quyền thu
hồi đất theo quyết định năm 1998
và bồi thường theo giá đất tại thời
điểm thu hồi theo quyết định năm
1995 là không thỏa đáng.
Sau khi nghe các bên trình bày,
tranh luận, HĐXX đã tuyên hủy
các thông báo, văn bản liên quan
Q.NAM
T
AND tỉnh Đắk Lắk vừa xét
xử vụ kiện hành chính giữa cụ
Dương Tấn Long (80 tuổi, ngụ
TP Buôn Ma Thuột) và người bị
kiện là UBND tỉnh này và UBND
TP Buôn Ma Thuột.
HĐXX đã tuyên buộc hai cơ quan
này ban hành quyết định phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ cho
cụ Long đối với diện tích đất bị thu
hồi theo giá đất tại thời điểm trả tiền
bồi thường.
Thu hồi đất năm 2018, áp
giá bồi thường năm 1998
Nội dung vụ việc thể hiện: Vợ
chồng cụ Long là chủ thửa đất
59,2 m
2
ở số 6 Hùng Vương, TP
Buôn Ma Thuột.
Tháng 8-1995, UBND tỉnh Đắk
Lắk có Quyết định 865 về đầu tư
dự án khả thi trung tâm văn hóa
Cụ Longmongmuốn việc bồi thường phải phù hợp với giá trị đất thực tế
là hơn 2,5 tỉ đồng. Ảnh: QN
Cụ ông 80 tuổi và vụ
kiện chínhquyềnvì
bồi thườngđất giá rẻ
Thu hồi đất năm2018 nhưng áp giá bồi thường theo giá đất của
gần 20 năm trước, chính quyền bị tòa buộc bồi thường theo giá
đất tại thời điểm trả tiền bồi thường cho dân.
đến việc bồi thường cũng như giá
đất bồi thường hỗ trợ cho cụ Long;
buộc UBND TP Buôn Ma Thuột
phải ban hành quyết định phê duyệt
phương án bồi thường hỗ trợ cho
cụ Long đối với diện tích đất bị thu
hồi theo giá đất tại thời điểm trả tiền
bồi thường.
HĐXX nhận định: Tháng 2-2021,
chủ tịch UBND tỉnh giao UBNDTP
Buôn Ma Thuột, phối hợp với Sở
VH-TT&DL, Sở Tài chính rà soát
số tiền đã được phê duyệt nhưng
chưa chi trả cho ba hộ gia đình có
đất bị thu hồi (trong đó có cụ Long)
và đề xuất việc xử lý chi trả tiền
bồi thường.
Như vậy, việc bồi thường chậm là
do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm
bồi thường gây ra, mà giá đất tại
thời điểm bồi thường do UBND
cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất
tại thời điểm có quyết định thu hồi
thì bồi thường theo giá đất tại thời
điểm trả tiền bồi thường.
Tiền bồi thường, hỗ trợ cho cụ
Long chỉ có hơn 133 triệu đồng (theo
giá đất tại thời điểm năm 1999) là
trái với quy định của pháp luật, gây
thiệt hại cho cụ.•
Việc chậm bồi thường là lỗi của chính quyền
Năm 1998-1999, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định thu hồi
đất của cụ Long và quyết định bồi thường nhưng đến nay UBND tỉnhĐắk
Lắk chưa tiến hành thu hồi đất, chưa chi trả tiền bồi thường cho cụ Long.
Việc bồi thường chậm là do UBND tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan liên
quan có trách nhiệm bồi thường gây ra thì phải bồi thường theo giá đất
tại thời điểm trả tiền bồi thường. Do đó, đề nghị HĐXX chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của cụ Long.
Đại diện VKSND tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại phiên tòa
Theo tòa, giá đất tại
thời điểm bồi thường do
UBND cấp tỉnh công bố
cao hơn giá đất tại thời
điểm có quyết định thu
hồi thì bồi thường theo
giá đất tại thời điểm trả
tiền bồi thường.
Cầnhoàn thiệnkhungpháp lý về carbonxanh tại ViệtNam
Các nhà nghiên cứu kêu gọi nên xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý carbon xanh.
Ngày 12-10,
Trường ĐH Kinh tế
- Luật, ĐH Quốc gia
TP.HCM tổ chức hội
thảo khoa học “Bảo
vệ và phát triển bền
vững rừng ngập mặn:
Chính sách, pháp luật
và thực tiễn”.
Hội thảo được tổ
chức với mục đích
tạo diễn đàn để các
học giả và những
người quan tâm thảo luận về các thách thức đối với chính
sách và thực tiễn để bảo vệ và phát triển bền vững rừng
ngập mặn. Ngoài ra, hội thảo cũng là một hoạt động tổng
kết cho các giá trị, kết quả đạt được của toàn chuỗi dự án
trong 12 tháng triển khai.
Phát biểu khai mạc, PGS-TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng
nhà trường, cho biết hệ sinh thái rừng ngập mặn đóng vai trò
hết sức quan trọng đối với chức năng phòng hộ, bảo vệ đời
sống và sinh kế cho người dân vùng ven biển.
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay diện tích rừng ngập mặn
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang
bị đe dọa bởi nạn phá rừng, phát triển nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, đô thị hóa, bão lũ và biến đổi khí hậu” -
PGS-TS Lê Vũ Nam nói.
Với bài tham luận về khung pháp lý của carbon xanh,
TS Đào Gia Phúc, Viện trưởng Viện Pháp luật quốc tế và
so sánh (Trường ĐH Kinh tế - Luật), cho biết 28 quốc
gia đã xây dựng các hành động liên quan đến hệ sinh thái
carbon xanh trong các thỏa thuận quốc tế.
Theo TS Đào Gia Phúc, carbon xanh là lượng carbon
lưu trữ trong hệ sinh thái biển và ven biển. Có thể hiểu
rừng ngập mặn có khả năng cô lập carbon trong không khí
vào nó. Lượng carbon xanh chính là lượng carbon bị rừng
ngập mặn hấp thụ. Đáng chú ý, những quốc gia có khả
năng hấp thụ carbon lớn có thể bán lượng hấp thụ đó cho
các quốc gia có lượng khí thải cao.
“Hệ sinh thái carbon xanh cực kỳ có tiềm năng tại Việt
Nam nhờ vào đường bờ biển kéo dài. Tuy nhiên, hệ sinh
thái carbon xanh vẫn chưa được cam kết trực tiếp tại thỏa
thuận quốc tế cũng như trong các văn bản pháp luật của
Việt Nam” - TS Đào Gia Phúc nói.
Vì thế, TS Đào Gia Phúc khuyến nghị các nhà làm luật
nên hoàn thiện khung pháp lý về carbon xanh và xây dựng
hệ thống giám sát phát thải quốc gia. Đồng thời, cơ quan
chức năng cũng cần nâng cao nhận thức của các doanh
nghiệp và người dân về sự quan trọng, khả năng đóng góp
của rừng ngập mặn trong bảo vệ môi trường và kinh tế.
MINH CHUNG - DƯƠNG HOÀNG
Tiêu điểm
Đề nghị bồi thường
hơn 2,5 tỉ đồng
Thắng kiện, tôi rất vui bởi việc theo
kiện đã tốn quá nhiều thời gian, công
sức của chúng tôi. 20 năm thực hiện
việc thu hồi đất (từ năm 1998 đến
2018) là 20 nămgia đình tôi phải sống
trong khu vực quy hoạch treo không
được sửa chữa, xây dựng.
Tôi đề nghị việc bồi thường đất cho
chúng tôi phải phùhợpvới giá trị thực
tế là hơn 2,5 tỉ đồng.
Cụ
DƯƠNG TẤN LONG
, người khởi kiện
TSĐàoGiaPhúctrìnhbàythamluậnvấn
đềkhungpháplýcủacarbonxanhtạiViệt
Namvàquốctế.Ảnh:DƯƠNGHOÀNG
Bảo vệ rừng gắn liền với phát triển
sinh kế
Hội thảo là một trong các hoạt động của dự án “Chương
trình tập huấn và trợ giúp pháp lý cho đối tượng người
dân tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và sống
phụ thuộc vào rừng tại địa bàn huyện Cần Giờ, TP.HCM”do
Liên minh châu Âu và Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (EU
JULE JIFF) tài trợ.
Dự án hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức pháp luật
về bảo vệ rừng gắn liền với phát triển sinh kế đến với ba
nhóm đối tượng là hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng,
hộ nghèo sống phụ thuộc vào rừng và trẻ em trên địa bàn
huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Nhiều hộ dân là những người đang nhận giao khoán bảo
vệ rừng và sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tại huyện
Cần Giờ đã được mời tham dự chương trình.