173-2023 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứSáu 4-8-2023
TRẦNNGỌC
T
rước tình trạng ngộ độc
thức ăn và thực phẩm
khôngđảmbảo chất lượng
vẫn còn xảy ra khá nhiều do
quản lý chồng chéo giữa ba
ngành công thương, y tế và
NN&PTNT, lãnhđạoTP.HCM
đề xuất Thủ tướng Chính phủ
thí điểm thành lập Ban quản
lý (BQL) An toàn thực phẩm
(ATTP) và đã được thông qua
vào cuối năm 2016.
Đây được xem là bước đột
phá của lãnh đạo TP.HCM
khi xây dựng tổ chức bộ
máy quản lý ATTP trên địa
bàn theo hướng thống nhất
một đầu mối.
Ngộ độc thực phẩm
giảm nhiều
PGS-TSPhạmKhánhPhong
Lan, Trưởng BQL ATTP
TP.HCM, cho biết BQLđược
thành lập trên cơ sở tiếp nhận
nhân sự từ Sở Y tế, Sở Công
ThươngvàSởNN&PTNT.Do
đó, việc thống nhất một đầu
mối quản lýATTPkhông làm
tăng biên chế của TP.HCM.
“Qua sáu năm thí điểm
(2017-2022), tình hình ngộ
độc thực phẩm trên địa bàn
TP.HCM giảm đáng kể. Đây
được xem là thành quả ban
đầu do mô hình BQL mang
lại” - bà Lan nói.
Trongsáunămqua,TP.HCM
xảy ra 12 vụ ngộ độc thực
phẩm khiến 185 người mắc.
Trong khi giai đoạn ba năm
từ 2014 đến 2016 (chưa thành
lập BQL), TP.HCMxảy ra 18
vụ ngộ độc thực phẩm khiến
1.236ngườimắc. “So sánh tình
hình ngộ độc thực phẩm trên
địa bàn TP.HCM trước và sau
khi thành lập BQL cho thấy
giai đoạn 2017-2022 giảm 10
vụ ngộ độc và số người mắc
giảm tám lần so với giai đoạn
2014-2016” - bàLan thông tin.
Chưa hết, ngộ độc thực
phẩm trong trường học giai
đoạn 2017-2022 giảm tám vụ
so với giai đoạn 2014-2016;
ngộ độc thực phẩm trong khu
củ quả, 900 triệu trứng gia
cầm. Do đa phần thực phẩm
từ các tỉnh đưa vào TP.HCM
nên BQL đã phát triển chuỗi
thực phẩm an toàn, nông sản
sạch. Bên cạnh xây dựng Đề
án quản lý, nhận diện và truy
xuất nguồn gốc thịt, trứng, rau
củ quả, BQLcòn liên kết, phối
hợp với các tỉnh trong quản lý
ATTP và kết nối tiêu thụ thực
phẩmantoàn”-bàLanchobiết.
Trường học, khu chế xuất
và khu công nghiệp tập trung
đôngngười.Một khi xảy rangộ
độc thực phẩm thì hàng loạt
người mắc. Chưa hết, khách
du lịch trong và ngoài nước
đếnTP.HCMrất đông, thường
ăn uống trong nhà hàng, quán
ăn. Một khi khách du lịch bị
ngộ độc thực phẩm sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến ngành du
lịch TP.HCM.
“BQL kết nối để đưa gạo,
thịt, rau, cá… trong chuỗi
an toàn vào trường học, khu
chế xuất, nhà hàng, quán ăn
để phục vụ học sinh, người
lao động và du khách. Nhờ
vậy, ngộ độc thực phẩm trong
trường học, khu chế xuất, nhà
hàng, quán ăn giảmđáng kể so
với thời điểm chưa thành lập
BQL” - bà Lan cho biết thêm.
TP.HCM hiện có 232 chợ
(kể cả ba chợ đầu mối Hóc
Môn, Bình Điền, Thủ Đức)
đang hoạt động. Để thực phẩm
bày bán ở chợ đảm bảo chất
lượng, BQL đã xây dựng và
triển khai thực hiện đề án
“chợ thí điểmbảo đảmATTP”
tại TP Thủ Đức và các quận,
huyện của TP.HCM.
“BQL và các chợ thí điểm
bảo đảm ATTP đã lấy hơn
3.900 mẫu thịt, cá, rau củ…
đang kinh doanh phân tích các
chỉ tiêuATTP. Kết quả có gần
3.870mẫu an toàn, đạt tỉ lệ trên
99%. Thực phẩm kinh doanh
trong chợ đảmbảo chất lượng
thì người dân an tâm khi ngồi
vào bàn ăn” - bà Lan nói.
Bài 3:
Sở An toàn thực
phẩm, trám kẽ hở mô hình
thí điểm
Quản lý an toàn thực phẩm - Từ chính sách tới thực thi - Bài 2
6 năm thí điểm và cuộc chiến
chống thực phẩmbẩn
TP.HCM,
TPĐà Nẵng,
tỉnh Bắc
Ninh thí
điểm thành
lập Ban quản
lý An toàn
thực phẩmvà
đã ghi nhận
nhiều kết quả
ban đầu.
Sau sáu năm hoạt động thí
điểmcủaBQLđãgiải quyết hạn
chế về cơ chế phối hợp giữa
các sở, ngành trong công tác
quản lý ATTP. BQL còn là đầu
mối thống nhất tiếp nhận và
xử lý kịp thời các tình huống
phát sinh liên quan đến ATTP;
là đầu mối thanh tra, kiểm tra
ATTP cấp TP với tần suất theo
quy định; tránh chồng chéo,
tránh tình trạng mỗi nămmột
cơsở, doanhnghiệp thựcphẩm
phải chịu sự thanh tra, kiểmtra
của quá nhiều cơ quan quản lý
nhà nước về ATTP.
Qua sáu năm hoạt động thí
điểm,BQLbướcđầukhẳngđịnh
rõ nét sự đúng đắn vềmặt chủ
trương xây dựngmô hìnhmột
cơ quan đầu mối quản lý nhà
nước về ATTP.
BanTuyêngiáoThànhủyTP.HCM
Tiêu điểm
Ngoài TP.HCM, TP Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh cũng thí điểm
BQL ATTP. ÔngNguyễnVinhThanh,Trưởng BQL ATTP tỉnh Bắc
Ninh, cho biết sau gần sáu năm (2018-2022) hoạt động theo
mô hình thống nhất một đầu mối, công tác thanh tra, kiểm
tra được BQL triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, có trọng tâm,
trọng điểm theo từng chuyên đề từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh
đó, các hoạt động giám sát hậu kiểm, giám sát phòng ngừa
và quản lý ngộ độc thực phẩm được thực hiện đồng bộ. Đặc
biệt, hoạt động điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm được thực
hiện nhanh chóng, khoa học.
“Từ khi BQL hoạt động, số vụngộđộc thực phẩmvà sốngười
mắc trong tỉnh giảm dần qua các năm. Giai đoạn 2018-2022,
số vụ ngộ độc thực phẩm và số người mắc giảm ba lần so
với giai đoạn 2013-2017 (chưa thành lập BQL). Đặc biệt, năm
2021-2022 không có vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người
mắc” - ông Thanh cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng BQL ATTP TP Đà Nẵng,
qua gần sáu năm (2018-2022) thí điểm, BQL cho thấy việc áp
dụngmô hìnhmột cơ quan cấp tỉnh chịu trách nhiệmquản lý
ATTP tại địa phương đã nâng cao hiệu lực và hiệu quả.
Tập trung một đầu mối quản lý nhà nước về ATTP dẫn đến
tập trung nguồn lực. Từ đó cho phép giải quyết các vấn đề về
ATTP được triệt để; công tác ATTP được quản lý chuyên sâu,
xuyên suốt và hiệu quả; thanh tra, xử lý vi phạm hành chính
được nhanh chóng, thông suốt và đủ sức răn đe.
“Tập trungmột đầumối quản lý nhà nước về ATTP còn giúp
nhận diện mối nguy, phân tích mối nguy về mất ATTP một
cách có hệ thống và toàn diện so với thời điểm quản lý ATTP
bị cắt khúc và phân đoạn bởi ba ngành công thương, y tế và
NN&PTNT cùng quản lý” - ông Hải cho biết.
Thịt heo trước khi đưa vào chợ đầumối HócMôn kinh doanh được Ban quản lý An toàn thực phẩm
TP.HCMkiểmtra. Ảnh: TRẦNNGỌC
chế xuất - khu công nghiệp
giai đoạn 2017-2022 không
có, trong khi giai đoạn 2014-
2016 có năm vụ. Bên cạnh
đó, số vụ ngộ độc thực phẩm
trên 30 người mắc giảm rõ rệt.
“Số vụ ngộ độc thực
phẩm giảm kéo theo
số người mắc giảm.
Điều này cho thấy
từ khi thành lập
ban quản lý, người
dân TP.HCM được
sử dụng nhiều thực
phẩm an toàn.”
Giai đoạn 2017-2022 chỉ có
một vụ, trong khi giai đoạn
2014-2016 có đến 13 vụ.
“Số vụ ngộ độc thực phẩm
giảm kéo theo số người mắc
giảm. Điều này cho thấy từ
khi thành lập BQL, người
dân TP.HCM được sử dụng
nhiều thực phẩm an toàn” - bà
Lan chia sẻ.
Ngày càng nhiều
thực phẩm an toàn
“Trung bình hằng năm
TP.HCM tiêu thụ khoảng
825.000 tấn gạo, 330.000 tấn
thịt các loại, 450.000 tấn thủy
sản các loại, 1,8 triệu tấn rau
Đangngủ, bé gái 13 tuổi suýt đột tử
Ngày 3-8, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2, TP.HCM
thông tin vừa cứu sống bệnh nhi NBT (13 tuổi, ngụ Bình
Dương) mắc hội chứng QT dài (chứng rối loạn nhịp tim)
type 3 đe dọa tính mạng.
Theo BS CKI Trương Nhật Vi, khoa Tim mạch BV Nhi
đồng 2, trước khi nhập viện tuyến dưới, gia đình phát hiện
bệnh nhi có hai cơn co gồng, tím môi khi đang ngủ. Bệnh
nhi được người nhà ấn tim và đưa đến BV tỉnh trong tình
trạng tiếp tục có cơn co gồng tương tự.
Sau khi được xử trí cấp cứu ban đầu và đo điện tim, bác
sĩ ghi nhận có cơn xoắn đỉnh thoáng qua nên chuyển bệnh
nhi đến BV Nhi đồng 2 với chẩn đoán hội chứng QT dài.
Do đây là trường hợp khẩn cấp nên bên cạnh dùng
thuốc chống rối loạn nhịp, bác sĩ trưởng khoa Tim mạch
của BV đã hội chẩn cùng bác sĩ trưởng khoa Nhịp tim của
BV Thống Nhất về vấn đề đặt máy khử rung (ICD).
Sau gần ba tuần tích cực điều trị, bệnh nhi đã ổn định,
giao tiếp tốt, sinh hiệu ổn và được xuất viện.
Theo BS Vi, hội chứng QT dài bẩm sinh là chứng rối
loạn hoạt động điện của tim. Nguyên nhân do sự bất
thường hoạt động điện tái cực thất sẽ gây ra xoắn đỉnh
(nhịp nhanh thất), giảm cung lực tim bởi nhịp nhanh. Biểu
hiện lâm sàng có thể từ không có triệu chứng đến hồi hộp,
co giật, ngất, thậm chí tử vong.
Dù hiếm gặp nhưng hội chứng QT dài là một trong
những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ em. Với các trẻ đã
được chẩn đoán hội chứng QT dài bẩm sinh, phụ huynh
cần giúp con tránh các yếu tố khởi phát và trang bị kỹ
năng hồi sức tim phổi cơ bản khi trẻ trở nặng.
THẢO PHƯƠNG
Ban quản lý An toàn thực
phẩmTP.HCMgiámsát rau củ
kinh doanh tại chợ đầumối
ThủĐức. Ảnh: TRẦNNGỌC
Một đầu mối quản lý an toàn thực phẩm mang nhiều hiệu quả
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook