6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy 3-2-2024
BHYT, đấu thầu thuốc, vật tư y tế)
có nhiều vi phạm về quy trình trong
quá trình thanh tra. Từ đó dẫn đến
kết luận thanh tra không đúng với
thực tế khách quan, có dấu hiệu vi
phạm pháp luật.
Hành động trên của ôngToàn xuất
phát từ việc bản thân là thành viên
của Đoàn thanh tra 74 nhưng toàn
bộ ý kiến của ông đã không được
quan tâm. Quá bức xúc, ông đã gửi
thẳng báo cáo tới chủ tịch tỉnh kể
rõ sự tình và đề xuất được đối chất
với Đoàn thanh tra 74 trước sự chủ
trì mang tính trọng tài của lãnh đạo
tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, nguyện vọng đó của
ông Toàn đã không được thực hiện,
vì không có tiền lệ và không có quy
định phải đối chất như thế.
Sau sự việc trên, ông Toàn bị lập
biên bản vì dám cung cấp thông tin
cho báo chí, bị kỷ luật nhiều lần vì
cáo buộc là báo cáo không đúng sự
thật, tố cáo sai...
Đến ngày 6-9-2022, chánh Thanh
tra tỉnh Cà Mau ban hành Quyết
định 94, buộc ông Toàn thôi việc
vì có hai năm liên tiếp không hoàn
thành nhiệm vụ.
ÔngToàn tiếp tục khiếu nại, tố cáo
và bị nhiều cơ quan bác đơn. Tuy
nhiên, ông vẫn kiên trì kêu oan và
cuối cùng đã được một số cơ quan
nhìn thấy chỗ đúng của ông.
Sự quyết liệt của tổ chức
công đoàn
Quá trình kêu oan, ông Toàn đã
gõ cửa đến Liên đoàn Lao động tỉnh
Cà Mau. Và theo hồ sơ, đây chính
là đơn vị đầu tiên đã nhìn ra những
vấn đề trong sự việc của ông Toàn.
Ngày 31-10-2022, Liên đoàn Lao
động tỉnh Cà Mau đã gửi Văn bản
293 đến UBND tỉnh Cà Mau với
nội dung khẳng định quy trình xử
lý kỷ luật ông Toàn đã có những
chỗ chưa đúng quy định.
Trước đó, liên đoàn đã có văn
bản kiến nghị Thanh tra tỉnh xem
xét lại quy trình kỷ luật ông Toàn.
Tuy nhiên, Thanh tra tỉnh phúc đáp
rằng không thống nhất với nội dung
kiến nghị. Từ đó, liên đoàn có văn
bản gửi đến UBND tỉnh.
Theo Liên đoàn Lao động tỉnh
Cà Mau, Thanh tra tỉnh Cà Mau
đánh giá ông Toàn không hoàn
thành nhiệm vụ trong năm 2020
với lý do bị kỷ luật bởi Quyết định
84 ngày 10-12-2020 của chánh
Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, quyết
định này đã bị chủ tịch UBND
tỉnh Cà Mau hủy bỏ vào ngày
26-11-2021, tức căn cứ để đánh
giá ông Toàn không hoàn thành
nhiệm vụ năm 2020 không còn,
nên cần đánh giá lại.
Năm 2021, chánh Thanh tra tỉnh
đánh giá ôngToàn không hoàn thành
nhiệm vụ vì “có biểu hiện suy thoái
về tư tưởng, chính trị theo đánh giá
của cấp có thẩm quyền”.
Liên đoàn Lao động tỉnh đã thực
hiện đối thoại với đại diện Thanh
tra tỉnh Cà Mau và cả ông Toàn, đi
đến kết luận không có cơ sở đánh
giá ông Toàn không hoàn thành
nhiệm vụ vì “có biểu hiện suy thoái
về tư tưởng...”.
Tuy nhiên, những điều Liên đoàn
Lao động tỉnh Cà Mau chỉ ra đã
không được Thanh tra tỉnh Cà Mau
nhìn nhận. Thậm chí, khi sự vụ đến
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, những nội
dung chưa đúng trong quy trình kỷ
luật ông Toàn vẫn chưa được vạch
ra, dẫn đến cơ quan này cũng bác
các đơn khiếu nại, tố cáo của ông
Toàn. Mãi đến khi Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Cà Mau vào cuộc xem xét
thì mới rõ ông Toàn bị cho thôi việc
không đúng quy định.
Kết luận của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Cà Mau
Ngày 12-1, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy CàMau có thông báo kết quả giải
TRẦNVŨ
N
gày 1-2 là ngày đi làm lại đầu
tiên sau hơn một năm bị buộc
thôi việc của ông Lê Đức
Toàn, người “chống Đoàn thanh tra
74” ở Cà Mau mà báo
Pháp Luật
TP.HCM
đã nhiều lần thông tin.
Đây là một câu chuyện hy hữu,
phản ánh sâu sắc tính dân chủ, khách
quan trong hoạt động giải quyết
khiếu nại, tố cáo của tỉnh Cà Mau.
“Lên bờ xuống ruộng”
sau khi phản đối kết luận
thanh tra
Vào tháng 6-2020, thanh tra viên
Lê Đức Toàn, công tác ở Thanh tra
tỉnh Cà Mau, đã có một báo cáo khá
dài, chi tiết gửi chủ tịch UBND tỉnh
này với nội dung phản đối một kết
luận thanh tra vừa ban hành.
Cụ thể, khi đó thanh tra Toàn
báo cáo chủ tịch tỉnh với nội dung
là Đoàn thanh tra 74 (thanh tra về
Chuyệnngười
“chốngĐoàn
thanh tra 74”
được phục
hồi công việc
BanThường vụTỉnh ủyCàMau kết luận
việcThanh tra tỉnhCàMau buộc ông Toàn
thôi việc do không hoàn thành nhiệmvụ
trong hai năm liên tiếp là không có cơ sở.
quyết tố cáo của ông Toàn về việc
bị chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau sa
thải trái pháp luật.
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy chỉ đạo chánh Thanh tra tỉnh
Cà Mau khôi phục vị trí công
tác, vị trí việc làm, xếp loại công
chức lại, phục hồi các chế độ
chính sách cho ông Lê Đức Toàn
theo đúng quy định. Đồng thời,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo
kiểm điểm các tổ chức, cá nhân
có khuyết điểm, thiếu sót trong
việc xử lý vụ việc của ông Toàn
trong thời gian qua.
Các kết luận tại thông báo của Ban
Thường vụ cũng gần với nội dung
trước đây Liên đoàn Lao động tỉnh
đã chỉ ra, bao gồm việc đánh giá
ông Toàn không hoàn thành nhiệm
vụ trong hai năm liên tiếp 2020 và
2021 là chưa đúng quy trình, quy
định, thiếu cơ sở.
Từ đó, kết luận việc buộc ông
Toàn thôi việc do không hoàn thành
nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp là
không có cơ sở.•
Ngày 1-2, PV đến Thanh tra tỉnh Cà Mau để xin phỏng vấn ông Toàn
và chánh Thanh tra tỉnh về sự vụ trên. Tuy nhiên, ông Toàn từ chối trả lời
với lý do chỉ khi nào được lãnh đạo thanh tra cho phép thì ông mới chấp
nhận trả lời phỏng vấn.
Phía Văn phòng Thanh tra tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận yêu cầu phỏng
vấn chánh Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, văn phòng cho biết chánh Thanh
tra tỉnh đang rất bận nên nhiều khả năng qua Tết Nguyên đán mới có
thể tiếp và trả lời phỏng vấn của PV.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy
chỉ đạo chánh Thanh tra
tỉnh CàMau khôi phục vị
trí công tác, vị trí việc làm,
xếp loại công chức lại,
phục hồi các chế độ chính
sách cho ông Lê Đức Toàn
theo đúng quy định.
Ngày 2-2, thông tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết
đơn vị đã giao công an tỉnh chủ trì, làm rõ nguyên nhân
việc mặt đất tự bốc cháy tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp.
Trước đó, UBND huyện Ea Súp có báo cáo gửi UBND
tỉnh Đắk Lắk về việc trên địa bàn xảy ra hiện tượng mặt
đất tự bốc cháy.
Theo UBND huyện Ea Súp, đây là sự việc phức tạp,
vượt quá khả năng phân tích, điều kiện chuyên môn
cấp huyện. Do đó, UBND huyện Ea Súp đề nghị cấp
tỉnh có chỉ đạo để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng
lạ này.
Cũng theo UBND huyện Ea Súp, sau khi xảy ra vụ việc,
Công an huyện Ea Súp đã thu thập sáu mẫu đất tại khu
vực xảy ra cháy và không có cháy để xem xét, phân tích
nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Công an huyện Ea Súp đề xuất Công an tỉnh Đắk Lắk
giao Công an huyện Ea Súp chủ trì, liên hệ với cơ quan
chuyên môn để giám định các mẫu đất đã thu thập nhằm
có cơ sở kết luận vụ việc…
Trên cơ sở đề xuất của Công an huyện Ea Súp,
UBND huyện Ea Súp đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi xem xét, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao lực lượng
công an tỉnh chủ trì, xử lý để làm rõ nguyên nhân vụ việc
mặt đất tự bốc cháy.
Trước đó, từ ngày 11-1, đất rẫy của ông Lê Văn Bên
(62 tuổi, ngụ xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) liên tục bốc cháy
không rõ nguyên nhân.
Theo trình bày của ông Bên, mỗi lần lửa phát lên, ông
lại nghe tiếng nổ nhỏ trong đất. Chỉ trong thời gian ngắn,
trên diện tích hơn 1 ha đất rẫy của ông Bên đã xuất hiện
khoảng 20 đám cháy.
TIẾN THOẠI
KhuvựcrẫycủaôngBên(huyệnEaSúp)tựbốccháy.Ảnh:ND
Đắk Lắk giao công an tỉnh làm rõ nguyên nhân mặt đất tự bốc cháy