021-2023 - page 16

16
Quốc tế -
ThứBảy 4-2-2023
Mỹ-ẤnĐộ ký thỏa thuận thamvọng
để vượt mặt TrungQuốc
Mỹ và ẤnĐộ ký thỏa thuận hợp tác trên loạt lĩnh vực công nghệ quan trọng nhằmhạn chế hơn nữa
ưu thế của Trung Quốc.
VĨ CƯỜNG
H
ôm31-1, tại NhàTrắng,
cố vấn an ninh quốc gia
Mỹ Jake Sullivan và
người đồng cấp Ấn Độ Ajit
Doval họp với các quan chức
cấp cao hai nước khởi động
“Sáng kiến Mỹ - Ấn Độ về
công nghệ quan trọng và mới
nổi”. Hai bên đồng ý mở rộng
hợp tác phát triển khí tài thế
hệ mới, máy tính lượng tử,
chất bán dẫn và các lĩnh vực
công nghệ cao khác, theo tờ
The New York Times
.
Một số nội dung hợp tác
đáng chú ý gồm hợp tác giữa
các cơ quan khoa học quốc
gia Mỹ - Ấn Độ trên lĩnh vực
trí tuệ nhân tạo và công nghệ
không dây thế hệ mới.
Hai bên cũng sẽ làm việc
tạo thuận lợi xây dựng mạng
di động tiên tiến ở Ấn Độ,
hợp tác trong sản xuất chất
bán dẫn, nỗ lực giúp Ấn Độ
tăng cường nghiên cứu và sản
xuất chip để bổ sung cho nhu
cầu ở Mỹ.
Hai nước cam kết tăng tốc
cùng phát triển, sản xuất công
nghệ quốc phòng như động
cơ phản lực, hệ thống pháo
binh và xe bộ binh bọc thép.
Mỹ cho biết sẽ nhanh chóng
xem xét đề xuất mới của Tập
đoàn General Electric về việc
sản xuất động cơ phản lực với
Ấn Độ. Sự kiện diễn ra trong
bối cảnh Mỹ siết chặt quan
hệ với các đồng minh châu Á
và tìm cách giảm ảnh hưởng
của Trung Quốc (TQ) trên
các lĩnh vực công nghệ cao.
Cột mốc quan trọng
trong quan hệ
Mỹ - Ấn Độ
Ông Sullivan chia sẻ thỏa
thuận nói trên sẽ trở thành
“cột mốc quan trọng tiếp theo”
trong quan hệMỹ -ẤnĐộ, sau
thỏa thuận năm 2016 về hợp
tác năng lượng hạt nhân. Ông
mô tả nỗ lực này là “một phần
cơ bản lớn của chiến lược tổng
thể nhằm đưa toàn bộ đồng
minh của phương Tây ở Ấn
ĐộDương - Thái BìnhDương
vào thế thượng phong”.
Nhiều quan chức Mỹ thời
gian qua liên tục bày tỏ sự lo
ngại về việc nước phụ thuộc
nhiều vàoTQvề chất bán dẫn,
linh kiện viễn thông và các
hàng hóa quan trọng khác.
Tháng 10 năm ngoái, Bộ
Thương mại Mỹ công bố
quy định mới về hạn chế
xuất khẩu một số loại chip sử
dụng trong lĩnh vực máy tính
lượng tử và siết chặt các quy
định về bán thiết bị bán dẫn.
Đây là các động thái nhằm
ngăn chặn khả năng TQ tiếp
cận các công nghệ về vật liệu
bán dẫn mà Mỹ sở hữu, kìm
hãm đà tăng trưởng của TQ
trong lĩnh vực đóng vai trò
then chốt này.
Tuy nhiên, một điều giới
quan sát đang chờ xem là
liệu với thỏa thuận mới với
Ấn Độ, Mỹ có hiện thực hóa
các kế hoạch hỗ trợ chuyển
hoạt động sản xuất một số
lĩnh vực quan trọng từ TQ
sang các quốc gia thân thiện
hơn hay không. Nhiều công
ty gặp khó khăn vì không
tìm được đủ không gian nhà
máy và công nhân lành nghề
để chuyển đổi hiệu quả chuỗi
cung ứng ra khỏi TQ. Ấn Độ
có lực lượng lao động tay
nghề cao và chính phủ muốn
thu hút thêm đầu tư quốc tế
nhưng các công ty đa quốc
gia vẫn đang phàn nàn về các
quy định rườm rà, cơ sở hạ
tầng không đầy đủ và nhiều
rào cản khác.
Về vấn đề này, ông Sullivan
cho biết cả ông Biden và ông
Modi đang cùng hợp tác thúc
đẩy xây dựng các cơ sở công
nghiệp và đổi mới dây chuyền
sản xuất hai bên. Yếu tố pháp
lý cũng sẽ được cải cách với
kỳ vọng sẽ bỏ được nhiều
rào cản pháp lý và thị thực
tạo điều kiện cho nhân tài Ấn
Độ sang làm việc tại Mỹ. Ấn
Độ sẽ cải cách hệ thống cấp
phép và thuế để thu hút thêm
nhiều công ty sản xuất nước
ngoài. Ngoài ra, ông Sullivan
cho biết Mỹ đang cân nhắc
nới lỏng quy định chuyển
giao công nghệ quân sự cho
các đối tác để tạo điều kiện
hợp tác với Ấn Độ sản xuất
động cơ phản lực và các loại
vũ khí khác.
Cần nỗ lực lớn
từ hai phía
Ấn Độ từ lâu được biết đến
nhưmột đối tác khó tính trong
các cuộc đàm phán thương
Tổng thốngMỹ Joe Biden và Thủ tướngẤnĐộNarendraModi
(phải)
tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnhG20
ở tỉnh Bali (Indonesia) hồi tháng 11-2022. Ảnh: REUTERS
Phần mềm trò chuyện tự động (chatbot) và các công cụ
trí tuệ nhân tạo như ChatGPT có thể gần như ngay lập tức
tạo ra nội dung bằng văn bản ngày càng tinh vi. Chúng
được sử dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ
viết bài luận ở trường học đến tạo tài liệu pháp lý và thậm
chí là soạn thảo luật, theo đài CBS News.
Giống như trong mọi chu kỳ đổi mới công nghệ lớn,
một số người sẽ bị mất việc do vai trò của họ được trí tuệ
nhân tạo (AI) thay thế. Tuy vậy, các đợt đổi mới này cũng
tạo ra những nhiệm vụ mới, tạo thêm nhiều cơ hội việc
làm mới cho xã hội.
Theo đài CBS News, ChatGPT có thể viết mã vi tính
(viết code) để lập trình các ứng dụng và phần mềm. Nó có
thể kiểm tra lỗi ngôn ngữ lập trình và chuyển đổi ý tưởng
từ tiếng Anh đơn giản thành ngôn ngữ lập trình.
GS Oded Netzer của Trường kinh doanh Columbia
(Mỹ) nói rằng ChatGPT có thể thực hiện công việc lập
trình cơ bản hiện được con người thực hiện. “Nó thực sự
có thể viết code khá tốt” - ông nói.
Ông Netzer cũng cho rằng các khả năng của ChatGPT
có thể vận dụng tốt trong ngành luật. “Tới 90% tài liệu là
được sao chép và dán lại. Không có lý do gì mà chúng ta
không để máy viết những loại văn bản pháp lý như vậy.
Công việc càng ít đòi hỏi tính sáng tạo thì càng nên được
giao cho máy móc” - GS Netzer nói.
Ông David Autor, một nhà kinh tế chuyên về lao động tại
Viện công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), thì cho rằng AI
có thể xử lý tốt các công việc văn phòng như viết thư trong
nhân sự (thư mời làm việc, thư hẹn, thư cảnh báo...), viết
bài đăng quảng cáo và soạn thảo thông cáo báo chí. Ông
Autor nhận định rằng các bot sẽ làm các công việc này hiệu
quả hơn con người và các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi
phí hơn khi dùng chúng so với thuê nhân viên.
Bên cạnh đó, ông Mark Muro - thành viên cấp cao tại
Viện Brookings, người đã nghiên cứu tác động của AI đối
với lực lượng lao động Mỹ, cho biết AI rất giỏi trong việc
phân tích dữ liệu và dự đoán kết quả. Theo đó, các ngành
nghề như phân tích nghiên cứu thị trường, nhà phân tích
tài chính, cố vấn tài chính cá nhân... có thể sẽ bị đe dọa.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng ChatGPT hay
các phần mềm AI tương tự sẽ không thể thay thế hoàn
toàn con người, mà nó đóng vai trò là công cụ giúp tăng
năng suất và chất lượng công việc.
DƯƠNG KHANG
Những công việc nào có thể sẽ bị các chatbot như ChatGPT thay thế?
Mỹ - Ấn Độ đạt cam kết về Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương
Cùng ngày 31-1 diễn ra một cuộc hội đàm khác tại
thủ đô New Delhi giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn
Độ Vinay Mohan Kwatra và người đồng cấp Mỹ Victoria
Nuland. Hai bên đã thảo luận về những diễn biến khu
vực ở Nam Á, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tờ
The
Indian Express
cho hay.
Hai quan chức tái khẳng định cam kết về một khu vực
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao
trùm” với mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh
vượng trong khu vực.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, hai thứ trưởng đã điểm lại
những tiến triển đạt được trong tiến trình củng cố quan
hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Mỹ - Ấn Độ.
Đây thực sự làmột vụcácược
chiến lượcgiữahai chínhquyền
rằngviệc tạo ramột hệ sinh thái
sâusắchơngiữaMỹvàẤnĐộsẽ
phục vụ lợi ích chiến lược, kinh
tế và công nghệ của hai bên.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
JAKE SULLIVAN
Tiêu điểm
“Cả hai nước đều có
một điểm chung là
nỗi lo ngại rằng TQ
sẽ chiếm ưu thế trên
tất cả lĩnh vực, trừ
khi họ chủ động
hợp tác trước”.
mại với Mỹ. Trong các cuộc
đàm phán mà chính quyền
ông Biden đang tiến hành ở
châu Á về cơ chế mang tên
Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương
vì thịnh vượng (IPEF), Ấn
Độ đã chọn không tham gia
phần hợp tác thương mại, dù
vẫn tiếp tục đàm phán trong
các lĩnh vực như năng lượng
sạch, chuỗi cung ứng và tiêu
chuẩn lao động.
Bên cạnh đó, việc Ấn Độ
thường xuyên mua thiết bị
quân sự của Nga và có quan
hệ chặt chẽ với Nga cũng tạo
ra một khó khăn khác cho
quan hệ đối tác với Mỹ.
Dù vậy, quan chức Mỹ cho
biết họ tin rằng sự hợp tác có
thể đẩy nhanh việc Ấn Độ
rời xa Nga hơn vì hợp tác
với Mỹ có lợi hơn hẳn. Bên
cạnh đó, theo nhiều nhà phân
tích, chính phủ Ấn Độ quan
tâm nhiều hơn đến các vấn đề
an ninh quốc gia và đặc biệt
bị thu hút từ triển vọng hợp
tác với Mỹ để phát triển các
ngành công nghệ tiên tiến.
Ông Richard M. Rossow,
cố vấn cấp cao tại Trung tâm
nghiên cứu quốc tế và chiến
lược (CSIS), đánh giá rằng
“cả hai nước đều có một điểm
chung là nỗi lo ngại rằng TQ
sẽ chiếmưu thế trên tất cả lĩnh
vực, trừ khi họ chủ động hợp
tác trước”.
Tuy nhiên, giới chuyên
gia cũng lưu ý rằng quan hệ
đối tác công nghệ sẽ không
chỉ xoay quanh hoạt động
chung giữa quan chức chính
quyền mà còn giữa khu vực
tư nhân của hai quốc gia và
thỏa thuận hợp tác có thể đi
được tới đâu phụ thuộc phần
lớn vào các công ty như vậy.
Chuyên gia Tanvi Madan
thuộc Viện Brookings (Mỹ)
cho rằng việc quan chức hai
nước gặp gỡ đại diện công
ty, tập đoàn hôm 29-1 là
một bước đi tốt, có khả năng
đưa quan hệ Mỹ - Ấn Độ lên
một tầm cao mới. Theo bà,
“nhiều quyết định có hợp
tác hay không sẽ được đưa
ra trong khu vực tư nhân và
các công ty sẽ đánh giá thực
trạng kinh doanh nhiều như
thực trạng chiến lược quốc
gia, nếu không muốn nói là
nhiều hơn”.•
ChatGPT có thể viết code và soát lỗi ngôn ngữ lập trình.
Ảnh: GETTY IMAGES
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook