13
TP.HCM tăng cường
kiểm soát bữa ăn bán trú
NGUYỄNQUYÊN
T
rong lúc cơ quan chức
năng không đủ lực lượng
để kiểm tra thường xuyên
công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm (ATTP) tại các trường
học thì nhiều trường trên địa
bàn TP.HCM đã tăng cường
giámsát để làmsao bữa ăn của
học sinh (HS) được an toàn.
Hiệu trưởng trực tiếp
kiểmtra bữa ăn củaHS
ÔngĐinh PhúCường, Hiệu
trưởngTrườngTHCSNguyễn
Văn Luông, quận 6, chia sẻ
trường có hơn 1.300 HS đăng
ký ăn bán trú. Trường tổ chức
nấu ăn tại chỗ, vấn đề ATTP,
chất lượng bữa ăn được đặc
biệt chú trọng.
Để đảm bảo an toàn, nguồn
thựcphẩmđầuvàođượctrường
lựa chọn kỹ càng. Ban giám
hiệu sẽ thường xuyên kiểm
tra nguồn từ khâu nhập hàng,
giám sát quy trình chế biến.
Đặc biệt, ban giám hiệu sẽ
trực tiếp kiểm tra bữa ăn của
HS và sẽ tiếp phẩm cho các
em. “Công việc này sẽ giúp
tôi nắm bắt được chất lượng
bữa ăn qua từng lời nhận xét
cũng như góp ý của các em”
- ông Cường nói.
Trường Tiểu học Nguyễn
Thái Sơn, quận 3 cũng tổ
chức nấu ăn tại trường cho
hơn 2.000 HS nên vấn đề
ATTP luôn được nhà trường
chú trọng. Theo ông Đinh
Hữu Đắc, Hiệu trưởng nhà
trường, nhà bếp được bố
trí quy trình một chiều theo
đúng quy định của Bộ Y tế.
Sau khi tiếp phẩm xong, bộ
phận nhà bếp sẽ sơ chế, chế
biến, sau đó đưa vào khu vực
chia và cuối cùng sử dụng xe
chuyên dụng để vận chuyển
thức ăn cho HS.
“Ban giám hiệu luôn có
kế hoạch đi giám sát nhưng
với trách nhiệm là thủ trưởng
đơn vị, tôi thường xuyên thực
hiện công việc này và luôn
kiểm tra đột xuất. Có hôm,
chỉ cần một em than vãn đồ
ăn không ngon, tôi sẽ làm
việc ngay với bộ phận lên
thực đơn để tìm hiểu và có
sự điều chỉnh sao cho hợp lý.
Công tác đảm bảoATTP cho
HS luôn được nhà trường đặt
lên hàng đầu” - ông Đắc nói.
Không chỉ tăng cường kiểm
soát bữa ăn, Trường THCS
Huỳnh Khương Ninh, quận
1 còn thường xuyên tổ chức
các chuyên đề nhằm giúp
HS có kiến thức cũng như
kỹ năng để phòng tránh ngộ
độc thực phẩm. Mới đây, nhà
trường đã tổ chức chuyên đề
ATTP cho HS. Các em được
chuyên gia hướng dẫn phân
biệt các món nên ăn và năm
chìa khóa để đảmbảo an toàn.
Trường THCS Huỳnh
Khương Ninh có khoảng 600
HSănbán trú tại trường.Nhiều
năm nay nhà trường đặt suất
ăn công nghiệp. “Mỗi năm
trường tổ chức 2-3 chuyên
đề cho HS từ đầu năm, giữa
năm và cuối năm. Hoạt động
này sẽ trang bị cho HS những
kỹ năng, kiến thức lựa chọn
thực phẩm đúng không chỉ
trong nhà trường mà còn ở
bên ngoài. Từ đó, giúp các
em nhận biết và chọn lựa
thực phẩm an toàn” - bà Bùi
Thị Trà My, Phó Hiệu trưởng
nhà trường, nói.
Cũng theo bà My, công tác
giám sát bữa ăn luôn được
thực hiện nghiêm ngặt và
theo quy định. Hằng năm hội
phụ huynh của trường đều
đến cơ sở cung cấp thức ăn
để giám sát.
Phụ huynh “vào cuộc”
Những sự việc ngộ độc
xảy ra trong thời gian qua
khiến phụ huynh lo lắng về
chất lượng bữa ăn bán trú tại
trường học. Để an tâm, nhiều
phụ huynh đã phối hợp với
trường trong việc giám sát
quy trình chế biến bữa ăn.
Tại TP.HCM, việc phụ huynh
tham gia giám sát được nhiều
trường học triển khai với mục
đích làm sao HS có được bữa
ăn ngon, đảmbảo dinh dưỡng
và đặc biệt an toàn.
Từ5giờ30, chịHuỳnhNgọc
ThuTrà cùng ban đại diện cha
mẹ HS của Trường Tiểu học
NguyễnThái Sơn, quận3đã có
mặt tại khu vực chế biến bữa
ăn bán trú của trường để giám
sát quy trình từ tiếp phẩm, sơ
chế, chế biến đến vận chuyển
các suất ăn đến từng HS.
“Ban đại diện cha mẹ HS
luân phiên cắt cử người giám
sát bữa ăn. Thông thường sẽ
thực hiện hằng tuần, tuy nhiên
sẽ đi những ngày không cố
định, đột xuất để đánh giá từ
nguồn thực phẩmđầu vào, quy
trình chế biến thực phẩm ra
sao, có đảm bảo sự an toàn
không” - chị Trà bày tỏ.
Theo chị Trà, sự giám sát
của phụ huynh giống nhưmột
bước đệm, thúc đẩy trường
phải kiểm soát chặt chẽ các
quy trình trong thực hiện bữa
ăn bán trú. Ban đại diện cha
mẹHS sẽ luônđồnghành cùng
trường để đem đến cho HS
bữa ăn đảm bảo chất lượng.
Vào đầu tháng 11-2022, chị
Trần Thị Thu Phương, có con
đang học tại Trường THCS
Nguyễn Văn Luông, quận 6,
đã tham gia giám sát bữa ăn
bán trú tại trường.
Trường khuyến khích phụ
huynhgiámsát đột xuất, không
cần lên kế hoạch trước. Phụ
huynh có nhu cầu cứ đến cổng
trường gọi điện thoại cho ban
giám hiệu sẽ được tiếp đón
và hướng dẫn kiểm tra các
phòng. “Dù không báo trước
nhưng khi quan sát quy trình
chế biến của bộ phận nhà bếp,
tôi thấy khá yên tâm. Từ chỗ
nắm được khâu chế biến thực
phẩm thế nào, chất lượng bữa
ăn của con ra sao…cha mẹ sẽ
yên tâmhơn. Chỉ có điều công
tác giám sát của phụ huynh
chưa được thường xuyên do
còn phải đi làm” - chị Phương
nói thêm.
Trong khi đó, Trường Tiểu
học Trưng Trắc, quận 11 lại
cho phép phụ huynh đăng
ký ăn trưa cùng con để từ đó
góp ý về chất lượng bữa ăn
bán trú. Kế hoạch này được
nhiều phụ huynh ủng hộ và
sẵn sàng dành thời gian để
tham gia.•
Tổ chức kiểm tra,
xử lý đúng luật nếu
sai phạm
Ban quản lý ATTP TP.HCM
cùng Sở GD&ĐT đã ký kết và
triển khai kế hoạch đảm bảo
ATTP tại các cơ sở giáo dục
trên địa bàn TP. Hằng năm
ban quản lý đều tổ chức kiểm
tra bếp ăn trường học, các cơ
sở cung cấp suất ăn sẵn cho
trường và xử lý đúng luật nếu phát hiện sai phạm, đồng
thời đề nghị các đơn vị này sử dụng thực phẩm của các
công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
Bà
PHẠM KHÁNH PHONG LAN
,
Trưởng Ban quản lý ATTP TP.HCM
Kiểm tra đột xuất
an toàn thực phẩm
tại các trường
Sở đã chỉ đạo đoàn kiểm
tra phối hợp với Ban quản lý
ATTP TP.HCM kiểm tra tất cả
đơn vị. Nội dung kiểm tra liên
quan đến vấn đề ATTP và sẽ
thực hiện kiểm tra đột xuất.
Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các trường phối hợp với ban đại
diện cha mẹ HS thực hiện giám sát công tác chế biến và
giá thành của các suất ăn hằng ngày.
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm liên quan đến
việc kiểm soát chất lượng thực phẩm của các bếp ăn,
nhà ăn đảm bảo đúng quy định, có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.
Mặt khác, Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn hơn 12 lớp
với sự tham gia của hơn 24.000 chuyên viên phụ trách
công tác y tế trong ngành. Ngoài ra, sở đã phối hợp với
Ban quản lý ATTP TP quay video hướng dẫn cán bộ y tế,
lãnh đạo nhà trường trong các trường hợp xảy ra ngộ độc
thực phẩm để biết cách giải quyết tại trường theo đúng
quy trình.
Ông
HỒ TẤN MINH
,
Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM
Kiểm soát chặt
quy trình bếp ăn
trường học
Với những cơ sở cung cấp
suất ăn với khối lượng lớn,
họ thường chuẩn bị thức ăn
trong thời gian dài, có thể
để thức ăn ở nhiệt độ môi
trường trong vài tiếng đồng
hồ. Vì thế chỉ cần một người
nhiễm salmonella và chạm vào thức ăn chín, trong vài
giờ vi khuẩn sẽ nhân lên với cấp số nhân. Khi đó, khối
lượng vi khuẩn và độc tố sẽ rất cao. Vì vậy, đối với các
bếp ăn tập thể khi khoảng thời gian giữa chế biến xong
và sử dụng càng kéo dài thì nguy cơ càng lớn.
Đối với những vi khuẩn nguy hiểm, dễ gây ngộ độc,
không thể phát hiện được vì không nhận biết được
cảm quan. Do đó, chúng ta cần phải giám sát chặt
quy trình chế biến, từ chất lượng đầu vào của thực
phẩm đến khi sơ chế, chế biến và cho đến khi các em
sử dụng. Chúng ta phải làm sao rút ngắn khoảng thời
gian từ lúc chế biến thực phẩm đến khi cung cấp suất
ăn cho các em.
PGS-TS
ĐỖVĂN DŨNG
,
Trưởng khoa Y tế công cộng
Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Sự giám sát của
phụ huynh giống
như một bước đệm,
thúc đẩy trường
phải kiểm soát chặt
chẽ các quy trình
trong thực hiện bữa
ăn bán trú.
Đời sống xã hội -
ThứHai 5-12-2022
Vấn đề giám sát bữa ăn bán trú và bảo đảman toàn thực phẩm trong trường học được TP.HCM
đặc biệt quan tâm sau vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường iSchool Nha Trang.
Ban đại diện chamẹ học sinh
cùng hiệu trưởng Trường Tiểu
học Nguyễn Thái Sơn, quận 3
giámsát bữa ăn bán trú.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Học sinh Trường THCSHuỳnh
KhươngNinh, quận 1 thamgia
chuyên đề an toàn thực phẩm.
Trong ảnh: Học sinh lựa chọn
món gà chiên an toàn.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN