021-2023 - page 9

9
BíthưTỉnhủyNguyễnVănĐượckhảosáttạidựánđườngvànhđai3.
Ảnh:HUỲNHDU
Long An quyết tâm hoàn thành các trục kết nối TP.HCM
Sáng 3-2, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do Bí
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An Nguyễn Văn
Được làm trưởng đoàn trực tiếp khảo sát, làm việc với các
ngành, địa phương về thực hiện các công trình giao thông
trọng điểm. Cụ thể là tại các dự án đường tỉnh (ĐT) 830E,
đường vành đai 3 TP.HCM, ĐT 823D qua địa bàn hai huyện
Bến Lức và Đức Hòa.
Báo cáo tại buổi làm việc, Sở GTVT tỉnh Long An cho
biết các đơn vị thi công đã đồng loạt tổ chức thi công lại,
phấn đấu hoàn thành tiến độ theo kế hoạch.
Tại dự án đường vành đai 3 TP.HCM, hiện các mốc tiến
độ theo yêu cầu của Chính phủ cơ bản được hoàn thành
theo kế hoạch. Trong đó, UBND huyện Bến Lức đã ban
hành thông báo thu hồi đất, tổ chức họp dân công bố chủ
trương đầu tư, chủ trương, phạm vi giải phóng mặt bằng
(GPMB) và trao thông báo thu hồi đất các hộ bị ảnh hưởng.
Dự kiến dự án khởi công vào tháng 6-2023, cơ bản hoàn
thành thông xe phần cao tốc vào năm 2025 và hoàn thành
toàn bộ dự án vào năm 2026.
Đối với dự án ĐT 830E và cải tạo ĐT 830C, Sở GTVT đã
tổ chức đấu thầu gói thầu thi công xây dựng, triển khai cắm
cọc GPMB để bàn giao thực hiện giải tỏa. Riêng đối với dự
án ĐT 823D (trục kết nối Tây Bắc với Long An - TP.HCM),
các nhà thầu đang tập trung vật tư, thiết bị, xe máy triển khai
bảy mũi thi công đào, đắp cát, sỏi đỏ nền đường, thi công cống
thoát nước tại các đoạn đã được bàn giao mặt bằng, giá trị khối
lượng thực hiện đến nay là 96,33/946 tỉ đồng, đạt 10,18%.
Tuy nhiên, theo Sở GTVT tỉnh Long An, khó khăn lớn nhất
hiện nay khi triển khai các công trình giao thông trọng điểm
do một số công trình còn vướng mặt bằng, một số đoạn đang
triển khai thi công nhưng mặt bằng bàn giao không liên tục.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
HĐND tỉnh Nguyễn Văn Được khẳng định qua khảo sát và
tại buổi làm việc có thể thấy tiến độ GPMB tại các dự án
công trình trọng điểm thuộc hai huyện Bến Lức và Đức Hòa
đã có sự chuyển biến, cho thấy quyết tâm cao của lãnh đạo
hai địa phương, của các ngành liên quan. Đây là điều kiện tốt
để tiến tới hoàn thành công tác GPMB, khởi công các dự án,
nhất là dự án đường vành đai 3 TP.HCM, dự án ĐT 830E.
Ông Được đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa
phương liên quan tiếp tục thực hiện tốt công tác GPMB
để tiến tới khởi công các dự án theo kế hoạch. Riêng đối
với dự án đường vành đai 3 TP.HCM, UBND tỉnh, Sở
GTVT cần phối hợp tốt với các địa phương như TP.HCM,
Bình Dương, Đồng Nai để bảo đảm khởi công theo đúng kế
hoạch.
HUỲNH DU
Được hưởng tiền từ bán tài sản công
TP.HCM cũng đề xuất ngân sách TP được hưởng 30% khoản thu tiền sử
dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh
nghiệp thuộc trung ương quản lý trên địa bàn TP (trừ các cơ quan, đơn
vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội
thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP.
TheoTP, tinh thầnNghị quyết 31/2022 của BộChính trị về phươnghướng,
nhiệm vụ phát triểnTP.HCMđến năm2030, tầmnhìn đến năm2045, trong
đó có nguồn thu từ sắp xếp lại, xử lý nhà đất, đặc biệt là nhà đất của cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn. Do đó, quy
định trên sẽ bổ sung nguồn thu lớn từ nhà đất của các cơ quan, đơn vị, tổ
chức thuộc trung ương để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển của TP.
VIẾT LONG
U
BND TP.HCM vừa trình Bộ
KH&ĐT hồ sơ dự thảo nghị
quyết thay thế Nghị quyết
54/2017 của Quốc hội về cơ chế,
chính sách thí điểm tạo động lực
phát triển TP.HCM. Trong đó, chính
quyền TP.HCM đề xuất triển khai
các dự án nhà ở xã hội (NƠXH)
đang rất cấp thiết trên địa bàn để
hạ nhiệt giá nhà ở.
Nhà đầu tư được xây NƠXH
không phải trên đất ở
TheoUBNDTP.HCM, để thực hiện
mục tiêu đầu tư NƠXH, địa phương
đề xuất cho phép được thí điểm bổ
sung hình thức “có quyền sử dụng đất
hoặc nhận chuyển nhượng, nhận góp
vốn sử dụng đất không phải là đất ở
đáp ứng điều kiện cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng NƠXH” vào
các quy định tại Điều 56 Luật Nhà
ở (đối với NƠXH), điểm c khoản 1
Điều 75 Luật Đầu tư 2020 và Điều
4 Luật số 03/2022 của Quốc hội.
Chính quyền TP.HCM cho biết
theo quy định hiện hành, nhà đầu tư
muốn phát triển NƠXH phải có đất ở
mới đề xuất thực hiện dự án NƠXH.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu
nhà đầu tư đi nhận chuyển nhượng
các loại đất khác không phải là đất
ở hoặc nhà đầu tư đang có quyền sử
dụng đất nhưng không phải là đất ở
thì sẽ không đáp ứng được điều kiện
để phát triển NƠXH theo quy định.
Thực tế vừa qua TP.HCM nhận
được nhiều hồ sơ xin đầu tư nhà ở
thương mại, NƠXH. Trong đó, nhà
đầu tư chứng minh có nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất không
phải là đất ở để thực hiện đầu tư dự
án NƠXH, hoặc nhà đầu tư có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp
đồng thuê đất, quyết định giao đất
nhưng mục đích sử dụng đất hiện
hữu không phải là đất ở nên chưa
được đầu tư.
Vì vậy, chính quyền TP nhận định
chính sách này sẽ góp phần đẩy nhanh
việc triển khai các dự án NƠXH đang
rất cấp thiết tại TP.HCM, tránh hoang
hóa, lãng phí nguồn tài nguyên đất
khi chưa đưa vào triển khai thực hiện
TP.HCM đề xuất
trung ương giải pháp
hạ nhiệt giá nhà ở
TP.HCMmuốn được triển khai các dự án nhà ở xã hội để hạ nhiệt
giá nhà và giải bài toán trong sử dụng vốn đầu tư công đó là
“có tiền nhưng không tiêu được”.
dự án theo đúng quy hoạch được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cạnh đó, chính sách trên còn tháo
gỡ vướng mắc, khó khăn đối với các
dự án đã được chấp thuận chủ trương,
chấp thuận đầu tư nhưng chưa đảm
bảo quyền sử dụng đất ở, chưa được
giao đất, chưa được chuyển mục đích
sử dụng đất để thực hiện dự án theo
quy định pháp luật về đất đai. Tạo
ra nguồn cung nhà ở trên thị trường,
góp phần giảm giá nhà trên mặt bằng
chung, giải quyết nhu cầu về chỗ ở
giá cả hợp lý cho người dân.
Giải bài toán “có tiền
nhưng không tiêu được”
Về bố trí vốn ngân sách địa
phương, TP.HCM cũng đề xuất sau
khi đảm bảo cân đối đủ ngân sách
để bố trí vốn cho các chương trình,
dự án nằm trong tổng mức vốn đầu
tư công trung hạn vốn ngân sách
địa phương đã được Quốc hội thông
qua, cho phép HĐNDTP bố trí ngân
sách địa phương nguồn chi đầu tư
phát triển để phân bổ cho các dự án
đầu tư công bổ sung vào kế hoạch
đầu tư công trung hạn.
Hằng năm, căn cứ khả năng thu
ngân sách thực tế, mức tăng thu ngân
sách so với chỉ tiêu được giao và
nguồn thưởng vượt thu, HĐND TP
quyết định việc bố trí vốn cho các
dự án trong kế hoạch đầu tư công
theo nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn
cho các dự án nằm trong tổng mức
vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân
sách địa phương đã được Quốc hội
thông qua. Sau đó tiếp tục bố trí cho
các dự án khác theo thứ tự ưu tiên
được quy định tại Luật Đầu tư công
và các nghị quyết của Quốc hội về
đầu tư công.
HĐND TP đảm bảo việc bố trí
vốn cho các dự án phải phù hợp với
khả năng cân đối ngân sách của địa
phương, không làm tăng mức bội chi
ngân sách hằng năm và không làm
phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Theo TP.HCM, việc áp dụng chính
sách này địa phương có thể chủ động,
linh hoạt trong việc điều hành ngân
sách địa phương, tận dụng tối đa
tiềm lực sẵn có về nguồn chi đầu
tư phát triển để phục hồi, phát triển
kinh tế - xã hội.
Cụ thể, nếu được áp dụng chính
sách thì TP dự kiến cân đối bổ sung
được khoảng 119.000 tỉ đồng để bố
trí vốn đầu tư các dự án mới để phát
triển kinh tế - xã hội của TP. Điều
này giúp cải thiện năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế qua việc giúp
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An,
Tiền Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu)
thoát khỏi tắc nghẽn… Tăng hiệu
quả của việc sử dụng vốn đầu tư công
do có thể bố trí ngay cho các dự án
khởi công mới có nhu cầu vốn cao,
có thể giải ngân được ngay.
Đối với các dự án đang vướng mắc
về thủ tục, trong đó có công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng có thể
linh hoạt bố trí vốn hằng năm ở các
năm tiếp theo sau khi đã tháo gỡ
được các vướng mắc. Đồng thời cơ
chế cũng không làm tăng mức bội
chi ngân sách hằng năm và không
làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ
bản của TP.HCM, vì vậy cũng không
ảnh hưởng đến trần nợ công chung
của cả nước.•
Dự án nhà ở xã hội Lê ThànhAn Lạc (quận Bình Tân), một dự án nhà ở xã hội cho thuê hiếmhoi tại TP.HCM. Ảnh: VIỆTHOA
Chính quyền TP.HCM
đề xuất triển khai các dự
án nhà ở xã hội (NƠXH)
đang rất cấp thiết trên
địa bàn để hạ nhiệt giá
nhà ở.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook