279-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai5-12-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Xuất phát từ chức năng quản lý nhà nước (chấp hành
- điều hành) nên các cơ quan hành chính là chủ thể tiếp
xúc nhiều nhất với cá nhân, tổ chức. Điều rất dễ nhận thấy
là một người sinh ra, trong suốt cuộc đời của mình có thể
không bao giờ liên hệ với cơ quan lập pháp hay tư pháp
nhưng không thể không thiết lập quan hệ với cơ quan hành
chính. Khi đó, như một thiên hướng tự nhiên, các tranh
chấp hành chính cũng có khả năng phát sinh.
Để giải quyết những tranh chấp này, Nhà nước thiết lập
nhiều phương thức khác nhau. Nếu như trước năm 1996,
việc giải quyết tranh chấp hành chính chỉ được thực hiện
bằng con đường khiếu nại thông qua thủ tục hành chính
thì hiện nay, pháp luật đã quy định thêm phương thức giải
quyết tranh chấp bằng tòa án thông qua thủ tục tư pháp.
Theo Luật Tố tụng hành chính, bản án sơ thẩm của tòa
án sẽ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng
nghị; bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày
tuyên án. Khi bản án có hiệu lực pháp luật thì các cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, trong ba năm 2017,
2018, 2019, tổng số bản án, quyết định của tòa án thuộc
diện theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) là 1.052,
trong đó chỉ có 713 bản án được UBND, chủ tịch UBND
các cấp thi hành, chỉ đạo thi hành xong, đạt tỉ lệ 68%. Số
liệu 10 tháng đầu năm 2020 là 693 bản án, trong đó đã thi
hành xong 230 bản án, còn phải thi hành 463 bản án. Mặc
dù số lượng các bản án hành chính được thi hành tăng qua
các năm, song tỉ lệ bản án thi hành xong trên tổng số phải
thi hành lại có chiều hướng giảm dần và đặc biệt đạt tỉ lệ
thấp dưới 50% vào những năm 2018, 2019. Trong số các
bản án chưa thi hành xong, có không ít bản án đã tồn đọng,
kéo dài nhiều năm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chậm THAHC được
xác định là do thiếu cơ quan chuyên trách trong việc tổ
chức thực hiện. Hiện nay, việc THAHC được thực hiện
theo cơ chế “tự thi hành” của người phải THA. Do cơ chế
“tự thi hành” nên tình trạng chây ì, phớt lờ trở nên phổ
biến.
Tuy nhiên, nếu cứ vịn vào lý do này để bao biện thì bao
giờ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước mới được thực
thi hiệu quả, bao giờ tòa án mới trở thành một cơ quan có
quyền cương tỏa hoạt động của các cơ quan hành chính
trước sự lạm quyền, tùy tiện. Với cơ chế Đảng lãnh đạo
như ở nước ta hiện nay cùng với vấn đề thống nhất của
quyền lực nhà nước, đã đến lúc cần phải xem xét trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan phải THAHC và cấp
trên trực tiếp của người đứng đầu cơ quan phải THA trong
trường hợp không đôn đốc thực hiện THAHC.
Bản thân tòa án có quyền tuyên án nhưng án hành chính
không thể do tòa án thi hành bởi cơ quan này không có bộ
máy cưỡng chế THAHC. Cơ quan THA dân sự được giao
nhiệm vụ theo dõi THAHC nhưng có lẽ đây là một nhiệm
vụ khó khả thi bởi cơ quan này không có mối quan hệ về
nhân sự, tổ chức với cơ quan phải THAHC. Trong khi đó,
trách nhiệm của chủ thể không THAHC nếu có là loại
trách nhiệm kỷ luật được thực hiện bởi người đứng đầu
hoặc cấp trên trực tiếp - người có quyền bổ nhiệm hay phê
chuẩn. Do đó, nếu người đứng đầu hoặc cấp trên trực tiếp
của người đứng đầu thờ ơ, thiếu trách nhiệm, không quyết
liệt trong việc THAHC thì cho dù các quy định pháp luật
có tiến bộ đến đâu cũng khó có thể trở thành công cụ hữu
hiệu thúc đẩy THAHC.
Trong bối cảnh Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức đã được sửa đổi, bổ sung lần gần nhất vào năm 2019,
các quy định trong Nghị định 71/2016 về xử lý kỷ luật người
không THAHC cũng cần được sửa đổi. Những sửa đổi này
cần nhắm tới việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với cả
người đứng đầu lẫn cấp trên trực tiếp của người đứng đầu
cơ quan có nghĩa vụ THAHC nhưng không thi hành. Theo
đó, người đứng đầu lẫn cấp trên trực tiếp của người đứng
đầu cơ quan có nghĩa vụ THA nếu thiếu trách nhiệm trong
việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc THAHC thì cũng phải gánh
chịu trách nhiệm kỷ luật. Có như vậy, hiệu quả và chất
lượng THAHC mới có những triển vọng tích cực.
TS
CAO VŨ MINH
,
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Cầntruytráchnhiệmngười
đứngđầucơquanchậm
thihànhánhànhchính
Lối đi trên đất công hiện đã bị bít kín để xây phòng trọ khiến gia đình ôngĐồng phải đi
nhờ trên đất người khác. Ảnh: HỮUĐĂNG
Ủy ban chậm thi
hành án hành chính
Án có hiệu lực từ năm2020 nhưng đến nay ủy ban vẫn chưa
giải quyết lối đi chung cho người dân; cơ quan thi hành án
kiến nghị UBNDTP.HCMxemxét, xử lý.
HỮU ĐĂNG
V
ừa qua, Cục Thi hành án dân
sự (THADS) TP.HCM đã có
văn bản gửi chủ tịch UBND
TP.HCM về việc kiến nghị chỉ đạo,
đôn đốc và xử lý trách nhiệm trong
việc chậm THA hành chính của
UBND TP Thủ Đức.
Kiến nghị xử lý trách
nhiệm chậm THA
Cụ thể, văn bản ngày 21-9 của
Cục THADS TP.HCM cho biết tháng
4-2022, chấp hành viên Cục THADS
TP đã làm việc trực tiếp với đại diện
UBNDTPThủ Đức đề nghị thực hiện
nghĩa vụ trong Bản án hành chính
1293/2020/HCST.
Tuy nhiên, đến nay bản án vẫn
chưa được thi hành xong. Do đó,
căn cứ Điều 13 và khoản 5 Điều
14 Nghị định 71/2016 (quy định về
thời hạn, trình tự, thủ tục THA hành
chính và xử lý trách nhiệm đối với
người không thi hành bản án, quyết
định của tòa án), Cục THADS thông
báo để chủ tịch UBND TP.HCM xem
xét, chỉ đạo, đôn đốc việc THA và
xử lý trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Hai năm nay, ông Nguyễn Ngọc
Đồng (phường Linh Trung, TP Thủ
Đức, TP.HCM) liên tục làm đơn yêu
cầu thi hành bản án hành chính này.
Hộ ông Đồng và bà TTP có một
lối đi chung rộng khoảng 4 m dẫn
vào nhà tại phường Linh Trung. Năm
2000, biết bà P làm hàng rào bít lối
đi chung nên ông đã yêu cầu tháo
dỡ nhưng không được chấp nhận.
Sau đó, vụ việc được UBND quận
Thủ Đức (nay là TP Thủ Đức) thụ lý
giải quyết. Ông Đồng yêu cầu ủy ban
giải quyết việc xây dựng nhà trọ lấn
chiếm lối đi, đồng thời phục hồi lối
đi rộng 4 m (theo tài liệu 299/TTg).
Đến giữa năm 2016, UBND quận
Thủ Đức có Văn bản trả lời 2337
cho biết việc phục hồi lối đi chung
theo kiến nghị của ông Đồng không
thực hiện được do các hộ dân không
đồng ý.
Ông Đồng tiếp tục khiếu nại nhưng
đến tháng 11-2017, UBND quận
Thủ Đức ra Quyết định 7641 đình
chỉ giải quyết khiếu nại vụ việc của
ông Đồng.
Ông Đồng khởi kiện chủ tịch UBND
và UBND quận Thủ Đức yêu cầu hủy
Văn bản trả lời 2337 và hủy Quyết
Tháng 3-2022, TAND
TP.HCM ra quyết định
THA. Đồng thời, chủ tịch
UBND TP.HCM có trách
nhiệm kiểm tra, đôn đốc
và xử lý trách nhiệm của
chủ tịch và UBND TP
Thủ Đức theo quy định
của pháp luật.
UBND TP Thủ Đức không phản hồi
Để tìm hiểu rõ lý do chậmTHA hành chính, ngày 25-10, PV
Pháp Luật TP.HCM
đã liên hệ với UBND TP Thủ Đức. Bộ phận tiếp dân đóng dấu xác nhận đã nhận
văn bản nêu vấn đề của báo. Tuy nhiên, cho đến nay đã hơn một tháng, chúng
tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ cơ quan này.
định đình chỉ giải quyết khiếu nại
7641; buộc ủy ban giải quyết khiếu
nại về yêu cầu cưỡng chế trả lại lối
đi đã lấn chiếm trên đất công.
Tòa buộc mở lối đi chung
nhưng ủy ban không
thi hành
Xử sơ thẩmhồi tháng 8-2020, HĐXX
nhận định lối đi chung là đất công cộng,
do Nhà nước quản lý nên UBND quận
Thủ Đức không thể căn cứ vào ý kiến
của các hộ dân. Do đó, tòa tuyên chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đồng,
buộc UBND quận và chủ tịch UBND
quậnThủĐức thực hiện nhiệmvụ công
vụ theo quy định của pháp luật. Bản án
không có ai kháng cáo, cũng không bị
kháng nghị nên có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, do người phải THAkhông
tự nguyện thi hành nên tháng 3-2022,
TANDTP.HCMđã ra quyết định buộc
THAhành chính. Tòa yêu cầu chủ tịch
và UBND TP Thủ Đức thi hành Bản
án hành chính 1293/2020/HCST. Đồng
thời, chủ tịch UBNDTP.HCMcó trách
nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách
nhiệm của chủ tịch và UBND TP Thủ
Đức theo quy định của pháp luật.
Ngày 30-9, Sở Tư pháp TP.HCM
cũng đã có văn bản gửi UBNDTPThủ
Đức, đề nghị chủ tịch UBND TP Thủ
Đức khẩn trương tổ chức thi hành bản
án hành chính trong vụ việc của ông
Đồng. Tuy nhiên, đến nay án vẫn chưa
được thi hành.
Trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
,
ôngĐồng cho biết hơn 20 nămnay, ông
đã theo đuổi, đấu tranh để lấy lại lối
đi công cộng. Án tòa đã tuyên nhưng
đến nay chính quyền vẫn không thi
hành, thành ra việc lấy lại lối đi vẫn
chưa có kết quả.
“Gia đình tôi và gia đình con tôi đang
năn nỉ để được đi tạm trên đất của một
hộ dân khác.Vì vậy, tôi khẩn thiết mong
cơ quan chức năng sớmTHAđể trả lại
lối đi” - ông Đồng nói.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook