9
Các chuyên gia trong nước nói gì?
TS - kiến trúc sư
NGUYỄN ANH TUẤN,
Trưởng
phòng Quản lý quy hoạch chung Sở QH-KT TP.HCM:
Phát triển hub kinh tế mới
ngay bên bờ sông Sài Gòn
Chúng ta có thể thấy ở đường Nguyễn Tất Thành
có Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Trường nhìn ngay
ra cảng bến Nhà Rồng và quy hoạch nếu gắn khu này
thành khu phức hợp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu thì
rất hấp dẫn.
Nếu có thể thu hút các tập đoàn lớn về đây, nó sẽ tạo
thành một hub về việc làm, kinh tế chia sẻ. TP.HCM có
khu này là rất hay, chưa kể đến sau này du thuyền có
thể cập bến ngay cảng quận 4, có thể đến ngay khu hub
trường học này, tạo thành hub kinh tế mới ngay bên bờ
sông Sài Gòn.
Buổi làm việc với các chuyên gia Singapore với các
sở, ngành là để cố vấn cho chiến lược phát triển hành
lang sông Sài Gòn trong các quy hoạch, thiết kế. Đồng
thời nêu kinh nghiệm thực tiễn của các nước về phát
triển hành lang sông cũng như việc kích hoạt hệ sinh
thái kinh tế dịch vụ dọc theo dòng sông này.
Ông
NGUYỄN TRẦN HỮU THẮNG,
Tổng Thư ký CLB Du thuyền TP Thủ Đức, TP.HCM:
Đề xuất phát triển bến cảng du lịch
Sau khi đi khảo sát, chúng tôi đề xuất nên phát triển
bến cảng du lịch tại phường Trường Thọ,TP Thủ Đức.
Thứ nhất, hiện trạng của khu vực này cảng hàng hóa
trung chuyển nội địa nên độ sâu bến cảng và hạ tầng
liên kết khá thuận lợi cho việc hình thành khu bến
cảng, neo đậu đưa đón thuyền bè.
Thứ hai, ở vị trí này có nền tảng giao thông thuận lợi
giữa đường sông và đường, đặc biệt đây cũng là nơi có
view liên kết rất nhiều dự án đô thị lớn của TP Thủ Đức
và TP.HCM.
Đồng thời, khu này nên có kết nối du lịch đường thủy
như dịch vụ watertaxi, khu giải trí thể thao dưới nước,
khu mua sắm và dịch vụ ăn uống…
Ông
TRẦN NGỌC HOÀI ÂN
,
chuyên viên Sở Du lịch TP.HCM:
Đồng bộ hạ tầng phát triển du lịch
đường thủy
Sở Du lịch TP cũng đã có kế hoạch (ban hành năm
2023) về phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy trên
địa bàn TP, trong đó có định hướng đồng bộ về cơ sở hạ
tầng để phát triển du lịch đường thủy, từng bước đưa du
lịch đường thủy thành trung tâm du lịch hàng đầu của
khu vực.
Trên tuyến sông Sài Gòn nên cải thiện thêm về vấn
đề vệ sinh môi trường nước, đầu tư các dịch vụ vui chơi
giải trí dưới nước, các hoạt động trải nghiệm dưới nước.
Vừa qua, Sở Du lịch TP cũng có góp ý về cầu bộ hành
bắc qua sông Sài Gòn (quận 1), cũng đồng thời lưu ý về
tĩnh không của các cây cầu có ảnh hưởng đến tàu thuyền
qua lại như cầu Trần Khánh Dư (kênh Nhiêu Lộc -
Thị Nghè).
4 ý tưởng phát triển toàn diện
sông Sài Gòn
Chuyên gia cho rằng sông Sài Gòn có tiềmnăng rất lớn và TP.HCMcần xét kỹ về mặt nhu cầu
để phát triển ven sông hiệu quả.
KIÊNCƯỜNG-PHONGĐIỀN
N
gày 9-1, Trung tâmcácTP
đáng sống thuộc Bộ Phát
triển quốc gia Singapore
cùng Sở Du lịch TP.HCM, Sở
QH-KT TP.HCM và một số
đơn vị liên quan đã đi khảo
sát dọc sông Sài Gòn. Đồng
thời, đoàn đã thảo luận về phát
triển hành lang con sông này
gắn với kinh tế dịch vụ ven
sông, hướng biển.
Nhằm tìm hiểu kỹ hơn đánh
giá của chuyên gia Singapore
về tiềmnăng phát triển sôngSài
Gòn, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc trao đổi với ông
Michael Koh, chuyên gia thuộc
Trung tâm các TP đáng sống
(CLC), thuộc Bộ Phát triển
quốc gia Singapore (MND).
Ấn tượng về sự phát
triển đô thị dọc sông
. Phóng viên
:
Sau khi đi khảo
sát dọc sông Sài Gòn bằng cả
du thuyền và buýt đường sông,
đánh giá của ông như thế nào
về sông Sài Gòn và tiềm năng
phát triển của nó?
+
Ông
Michael Koh
: Tôi rất
ấn tượng về cách phát triển rất
nhanh của
các đô thị
dọc sông
Sài Gòn.
Tuynhiên,
việc phải
băng qua
conđường
(Tôn Đức
Thắng) để
đến được khu bến Bạch Đằng
và tới bờ sông là một trở ngại,
khó khăn. Tôi có cảm giác
đường giao thông này đang
chia đôi cảnh quan bờ sông
Sài Gòn và khu phố đi bộ bên
trung tâm.
Qua một buổi đi khảo sát,
tôi thấy sông Sài Gòn có nhiều
cơ hội để phát triển. Nó có đặc
trưng di sản và cả lịch sử, văn
hóa đã có của TP.HCM, chúng
ta cần phải duy trì điều này.
Dòng sông Sài Gòn nhưmột
linh hồn của TP, như một “con
rồng xanh” và mọi người dân
TP cần phải hiểu, yêu mến và
có trách nhiệm đóng góp cho
nó. Qua đó chúng ta có thể xây
dựng hạ tầng và các hoạt động
kinh tế ven sông cho tốt, dần
dần sẽ hình thành đặc trưng
đô thị ven sông.
. TP.HCM đang trong quá
trình điều chỉnh quy hoạch
chung của TP, trong đó có
đặt trọng tâm phát triển xoay
quanh sông Sài Gòn. Vậy theo
Trung tâm CLC là gì?
CLC - tên viết tắt của Trung tâm các TP đáng sống thuộc Bộ
Phát triểnquốc gia Singapore (centre for liveablecities, ministry
of national development Singapore). Đây là trung tâm cung
cấpmột lăng kính để các nhà lãnh đạoTP có thể nhìn nhậnTP
của họ. Nghiên cứu của trung tâm đã chắt lọc những nguyên
tắc chính từ kinh nghiệm phát triển của Singapore và nhằm
mục đích có các hướng dẫn hữu ích để phát triển các TP bền
vững và đáng sống.
Trung tâmnày làmviệc với mạng lưới các đối tác địa phương
và quốc tế có chungmối quan tâm trong việc phát triển cácTP
bền vững và đáng sống. Hỗ trợ trung tâm còn có một nhóm
cố vấn, nghiên cứu sinh và chuyên gia cũng như 22 cơ quan
chính quyền địa phương có liên quan.
“Sông Sài Gòn
có nhiều cơ hội để
phát triển, nó có đặc
trưng di sản và cả
lịch sử, văn hóa đã
có của TP.HCM,
chúng ta cần phải
duy trì điều này.”
Ông
Michael Koh
ông, TP cần cải thiện điều gì
trước mắt để phát triển sông
Sài Gòn (ví như chỉ cần chỉnh
trangCôngviênbếnBạchĐằng
hay bờ Thủ Thiêm như TP đã
làm thời gian qua)?
+ Đây là câu hỏi khó, với
quan điểm cá nhân của tôi,
sự tham gia công tư với các
nhà đầu tư cần có sự xem xét
kỹ về mặt nhu cầu để cho sự
phát triển ven sông hiệu quả.
Thêm nữa, chúng ta phải
nhìn nhận là nếu muốn phát
triển thì cần kết nối cả hệ sinh
thái chứ không chỉ một ngành,
một đơn vị nào đó hay một,
hai dự án có thể làm được.
Như khu vực vịnh Marina
Bay của Singapore, cần có
kết nối việc làm, chức năng
phức hợp, hạ tầng… mới có
thể hình thành một khu vực
thu hút như vậy.
Bốn vấn đề
cần quan tâm
. Ông có thể gợi ý và đề xuất
các ý tưởng về quy hoạch, phát
triển cũng như khai thác ven
sông Sài Gòn trong tương lai
như thế nào, thưa ông?
+ Thứ nhất, phát triển sông
Sài Gòn cần quan tâm đến đặc
trưng, cá tính của mỗi khu vực
sông đi qua, giống như sự hình
thành, phát triển của một con
rồng. Singapore cũng tương tự
như vậy. Chúng tôi cũng phải
xử lý hạ tầng cho phù hợp để
phát triển cảnh quan đặc trưng
(như tượng đầu rồng ở vịnh
Marina Bay).
Thứ hai, việc tái sử dụng
khu vực cảng (như bài học ở
Bangkok) trở thành khu vực
rất thú vị về du lịch, kinh tế
địa phương (như khu cảng
quận 4 có thể hình thành khu
vực này) cũng cần được quan
tâm. Hay như Pháp cũng cải
tạo thư viện quốc gia (nằm
bên bờ sông Seine), tái thiết
thành các chuỗi trường ĐH, có
khu đổi mới sáng tạo, có khu
vườn ươm, khu phức hợp, dân
cư tạo thành khu rất hấp dẫn.
Thứ ba, vấn đề về nghệ
thuật, văn hóa tạo nên cá tính
của sông, sông Sài Gòn cũng
có dấu ấn đặc biệt về văn hóa
sông nước, dấu ấn phát triển
công nghiệp từ xưa. Chúng
ta phải tạo nên các trung tâm
văn hóa nghệ thuật, các nơi
tạo điểm nhấn về lịch sử, tạo
điểm đến về mặt du lịch để
thu hút du khách. TP cũng
cần duy trì, bảo vệ đến tính
nguyên gốc của cộng đồng
dân cư có tính di sản tại các
khu vực này.
Chuyên
gia đã chỉ
ra bốn yếu
tố quan
trọng để
phát triển
ven sông
Sài Gòn.
Ảnh: KIÊN
CƯỜNG
Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâmTP.HCM. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Thứ tư, tính kết nối cũng rất
quan trọng, xu hướng sinh thái
cónhữngkết nối hành langxanh
là rất quan trọng. TP.HCMcần
quan tâm phát triển TP nước,
TP có đặc trưng sông nước.
Trước đây Singapore cũng có
giai đoạn như vậy và hiện nay
Singapore biến mặt sông, mặt
kênh thành mặt tiền với giá trị
cốt lõi sông nước.
.
Xin cảm ơn ông
.•