173-2023 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu4-8-2023
tỉnh quyết định. Tuy nhiên, ngày
6-5, Chính phủ ban hành Nghị quyết
73/NQ-CP về việc ủy quyền quyết
định giá đất cụ thể.
Theo đó, UBND các tỉnh, thành
trực thuộc trung ương căn cứ quy
định của Luật Tổ chức chính quyền
địa phương, Kết luận số 14-KL/TW
của Bộ Chính trị và tình hình thực tế
của địa phương thực hiện ủy quyền
choUBNDcấp huyện quyết định giá
đất cụ thể trong một số trường hợp.
Giá đất cụ thể do UBND cấp
huyện quyết định để tính tiền bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất;
thu tiền sử dụng đất khi giao đất
tái định cư; tính tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;
xác định giá đất đối với diện tích
vượt hạn mức khi Nhà nước công
nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ
gia đình, cá nhân; xác định giá khởi
điểm để đấu giá quyền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân.
Theo Bộ TN&MT, Nghị định
44/2014 chỉ quy định cụ thể về
trình tự, hồ sơ, trách nhiệm của Sở
TN&MT, Sở Tài chính và các sở,
ngành cấp tỉnh trong xác định giá
đất cụ thể, thẩm định phương án giá
đất để trình UBND cấp tỉnh quyết
định giá đất cụ thể. Do đó, các địa
phương còn lúng túng trong quy trình
triển khai thực hiện quyết định giá
đất cụ thể trong trường hợp được
ủy quyền của cấp huyện.
Việc sửa đổi quy định tại Nghị
định 44 là để hướng dẫn các địa
phương thống nhất triển khai thực
hiện việc ủy quyền quyết định giá
đất cụ thể; đẩy mạnh việc phân cấp,
phân quyền trong hoạt động quản
lý đất đai.
UBND cấp tỉnh chịu
trách nhiệm về kết quả
khi ủy quyền
Theo dự thảo, căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương và tình
hình thực tế tại địa phương, UBND
cấp tỉnh ủy quyền cho UBND cấp
huyện quyết định giá đất cụ thể để
phù hợp với thẩm quyền thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy định của Luật Đất đai hoặc
trường hợp cần thiết khác.
Để thực hiệnviệc ủyquyền,UBND
cấp tỉnh phải bảo đảm điều kiện về
tài chính, nguồn nhân lực và điều
kiện cần thiết khác để UBND cấp
huyện thực hiện việc quyết định giá
đất cụ thể được ủy quyền.
Đáng chú ý, để đảm bảo chất
lượng công việc thì UBND cấp tỉnh
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
QUỲNHLINH
V
ừa qua, Bộ Tư pháp đã công
bố hồ sơ thẩm định dự thảo
Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 44/2014
quy định về giá đất và Nghị định
10/2023 sửa đổi, bổ sung các nghị
định hướng dẫn thi hànhLuật Đất đai.
Bên cạnh việc sửa đổi chi tiết các
nội dung liên quan đến việc xác định
giá đất thì dự thảo nghị định mới
cũng quy định về việc thực hiện cơ
chế ủy quyền quyết định giá đất.
Địa phương còn lúng túng
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 quy
định giá đất cụ thể do UBND cấp
Sửa nghị định
để thực hiện ủy
quyền quyết định
giá đất cụ thể
đã ủy quyền và chịu trách nhiệm về
kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn mà mình ủy quyền; tăng cường
kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền
lực, chống tiêu cực, tham nhũng,
lãng phí và lợi dụng chính sách để
trục lợi cá nhân.
Dự thảo cũng quy định chung về
trình tự, thủ tục xác định giá đất cụ
thể đối với UBND hai cấp.•
Liên quan đến các phương pháp định giá đất, hiện
nay Nghị định 44/2014 quy định năm phương pháp
gồm: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư
và hệ số điều chỉnh giá đất.
Tuynhiên, tại dự thảoLuậtĐất đai (sửađổi) đangđược
chỉnh lý sau khi lấy ý kiến toàn dân và tại dự thảo Nghị
định sửa đổi Nghị định 44/2014 nêu trên, cơ quan soạn
thảo đã đề xuất phương án bỏ phương pháp thặng dư.
Lý giải điều này, theo Bộ TN&MT, việc tính toán các
yếu tố giả định về tổng doanh thu phát triển, tổng chi
phí phát triển để áp dụng phương pháp thặng dư rất
phức tạp, kết quả địnhgiá không chắc chắn, thiếu chính
xác…, đặc biệt là không phản ánh được nguyên tắc thị
trường theo tinh thần tại Nghị quyết 18…
Đề xuất này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều; trong
đó, nhiều ý kiến đề nghị giữ lại vì cho rằng cơ sở dữ liệu
về giá giao dịch bất động sản hiện nay chưa đủ sát với
thị trường. Để có cơ sở dữ liệu chuẩn áp dụng phương
pháp định giá đất khác thì cần thời gian. Do đó, ở thời
điểm hiện tại cần giữ lại phương pháp thặng dư.
Về vấn đề này, Văn phòng Chính phủ đã thông báo
kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ TN&MT
bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) các quy định
về nguyên tắc, điều kiện áp dụng, phương pháp định
giá đất đang áp dụng phổ biến như so sánh, thu nhập,
thặng dư, hệ số.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành hoàn
thiện các quy định để theo dõi, thống kê, thu thập số
liệu, biến động của thị trường đất đai, đảmbảo dữ liệu
đầu vào chính xác cho từng phương pháp. Khi có đủ
cơ sở dữ liệu giá đất thị trường sẽ nghiên cứu quy định
lộ trình áp dụng phương pháp định giá đất theo vùng
giá trị, thửa đất chuẩn.
Giữ phương pháp thặng dư trong định giá đất
Các địa phương còn lúng
túng trong quy trình
triển khai thực hiện
quyết định giá đất cụ thể
trong trường hợp được
ủy quyền của cấp huyện.
Giăng điện bẫy chuột rồi ngủ quên
khiến hàng xóm tử vong
Ngày 3-8, TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm đã tuyên
phạt Phạm Hữu Dũng năm năm tù về tội giết người và
buộc bị cáo có nghĩa vụ cấp dưỡng (một lần) nuôi một
người con của bị hại đến khi đủ 18 tuổi là 180 triệu đồng.
Theo cáo trạng, Dũng và anh TVT là hàng xóm cạnh
nhà nhau ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ. Vào khoảng
14 giờ ngày 28-2, Dũng sạ lúa ở phía sau nhà. Sau khi sạ
lúa xong, Dũng sợ ban đêm chuột đến ăn, phá lúa nên đã
sử dụng bẫy điện để diệt chuột. Dũng lấy các vật dụng
như thanh tre, xô nhựa, cành cây chắn đường đi vào ruộng
nhưng không đặt biển cảnh báo có điện.
Đến 21 giờ cùng ngày, Dũng ngắt điện rồi đi thăm bẫy
thì phát hiện chết một con chuột. Sau đó, Dũng tiếp tục
cắm điện, canh giữ được một lúc thì Dũng đi vào nhà ngủ.
Đến khoảng 2 giờ sáng hôm sau, anh TVT đi soi ếch,
khi đi qua phần ruộng của Dũng thì vướng vào dây điện
nên bị điện giật dẫn đến tử vong.
Tại tòa, bị cáo cho biết ngày xảy ra vụ việc, bị cáo giăng
điện bẫy chuột phá lúa nên có thức canh đến 2 giờ sáng.
Do mệt quá nên ngủ quên dẫn đến việc anh TVT tử vong.
Gia đình bị cáo đã khắc phục 52 triệu đồng cho gia đình
bị hại.
NHẪN NAM
Cuộc nhậu buồn và mức án chung thân
Ngày 3-8, TAND tỉnh Sóc Trăng đã mở phiên tòa xét xử
lưu động vụ án giết người tại huyện Mỹ Tú.
Kết thúc phiên xử, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Huỳnh
Văn Chơn (39 tuổi, ngụ xã Mỹ Tú) tù chung thân về tội
giết người, buộc bồi thường cho gia đình bị hại hơn 500
triệu đồng.
Theo cáo trạng, tối 20-12-2022, bị cáo Chơn chạy
xe máy đến chòi của ông ĐNU (38 tuổi, ngụ cùng địa
phương) để uống bia. Tại bàn nhậu, ngoài ông U còn có
ông DVL và một số người khác.
Trong lúc nhậu, Chơn xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau
với một người trong bàn nhưng được mọi người can ngăn.
Sau đó, Chơn chạy xe về nhà lấy một con dao rồi quay lại
chòi tiếp tục xô xát với ông L.
Chơn cầm dao chém trúng vào vùng hàm bên trái của
ông L. Ông U can ngăn thì bị Chơn chém trúng khiến ông
tử vong tại chỗ. Riêng ông L được mọi người đưa đi cấp
cứu, thương tích 21%.
CHÂU ANH
Hiện nay, việc UBND cấp tỉnh thực hiện ủy quyền
quyết định giá đất cụ thể cho cấp huyện đang gặp
vướngmắc vì chưa có hướng dẫn cụ thể.
UBND cấp huyện được ủy quyền quyết định giá đất cụ thể trongmột số trường hợp. Ảnh: HOÀNGGIANG
Tiêu điểm
Để thực hiệnđược và triển khai trên
thực tế nghị quyết của Chính phủ thì
cần có các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn. Bởi bản thân nghị
quyết sẽ không quy định trình tự,
thủ tục chi tiết.
Vậynênđể tinh thầncủaNghị quyết
73 về việc ủy quyền quyết định giá
đất cụ thể được áp dụng thống nhất,
đồng bộ trên cả nước thì cần phải sửa
đổi, bổ sung nghị định. Từ đó, các địa
phương sẽ căn cứ vào để thực hiện
cho đúng. Ngoài ra, sau khi sửa đổi,
bổ sung nghị định cũng cần tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi để các địa
phương thực hiện.
Luật sư
NGUYỄN MINH TƯỜNG
,
Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
HỮU ĐĂNG
ghi
Bị cáo PhạmHữuDũng tại tòa ngày 3-8. Ảnh: NHẪNNAM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook