173-2023 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu 4-8-2023
danh sách tăng giá” - ông
Cường nói.
Tuy nhiên, ôngCường cũng
đánh giá thị trường vẫn còn
nhiều khó khăn, trong đó
nguồn cung phân khúc nhà ở
xã hội (NƠXH) vẫn rất thấp.
Trong tương lai, nếu không
có biện pháp tăng nguồn cung
kịp thời sẽ có thể xảy ra “cơn
sốt” không đáng có.
“Để phát triển được phân
khúc này, gói 120.000 tỉ đồng
cần đáp ứng được cả về thời
hạn cho vay, lãi suất, thậm chí
có thể dùng thêm một phần
hỗ trợ từ ngân sách cho lãi
suất” - ông Cường kiến nghị.
Cũng đề cập đến vấn đề
nguồn cung, TSCấnVăn Lực,
chuyên gia kinh tế trưởng
BIDV, thành viên Hội đồng
Tư vấn chính sách tài chính,
tiền tệ quốc gia, đề nghị bổ
sung hai giải pháp. Thứ nhất,
đẩy nhanh việc tháo gỡ pháp
lý cho các dự án; thứ hai, cho
phép chuyển đổi dự án nhà
ở thương mại thành NƠXH
như từng làm trong giai đoạn
2013-2016.
nhà ở cho công nhân, NƠXH,
PGS-TS Trần Đình Thiên
cho rằng nhu cầu của các địa
phương là khác nhau, điều
kiện, năng lực của mỗi nơi
cũng khác. Do vậy, Chính phủ
cần có chính sách bảo đảm
cho các địa phương quyền
chủ động nhiều hơn.
Trách nhiệm chung
trong gỡ vướng cho
thị trường BĐS
Phát biểu kết luận hội nghị,
Thủ tướng PhạmMinh Chính
nhấn mạnh thông điệp của
hội nghị là chung tay tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc để
thị trường BĐS phát triển ổn
định, lành mạnh, hiệu quả.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương tiếp tục
rà soát khung pháp lý xem
vướng mắc ở đâu, tại văn
bản nào, ai giải quyết, giải
quyết trong bao lâu; cần thúc
đẩy nhanh sự ra đời của các
sàn giao dịch để phát huy
khả năng tự điều chỉnh của
thị trường, hạn chế việc can
thiệp hành chính.
Người đứng đầu Chính
phủ cũng yêu cầu cơ cấu lại
các phân khúc BĐS cho phù
hợp, lưu ý quan tâm phân
khúc NƠXH, nhà ở cho công
nhân, người có thu nhập thấp.
Cơ cấu BĐS không hợp lý sẽ
khiến nhiều người có nhu cầu
thực không thể tiếp cận nhà ở.
Đối với doanh nghiệp, Thủ
tướng đề nghị tiếp tục chủ
động tổ chức rà soát, tái cấu
trúc lại doanh nghiệp, danh
mục đầu tư…Đồng thời khẩn
trương hoàn thiện và báo cáo,
đề xuất cơquan, người có thẩm
quyền xem xét giải quyết các
thủ tục pháp lý của dự án để
nhanh chóng triển khai tiếp.
Thủ tướng cũng yêu cầu
tập trung nguồn lực thỏa
đáng cho các dự án sắp hoàn
thành, các dự án lớn có tính
khả thi cao để sớm đưa vào
kinh doanh, khai thác thu hồi
vốn, tạo dòng tiền cho doanh
nghiệp và tăng nguồn cung
cho thị trường.
Đặc biệt, Thủ tướng đã yêu
cầu Thanh tra Chính phủ tăng
cường thanh tra công vụ đột
xuất ở một số địa phương.•
Trao quyền chủ động
cho các địa phương
“Đầu tiên cần xác định
tình huống khó khăn, tình thế
bất thường thì cách tiếp cận,
giải pháp cũng phải đặc biệt.
Chúng ta đang ở thời điểm có
nhiều chính sách tốt và tập
trung nhưng thực thi chính
sách không dễ” - PGS-TS
Trần Đình Thiên, nguyên
Viện trưởngViện Kinh tếViệt
Nam, phát biểu tại hội nghị.
ÔngThiên cho rằng các giải
phápđưa ra thường tập trungvề
phía cung, trong khi thị trường
hiệnnaykhócảvề cungvà cầu.
“Chúng ta thấy cầu về BĐS
hiện nay trì trệ và có khả năng
sẽ tiếp tục trì trệ. Các phân tích
gần đây về tổng cầu chưa có
điểm sáng như về việc làm,
tốc độ tăng trưởng, đầu tư
công còn chậm… Cần phân
tích đầy đủ cầu để có cách
tiếp cận đúng. Nếu không
đầu tư, xây dựng xong lại để
đấy, không có thị trường tiêu
thụ” - ông Thiên nói thêm.
Từ phân tích trên, vị chuyên
gia kinh tế đề xuất về thủ tục
Cần tập trung
nguồn lực cho các
dự án sắp hoàn
thành, dự án lớn có
tính khả thi cao để
sớm đưa vào kinh
doanh, khai thác
thu hồi vốn.
pháp lý hiện có nhiều dự án
tốt nhưng lại đang vướng
mắc, chưa có hướng xử lý.
Nhà nước có mua lại các dự
án này không để bảo đảm tạo
lòng tin cho cả phía doanh
nghiệp lẫn phía người mua,
đây cũng là giải pháp cơ bản
để gỡ vướng cho các dự án.
Với dự án chỉ “mắc”một phần
mà ngưng toàn bộ là bất cập
lớn, khiến nhiều dự án tốt,
doanh nghiệp tốt khổ sở.
Về thủ tục triển khai các
dự án, vị chuyên gia này cho
rằng dự án nào nằm trong quy
hoạch thì không cần phải qua
các bước xin chủ trương, quy
chế triểnkhai, xincấpphépnữa.
Liên quan đến chính sách
ĐỨCMINH
C
hiều 3-8, tại đầu cầu Hà
Nội, Thủ tướng Phạm
Minh Chính đã chủ trì
hội nghị trực tuyến đánh
giá kết quả thực hiện Nghị
quyết 33 của Chính phủ và
đề xuất các giải pháp tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc cho thị
trường bất động sản (BĐS).
Thị trường thay đổi,
cổ phiếu doanh
nghiệp BĐS tăng giá
Đại biểuQuốc hội, PhóHiệu
trưởng Trường ĐH Kinh tế
Quốc dân Hoàng Văn Cường
đánh giá tại thời điểm tháng
2-2023, khi Chính phủ tổ chức
hội nghị toàn quốc về BĐS,
thị trường BĐS đang đứng
trước nguy cơ sụp đổ. Tuy
nhiên, đến thời điểm này, với
những hành động quyết liệt
của Chính phủ, diện mạo thị
trường đã thay đổi.
“Thể hiện rõ ràng nhất là
chứng khoán - chỉ số đánh
giá nhạy cảm nhất, nhiều mã
doanh nghiệp BĐS đứng đầu
Việc triển khai Nghị quyết 33 đã có
hiệu quả nhất định, giúp tình hình
tháng sau tốt hơn tháng trước,
quý sau tốt hơn quý trước.
Tiếp tục chung tay gỡ khó
cho thị trường bất động sản
Cần tháo gỡ cho các dự án
trong thời gian ngắn nhất
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch
HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc Nova, đưa ra một
số đề xuất như cần tháo gỡ triệt để các vướngmắc về pháp
lý cho các dự án trên cả nước trong thời gian nhất định,
ngắn nhất, trên nền tảng pháp luật nhất quán; có chính
sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp phải trực tiếp
làmhạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội tại các dự án ở vùng
khó khăn, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh…
Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giámđốc HưngThịnh
CorpNguyễnĐìnhTrungđề xuất chophépngườimuaNƠXH
được tự do chuyển nhượng BĐS.Trường hợp này có thể quy
định bên nhận chuyển nhượng lại phải nộp thêm khoản
tiền tương ứng phần giá trị tiền sử dụng đất.
Giá cănhộ trái chiềuởnhiềunơi
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị
trường bất động sản quý II-2023, trong đó chỉ rõ giá sơ
cấp trung bình của thị trường căn hộ đạt khoảng 47,5 triệu
đồng/m
2
, chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì. Cụ thể,
giá giao dịch chung cư mới ở một số TP lớn như Hà Nội
và TP.HCM được đánh giá là có những khu vực tăng cao
dù thị trường đang đóng băng.
Tuy nhiên, giá giao dịch thứ cấp căn hộ chung cư tại một
số địa phương lại có xu hướng giảm 2%-6% so với cùng kỳ
năm trước và giảm nhiều ở một số địa phương như TP Đà
Nẵng (5,8%), tỉnh Đồng Nai (3,5%), TP Hải Phòng (3,1%).
Phân khúc căn hộ bình dân có mức giá dưới 25 triệu đồng/m
2
gần như không biến động và không có dự án mới.
Tại TP Hà Nội, giá chung cư mới vẫn neo ở mức cao, khảo
sát cho thấy các dự án thuộc quận Tây Hồ và khu vực xung
quanh vẫn tăng cao với giá 80-100 triệu đồng/m
2
do ít dự án.
Các dự án trên đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Huyên,
Võ Chí Công, Lạc Long Quân… đều tăng giá mạnh so với
giá gốc và tăng khoảng 1%-3% so với quý trước. Tuy nhiên,
vẫn có sự biến động giảm giá ở phân khúc trung cấp tại một
số khu vực có dự án đã đi vào sử dụng nhiều năm.
Tại TP.HCM, trong quý không có nhiều nguồn cung căn
hộ mới, vì vậy ở một số dự án các căn hộ mới vẫn tăng
giá 2%-3% so với quý trước.
Ở phân khúc trung cấp, dự án Citi Alto (quận 2) tăng
khoảng 2,4%, lên mức 32,8 triệu đồng/m
2
; Remax Plaza
(quận 6) tăng khoảng 2,7%, lên mức 34 triệu đồng/m
2
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng cho biết có một số khu
vực tại TP.HCM, giá chung cư phân khúc trung cấp có xu
hướng giảm do các dự án mới có giá cạnh tranh và các
chủ đầu tư đưa ra nhiều chiết khấu cho khách hàng.
Cụ thể như dự án Citi Home (quận 2) giảm khoảng 2,1%,
xuống mức 26,6 triệu đồng/m
2
; Moonlight Boulevard (quận
Bình Tân) giảm khoảng 2,8%, xuống mức 36,9 triệu đồng/m
2
;
Z751 Hà Đô (quận Gò Vấp) giảm khoảng 2,9%, xuống
mức 42,2 triệu đồng/m
2
.
TRỌNG PHÚ
Phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đang được đặc biệt quan tâm.
Trong ảnh: Một dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Họ đã nói
Lưu ý các địa phương, các
khu đất đẹp, thuận lợi về giao
thông cần ưu tiên dành cho
sản xuất, kinh doanh, từ đó
mới tạo công ăn việc làm, thu
hút người đến làm. Có người
đến làm mới có người đến ở,
có người đến ở mới có người
mua nhà, từ đó mới phát triển
được BĐS, đô thị.
Thủ tướng
PHẠMMINH CHÍNH
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook