9
Dự án Nhổn - Ga Hà Nội lại phát sinh
thêm chi phí
Chính phủ vừa có tờ trình Chủ tịch nước về việc sửa đổi
Hiệp định vay cho dự án đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội,
đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.
Theo đó, Chính phủ cho biết dự án Nhổn - Ga Hà Nội
sử dụng các khoản vay nước ngoài từ bốn nhà tài trợ gồm:
Chính phủ Pháp, cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu
tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong đó, khoản vay của ADB cao nhất với 402 triệu USD,
được thực hiện thông qua ba hiệp định vay với thời gian kết
thúc giải ngân vốn vay là tháng 6-2023.
Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, để tạo điều kiện
cho việc giải ngân vốn vay, Chính phủ đề nghị Chủ tịch
nước xem xét sửa đổi hiệp định với ADB theo hướng kéo
dài thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2027. Việc sửa
đổi các hiệp định vay lần này không làm thay đổi giá trị
khoản vay và các điều kiện vay đã cam kết giữa Chính phủ
Việt Nam và ADB, tuy nhiên có phát sinh chi phí cam kết ở
mức 0,15% tính trên số vốn chưa rút.
“Dù vậy việc điều chỉnh, gia hạn các hiệp định vay của
ADB là cần thiết, để thực hiện đúng theo quyết định của
Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện dự án đến ngày 31-
12-2027, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư là UBND TP Hà Nội
tiếp tục sử dụng vốn vay ADB để hoàn thành dự án…” -
Chính phủ cho hay.
VIẾT LONG
Chấp thuận cho Hậu Giang chuyển
15,5 ha đất lúa để làm khu đô thị mới
Ngày 5-4, tin từ cổng thông tin Chính phủ cho hay
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến: “Chấp
thuận cho UBND tỉnh Hậu Giang quyết định chuyển
mục đích sử dụng 15,53 ha đất trồng lúa sang đất phi
nông nghiệp để thực hiện dự án khu đô thị mới
Ngã Bảy 3 (TP Ngã Bảy)”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Hậu
Giang tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm
bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất trồng
lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ. Đồng thời, chịu
trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng
Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đất đai
và các pháp luật khác có liên quan...
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN&MT theo dõi và
hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa theo đúng quy định của pháp luật.
CHÂU ANH
Việc kéo dài dự ánNhổn - GaHàNội sẽ phát sinh nhiều chi phí,
bởi phần lớn vốn dự án là vốn vay. Ảnh: P.HÙNG
điện đã ảnh hưởng cực kỳ lớn đến
sản xuất, kinh doanh. Nhiều ý kiến
đã phản ánh với cả các đồng chí
trong Bộ Chính trị…” - Chủ tịch TP
Hà Nội nói và đề nghị ngành điện
phải đảm bảo nguồn điện cho các
DN hoạt động. Nếu cắt điện để xử
lý sự cố cũng phải thông báo trước
để DN thu xếp phương án dự phòng
nếu không sẽ “rất nguy hiểm”.
Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị EVN
Hà Nội báo cáo Bộ Công Thương
về phương pháp điều hành vì thực tế
có tình trạng “DN xếp hàng xin bán
điện cho Nhà nước”. Đồng thời, ông
cũng lưu ý với lãnh đạo EVNHà Nội:
“Năm nay để thiếu điện, để DN kêu,
tôi sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành
ủy để xem xét về mặt đảng viên”.
Đề xuất nhà xưởng được
xây dựng 5 tầng
Góp ý tại hội nghị, bà Trần Thị
Kim Quế, Tổng Giám đốc Công ty
Phong Nam - Sinhrose, cho biết hiện
nay chiều cao xây dựng của các nhà
xưởng trong KCNQuang Minh (mở
rộng) chỉ cho phép xây cao tối đa
13 m, tương ứng với hai tầng nhà
xưởng. Điều này làm hệ số sử dụng
đất thấp, không mang lại hiệu quả
trong sản xuất của DN.
“Hiện nay tại một số tỉnh phía Nam
đã cho phép xây dựng nhà xưởng cao
tầng, giúp DN có thể tận dụng tối đa
mặt bằng để sản xuất. Vì vậy, chúng
TRỌNGPHÚ
S
áng 5-4, UBND TP Hà Nội
đã tổ chức Hội nghị đối thoại
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản
xuất, kinh doanh đối với các doanh
nghiệp (DN) đầu tư hoạt động tại
các khu, cụm công nghiệp. Tại hội
nghị, nhiều DN đã chia sẻ những
khó khăn, vướng mắc trong quá
trình đầu tư sản xuất tại các khu,
cụm công nghiệp trên địa bàn TP,
trong đó có vấn đề giải phóng mặt
bằng, thủ tục đất đai, thủ tục đầu tư
xây dựng, hạ tầng điện, nước, đường
sá, điều kiện về PCCC…
Cắt điện để xử lý sự cố
cũng phải thông báo trước
Tại hội nghị, ông Uchida, Công ty
Terumo Việt Nam (Khu công nghiệp
(KCN) Quang Minh), bày tỏ lo lắng
với tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng
tới sản xuất của công ty. Theo đó,
ông Uchida mong UBNDTP Hà Nội
đưa ra những chỉ đạo, điều hành để
đảm bảo việc cung cấp điện cho DN
một cách đầy đủ và ổn định.
Trả lời về kiến nghị này, Tổng
Giám đốc Công ty Điện lực TP Hà
Nội (EVNHàNội) NguyễnAnhTuấn
cho hay hè năm 2023 đã có sáu lần
mất điện do sự cố. Năm nay phía
EVN đã có các phương án chuẩn
bị để ứng phó. Ông Tuấn cũng đề
nghị các DN điều chỉnh lịch hoạt
động tránh giờ cao điểm, sử dụng
điện tiết kiệm.
Về nội dung này, Chủ tịch UBND
TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói điện
lực là ngành dọc do Bộ CôngThương
quản lý, vì vậy Hà Nội không thể chỉ
đạo, điều hành trực tiếp. Tuy vậy, ông
Thanh nhấn mạnh Hà Nội không thể
thiếu điện vì sẽ ảnh hưởng đến rất
nhiều hoạt động, trong đó có hoạt
động của DN.
“Rất nhiều DN năm ngoái vì cắt
Đại diệnmột doanh nghiệp nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Để doanh nghiệp kêu thiếu điện
sẽ bị đề nghị xử lý
Chủ tịch TPHà Nội đề nghị EVNHà Nội báo cáo Bộ CôngThương về phương pháp điều hành vì thực tế
có tình trạng “doanh nghiệp xếp hàng xin bán điện cho Nhà nước”.
tôi kiến nghị TP xem xét cho phép
nhà xưởng trong các KCN được xây
cao tầng hơn” - bà Quế nói.
Bên cạnh đó, đại diện Công ty
Phong Nam cũng cho biết nhiều DN
tại KCNQuang Minh đã đề nghị mở
rộng đường giao thông, cải thiện tình
trạng thoát nước, xem xét các điều
kiện về PCCC…
Bà Quế cũng đề nghị TP có ý kiến
về việc cung ứng điện và chất lượng
điện cho các DN trong KCN hoạt
động. “Chúng tôi đề nghị ưu tiên
điện cho các DN hoạt động hơn là
cắt điện. Đặc biệt là chất lượng điện
phải đảm bảo. Năm 2023 do sự cố
điện khiến hàng loạt động cơ trong
nhà xưởng của chúng tôi bị cháy, rất
ảnh hưởng đến sản xuất” - bàQuế nói.
Liên quan đến nội dung này, Phó
Chủ tịch UBND TPHà Nội Nguyễn
Mạnh Quyền cho hay đề xuất nhà
xưởng xây cao tầng là đề xuất hợp
lý nhằm tăng hệ số sử dụng đất cho
các DN. Hiện một số tỉnh như Đồng
Nai, Bình Dương đã cho phép xây
dựng nhà xưởng tới năm tầng. “Tới
đây, TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên
quan nghiên cứu, xem xét điều chỉnh
vấn đề này để các DN có thể thuận
lợi hơn” - ông Quyền nói.
Đối với hạ tầng giao thông và
thoát nước, ông Quyền cũng cho
hay TP đã ban hành kế hoạch nâng
cấp, cải thiện hạ tầng trong các
KCN. “Thời gian tới, các nội dung
này sẽ triển khai vừa để tạo thuận
lợi cho các DN hoạt động, vừa cải
thiện môi trường làm việc cho người
lao động”.•
Ông Thanh nhấn mạnh
Hà Nội không thể thiếu
điện vì sẽ ảnh hưởng
đến rất nhiều hoạt động,
trong đó có hoạt động của
doanh nghiệp.
Phát biểu bếmạc, Chủ tịchTP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho
biếtrất“ngưỡngmộ,kínhtrọng”cácDNđangđầutưởHàNội
vì đã vượt qua nhiều khó khăn, rất nhiều thủ tục để đầu tư
vàoTP,tạoracủacảivậtchất,côngănviệclàmchorấtnhiều
người laođộng.“Đểxâydựngmột KCN, DNphải trải quavô
vàn thủ tục với rất nhiều khó khăn. Luật pháp do chúng ta
làm ra, biết là nó gây khó khăn cho người dân, DN nhưng
chúngtakhôngsửa.Lỗidomìnhchứdoai”-ôngThanhnói.
ÔngThanh cũng bày tỏ lời cảmơn tới các DN đã đóng
góp cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. “Hội
nghị hôm nay là để lắng nghe nhưng thực chất là để
gặp gỡ tri ân với đóng góp của DN với Hà Nội. Do vậy, TP
có trách nhiệm phải giải quyết tất cả vấn đề khó khăn,
vướng mắc của DN đang gặp phải trên tinh thần là thực
sự tháo gỡ” - ông Thanh nhấn mạnh.
Theo đó, Chủ tịch TP Hà Nội giao cho từng sở, ngành,
địa phương các đầu việc để đôn đốc, giải quyết các kiến
nghị của DN về vấn đề quy hoạch, đất đai, thủ tục đầu
tư, xây dựng, hạ tầng điện, nước, lao động…
Về vấn đề thủ tục, Chủ tịch TP Hà Nội khẳng định: “TP
sẽ triển khai theo quy trìnhmột cửa, một cửa liên thông,
minh bạch, làm sao các nhà đầu tư sơ cấp, thứ cấp, đặc
biệt là nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ được về quy trình,
có đầu mối cụ thể… tránh chuyện DN phải chờ đợi”.
Đồng hành cùng doanh nghiệp