7
Ngày 27-12, Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên
tòa xét xử bảy bị cáo trong vụ án Việt Á liên quan đến
Học viện Quân y.
Trong đó, bị cáo Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Công
ty Việt Á) bị xét xử về hai tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về
đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu phó vụ trưởng Vụ
KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN), Hồ
Anh Sơn (cựu phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học
quân sự, Học viện Quân y) bị xét xử về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Vũ Đình Hiệp (phó tổng giám đốc Công ty Việt Á)
và ba bị cáo khác thuộc Học viện Quân y bị xét xử về tội vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo buộc, trước tình hình dịch bệnh COVID-19
phức tạp, Ban giám đốc Học viện Quân y có công văn gửi
Bộ KH&CN về việc đề xuất nhiệm vụ phát triển kit chẩn
đoán viêm phổi do virus Corona (đề tài).
Do vụ lợi cá nhân nên từ tháng 1-2020, Trịnh Thanh
Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn
đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài với vai trò là cơ
quan phối hợp, sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm. Sau
đó để Công ty Việt Á được cấp phép và sản xuất thương
mại trái pháp luật bộ kit test.
Tại tòa, bị cáo Trịnh Thanh Hùng khai đầu năm 2020 có
trao đổi với Hồ Anh Sơn trước về việc cho Công ty Việt Á
tham gia đề tài.
Khi gọi điện thoại cho Phan Quốc Việt, ông Hùng chỉ
động viên, gần như thuyết phục Việt tham gia đề tài.
“Bị cáo hoàn toàn không gợi ý hay trao đổi lợi ích” - bị
cáo Trịnh Thanh Hùng nói.
Về nội dung trao đổi với Hồ Anh Sơn, ông Hùng nói cần
tìm doanh nghiệp có chứng nhận ISO về kit test PCR để
sau này Bộ Y tế cấp phép cho sản phẩm nghiên cứu, hoàn
toàn không có việc ba người gặp gỡ trao đổi công việc.
Ông Hùng khai tiếp khi đưa sản phẩm thử nghiệm, cả
hai hướng nghiên cứu của Học viện Quân y và Công ty
Việt Á cho ra hai bộ kit test khác nhau, một bộ có chất
lượng tốt hơn, một bộ kit test có một tiêu chí không đạt
yêu cầu. Do đó, cả ba thống nhất dùng bộ kit test tốt hơn
cấp phép sử dụng phòng, chống dịch.
Ông Hùng khẳng định sản phẩm đạt yêu cầu, cả quy
trình chế tạo, cả bộ kit test đều là sản phẩm của đề tài.
Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt cũng có
lời khai thống nhất như ông Hùng.
“Số tiền biếu bị cáo Hùng nhân dịp lễ 2-9 và Tết Dương
lịch 2020 chỉ là tình cảm riêng của bị cáo chứ không có
hứa hẹn từ trước’’ - tổng giám đốc Công ty Việt Á nói.
Trong khi đó, cựu thượng tá Hồ Anh Sơn thừa nhận sai
phạm và nói rõ bị cáo đã triển khai đề tài nhưng không
được như kỳ vọng…
Sáng nay (28-12), phiên tòa tiếp tục với phần luận tội
của đại diện VKS.
BÙI TRANG
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Năm 28-12-2023
bị cáo Hưng có mong muốn chấp
nhận nội dung mà bản án sơ thẩm
đã quy kết.
VKS xét thấy bị cáo đã thừa nhận
hành vi phạm tội, khắc phục toàn
bộ hậu quả, bị cáo có hai bác ruột là
liệt sĩ (điều này đã được địa phương
xác nhận) nên đề nghị HĐXX chấp
nhận kháng cáo.
Đối với nhóm bị cáo nhận hối lộ
gồm Tô Anh Dũng (cựu thứ trưởng
Bộ Ngoại giao), Đỗ Hoàng Tùng
(cục phó Cục Lãnh sự), Trần Văn
Tân (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Nam) có thái độ ăn năn,
thành khẩn, đã nộp khắc phục hết
hậu quả vụ án, có nhiều thành tích
trong công tác, gia đình có công
với cách mạng…
Do đó, HĐXX giảm nhẹ một
phần hình phạt cho nhóm bị cáo
này, ông Dũng nhận mức án 14 năm
tù, giảm hai năm so với án sơ thẩm;
ông Tùng nhận mức án 10 năm tù,
giảm một năm so với án sơ thẩm;
ông Tân nhận mức án năm năm tù,
giảm một năm…
Sáu bị cáo bị tuyên y án
Cũng theo HĐXX phúc thẩm, đối
với bị cáo Trần Minh Tuấn (giám
đốc Công ty Thái Hòa), mặc dù bị
cáo kêu oan, không nhận tội nhưng
căn cứ vào các lời khai, sao kê tài
khoản, cấp sơ thẩm đã làm rõ bị
cáo không có chức năng cấp phép
chuyến bay nhưng đã đưa ra thông
tin gian dối để lừa đảo bị cáo Phạm
Bích Hằng. Bị cáo Hằng cũng nhiều
lần đưa hối lộ, hơn 1 tỉ đồng.
Các bị cáo bị truy tố, xét xử đúng
người, đúng tội, không oan sai.
Các bị cáo PhạmTrung Kiên (cựu
thư ký thứ trưởng BộY tế), Nguyễn
Thị Hương Lan (cựu cục trưởng
Cục Lãnh sự), Vũ Anh Tuấn (cựu
phó phòng Tham mưu Cục Quản
lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an)
và Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục
BÙI TRANG
S
áng 27-12, TAND Cấp cao tại
Hà Nội đã tuyên án đối với
các bị cáo trong vụ án chuyến
bay giải cứu.
Cựu điều tra viên Hoàng
Văn Hưng được giảm án
Trong số 15 bị cáo được chấp nhận
kháng cáo, Hoàng Văn Hưng (cựu
trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh
điều tra Bộ Công an) là bị cáo duy
nhất bị cấp sơ thẩm tuyên án chung
thân được giảm nhẹ hình phạt, còn
20 năm tù.
Theo HĐXX phúc thẩm, cấp sơ
thẩm tuyên Hoàng Văn Hưng phạm
tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản là đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, HĐXX nhận thấy
bị cáo Hưng đã thành khẩn nhận
tội; khắc phục hết hậu quả vụ án;
gia đình bị cáo có công với cách
mạng…Do đó, HĐXX thấy đủ căn
cứ áp dụng một số tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm án
cho bị cáo.
Trước đó, đại diện VKS cũng
đã đề nghị mức án 20 năm tù đối
với bị cáo Hưng. VKS nhận định
bị cáo Hoàng Văn Hưng đã nhiều
lần trao đổi với Nguyễn Anh Tuấn
(cựu phó giám đốc Công an TP
Hà Nội) về tình trạng của bị cáo
Nguyễn Thị Thanh Hằng và bị
cáo Lê Hồng Sơn (cùng ở Công
ty Bluesky) để giúp họ “chạy án”,
không bị xử lý hình sự.
Hoàng Văn Hưng đã hai lần nhận
tiền với tổng số tiền 18,8 tỉ đồng.
Từ đó, HĐXX cấp sơ thẩm tuyên
phạt bị cáo Hưng tù chung thân và
truy thu số tiền 18,8 tỉ đồng.
TheoVKS cấp phúc thẩm, ban đầu
bị cáo kháng cáo kêu oan nhưng sau
đó đã thay đổi nội dung, thừa nhận
bản án sơ thẩm và nộp lại số tiền bị
buộc phải truy thu. Tại phiên tòa,
Các bị cáo được dẫn giải đến tòa nghe tuyên án vào sáng 27-12. Ảnh: CTV
17 bị cáo được giảm án
vụ chuyến bay giải cứu
HĐXX phúc thẩmđã giảmán cho 17 bị cáo và y án sơ thẩmđối với sáu bị cáo.
Quản lý xuất nhập cảnh) đề nghị
tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ
như khắc phục hậu quả vụ án, gia
đình có công với cách mạng, tham
gia thiện nguyện…
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng các
bị cáo đã nhận hối lộ nhiều lần với
số tiền lớn, đặc biệt lớn, cần phải
có mức hình phạt nghiêm khắc đáp
ứng yêu cầu răn đe tội phạm tham
nhũng. Mức án sơ thẩm là có căn cứ,
phù hợp, do đó HĐXX bác kháng
cáo của các bị cáo này.
Trước đó, cùng tội nhận hối lộ,
cấp sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo
Phạm Trung Kiên, Vũ Anh Tuấn,
Nguyễn Thị Hương Lan mức án
chung thân; bị cáo Vũ Sỹ Cường
chín năm tù.
Còn bị cáo TrầnMinh Tuấn (giám
đốc Công ty Thái Hòa) bị phạt 18
năm tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và đưa hối lộ.•
7 bị cáo hầu tòa trong vụ án kit test Việt Á
Hoàng Văn Hưng (cựu
trưởng Phòng 5, Cơ
quan An ninh điều tra
Bộ Công an) là bị cáo
duy nhất bị cấp sơ thẩm
tuyên án chung thân
được giảm nhẹ hình
phạt, còn 20 năm tù.
Ngoài phán quyết đối với 21 bị cáo kháng cáo, HĐXX
xét giảm án cho hai bị cáo là Nguyễn Anh Tuấn (cựu
phó giám đốc Công an TP Hà Nội, rút kháng cáo) và
Trần Việt Thái (cựu đại sứ Malaysia, không kháng cáo).
Theo đó, bị cáo Tuấn được giảm án từ năm năm tù
xuống còn bốn năm tù về tội môi giới hối lộ. Bị cáoThái
được giảmán từbốn nămtù xuống cònba nămtù về tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đối với bị cáo Trần Việt Thái, HĐXX phúc thẩm nhận
định bị cáo đã khắc phục hậu quả vụ án, có nhiều thành
tích trong công tác, tích cực hợp tác với cơquanđiều tra,
gia đình bị cáo có công với cách mạng nên quyết định
giảmánnhưđã nêu trên. Cònđối với bị cáoNguyễnAnh
Tuấn, bị cáo được chẩn đoán ung thư thực quản, gia
đình bị cáo có công với cách mạng và bản thân bị cáo
có nhiều thành tích trong quá trình công tác nên cũng
có căn cứ để giảm án.
Trước đó, VKS đánh giá tại phiên tòa phúc thẩm, bị
cáo HoàngVănHưng đã thừa nhận hành vi phạm tội và
khắcphục toànbộhậuquảmàbảnán sơ thẩmđã tuyên.
VKS cho rằng để phát hiện, xử lý, truy tố, xét xử được
bị cáo Hưng là thành tích, công sức rất lớn của bị cáo
Tuấn và hai bị cáo khác. Những người này đều được
xem xét giảm nhẹ hình phạt nên VKS nhận định cũng
cần giảmhình phạt đối với bị cáo Nguyễn AnhTuấn để
vừa đảm bảo công bằng, vừa thể hiện sự khoan hồng.
Rút kháng cáo, cựu phó giámđốc Công an TP Hà Nội vẫn được giảm1 năm tù