284-2022 - page 3

3
Tại kỳ họp thứ tám HĐND TP.HCM
khóa X sáng 9-12, đại biểu (ĐB) HĐND
TP tiếp tục chất vấn lãnh đạo TP.HCM
về thực hiện Nghị quyết 131 về tổ chức
chính quyền đô thị tại TP.HCM.
Các ĐB HĐND đặt ra một số vấn đề
như chuyển đổi số, công tác cải cách
hành chính dù có cố gắng nhưng hệ
thống thông tin các sở, ngành còn rời
rạc, thiếu tính liên kết. Đặc biệt, các ĐB
quan tâm đến sự quá tải, áp lực công
việc của cán bộ cơ sở, nhất là ở các
phường đông dân.
ĐB Nguyễn Thị Kim Dung (huyện Hóc
Môn) nêu vấn đề cán bộ không có thời
gian đi thực tế, xuống dân vì phần lớn
thời gian dành cho việc giải quyết hồ sơ.
Họ cũng không có thời gian để tái tạo sức
lao động khiến khả năng sáng tạo cũng bị
hạn chế, không có thời gian cho gia đình.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND
TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay TP đã
giao Sở Nội vụ nghiên cứu để sớm trình
đề án gồm năm nội dung. Cụ thể, rà soát
để có đề xuất công tác tuyển dụng gắn với
chính sách động viên thu hút nhân tài.
“Không phải chỉ nhân tài ngoài hệ
thống mà có cơ chế động viên cán bộ,
công chức, viên chức trong hệ thống có
sự nổi trội, xuất sắc trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ” - ông Mãi thông tin.
Ông Mãi cho biết TP đang tính toán
để có cơ chế cho công chức, viên chức
tiếp cận được các chính sách nhà ở… TP
cũng tính đến chính sách đào tạo cho cán
bộ sát với vị trí công tác, chức danh của
cán bộ, công chức. “Mỗi năm mỗi công
chức, viên chức có thể cách ly công việc
hai tuần để cập nhật kiến thức, nghiên
cứu mô hình, cách làm mới để họ có
năng lượng mới, kiến thức mới, kỹ năng
mới phục vụ công việc tốt hơn” - ông
Mãi nói.
Liên quan đến vấn đề tăng thu nhập
cho cán bộ, công chức, ông Mãi nói việc
tăng thu nhập thì mừng là HĐND đã bàn
cho ý kiến về mức tăng thu nhập 1,8 lần.
“Đây là năm đạt mức tăng cao nhất theo
nghị quyết mà Quốc hội đã cho. TP sẽ
cân đối nguồn thu để bố trí đủ ngân sách
thực hiện” - ông Mãi nói.
TP sẽ có sự đề bạt sát sao hơn, làm sao
bố trí, đánh giá cho được cán bộ, công
chức có thành tích đóng góp, ghi nhận
xứng đáng để giao nhiệm vụ, trọng trách
cao hơn để phát huy năng lực.
Về thực hiện chính quyền đô thị, ông
Phan Văn Mãi cho rằng phải cố gắng
để làm sao phát huy quyền làm chủ của
người dân khi không tổ chức HĐND ở
quận, phường để người dân kiểm soát
được quyền lực, giám sát được kết quả.
Phải tăng cường trách nhiệm, phải rõ,
minh bạch, công khai quy trình, tiến độ,
kết quả và ứng dụng công nghệ.
Người đứng đầu chính quyền TP cũng
chia sẻ chính quyền TP sẽ cố gắng để
thực hiện chức trách, nhiệm vụ của ủy
ban để làm sao cả chủ tịch UBND, từng
công chức được minh bạch, người dân
giám sát được và có kênh phản hồi.
THANH TUYỀN - BẢO PHƯƠNG
Thời sự -
ThứBảy10-12-2022
Chủ tịch
UBND
TP.HCM
PhanVăn
Mãi trả
lời các
đại biểu
về việc
thực hiện
Nghị
quyết
131.
Ảnh: BẢO
PHƯƠNG
TRỌNGPHÚ-NHẪNNAM
N
gày 9-12, HĐNDTPHà
Nội thực hiện chất vấn,
tái chất vấn kết quả thực
hiện các kết luận, cam kết,
lời hứa của UBNDTP và các
cơ quan tại các kỳ họp trước
của HĐND TP.
Một trong những nội dung
được các đại biểu (ĐB) quan
tâm là việc triển khai dự án,
đặc biệt là phương án kiến
trúc đối với tòa nhà văn phòng
tại lô đất 31-35 Lý Thường
Kiệt, quận Hoàn Kiếm.
ĐB Lê KimAnh (Ba Đình)
nhắc lại cam kết của UBND
TP Hà Nội và nói: “Đây là
dự án nằm trên “đất vàng”
cần sớm thực hiện đầu tư
xây dựng, không thể để dở
dang mãi được”.
Trả lời ĐB, Phó Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Dương
Đức Tuấn cho biết dự án
trên triển khai trên lô đất
31-35 Lý Thường Kiệt, có
diện tích 2.200 m
2
với ba mặt
phố, đang thuộc sử dụng của
Ngân hàng SHB (Ngân hàng
TMCP Sài Gòn - Hà Nội).
Năm 2017, UBND TP có
báo cáo Thủ tướng cho phép
Ngân hàng SHB được đầu
tư xây dựng trụ sở quy mô
cao hơn 13 tầng (quy hoạch
cũ chỉ có tám tầng).
Thủ tướng, Văn phòng
Chính phủ cũng có văn bản
giao nhiệm vụ cho UBND
TP thống nhất với Bộ Xây
dựng để giải quyết nhu cầu
của chủ đầu tư.
UBNDTPHà Nội đã có chỉ
đạo ngày 30-9-2020 giao Sở
QH-KT hướng dẫn chủ đầu
tư lựa chọn hai phương án:
Phương án 1 nếu nghiên cứu
điểm nhấn thì phải nghiên
cứu thiết kế đô thị. Phương
án 2 thì theo quy định cũ,
không cao quá tám tầng.
Trên cơ sở đó, TP đã giao
các sở nghiên cứu thiết kế
đô thị. Đơn vị tổ chức lập
là UBND quận Hoàn Kiếm,
đơn vị nghiên cứu là Viện
QH-KT. Dự kiến tháng 12
mới báo cáo nhiệmvụ thiết kế
đô thị, sau đó mới có đồ án.
“Nếu nghiên cứumà không
thể cao hơn tám tầng thì
phải tuân thủ theo quy định
cũ” - ông Tuấn nói.
Liên quan đến nội dung
này, ông Nguyễn Trúc Anh,
Giám đốc Sở QH-KT TP Hà
Nội, cho biết tám tầng là
chỉ tiêu chung, nếu thiết kế
đô thị cao chưa chắc đã là
điểm nhấn nên có thể cũng
là xuống. Nếu chỉ cho phép
xây ba tầng thì cũng phải
tuân thủ.
Điều hành nội dung này,
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội
Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu
UBND quận Hoàn Kiếm
và các cơ quan liên quan
trong thời gian tới có báo
cáo HĐND TP Hà Nội để
các ĐB giám sát về tiến độ.
. Tại TP Cần Thơ, ngày
9-12, tại kỳ họp HĐND TP
Cần Thơ, trong phần chất
vấn và trả lời chất vấn, ĐB
đã hỏi lãnh đạo Sở GTVT
về kế hoạch mở rộng một
số tuyến đường trọng điểm
trên địa bàn TP, tiến độ công
trình trọng điểm, giải quyết
ùn tắc giao thông...
Ông Lê Tiến Dũng, Giám
đốc Sở GTVT, cho biết quy
hoạch ngành giao thông theo
định hướng phát triển TP
trong từng thời kỳ. Các dự
án giao thông phải có quy
hoạch mới xây dựng, mà
muốn xây dựng được phải
cân đối nguồn lực từng thời
kỳ và mức độ ưu tiên của
từng thời kỳ cho sự phát
triển của TP. Ví dụ nhiệm
kỳ này TP đầu tư một số
tuyến đường tỉnh, một số
tuyến đường đô thị.
Người đứng đầu ngành
giao thông TP Cần Thơ cho
rằng: “Vấn đề ùn tắc giao
thông của TP, đặc biệt là ở
quận Ninh Kiều đã đến mức
báo động, nếu như chúng ta
không có các giải pháp trong
thời gian tới thì vấn đề kẹt
xe cũng giống như TP.HCM
và Hà Nội”.•
Chủ tịch HĐND
TP Hà Nội Nguyễn
Ngọc Tuấn yêu cầu
UBND quận Hoàn
Kiếm và các cơ quan
liên quan trong thời
gian tới có báo cáo
để giám sát tiến độ.
Phó Chủ tịchUBNDTPHàNội DươngĐức Tuấn
phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: TP
Hà Nội, Cần Thơ:
Chất vấnvề“đất vàng”,
ùn tắc giao thông
Nhiều đại biểuHĐNDTPHà Nội, TP CầnThơ
chất vấn về “đất vàng” chậm triển khai,
ùn tắc giao thông, công trình trọng điểm.
Tổng thu ngân sách Đồng Nai vượt
dự toán, đạt gần 63.000 tỉ đồng
Ngày 9-12, kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X,
nhiệmkỳ 2021-2026 đã khai mạc. Theo Chủ tịch HĐND tỉnh
Đồng Nai Thái Bảo, năm2022 tỉnh đã có những thành công
nổi bật trong phòng chống dịch bệnh. Kinh tế tiếp tục phát
triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khá cao, đạt 9,22%
(vượt mục tiêu nghị quyết); tổng thu ngân sách đạt gần
63.000 tỉ đồng (vượt dự toán trungươnggiao), tổng vốnđầu
tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước tính đạt trên 105.000 tỉ
đồng (vượt mục tiêu nghị quyết).
VŨ HỘI
TP.HCMsẽ tínhtoánnhiềucơchế,
chínhsáchmới chocánbộcơsở
UBNDTP.HCMđã giao SởNội vụ nghiên cứu để
sớm trình đề án gồmnămnội dung liên quan đến
cơ chế cho cán bộ cấp cơ sở.
Trước đó, báo cáo về kết quả thực hiện
Nghị quyết 131, Phó Chủ tịchUBNDTP.HCM
VõVănHoan chobiết việc sắp xếp, kiện toàn
bộ máy, tổ chức các cơ quan đơn vị được
tiến hành khẩn trương, tinh gọn. Công tác
cán bộ về cơ bản hoàn thành tốt. Tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệmvà tínhminh bạch
trongquản lý của chínhquyềnTP.HCMđược
tăng cường...
Tuy nhiên, khi thực hiện mô hình chính
quyềnđô thị, số lượng công chức tạiTP.HCM
được phân bổ chưa phù hợp với vị trí việc
làm. Trong khi đó, khối lượng công việc
từng vị trí, quy mô dân số lớn và đặc điểm
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội có
ảnh hưởng đến việc phục vụ nhu cầu của
người dân và doanh nghiệp.
Qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết
131, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM
Phạm Quỳnh Anh đề nghị UBND TP đẩy
mạnh triển khai đề án xây dựng TP.HCM
trở thành đô thị thông minh và xây dựng
chính quyền điện tử, chính quyền số. Cạnh
đó, rà soát, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền
đối với UBND TP Thủ Đức và các quận,
huyện, chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các
quận, huyện.
Thường trựcHĐNDTPcũngđềnghị UBND
TP khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hạn; tổ
chức đối thoại giữa chính quyền các cấp với
nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp theo
lĩnh vực chuyên ngành.
Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook