10
Bất động sản -
ThứSáu 17-5-2024
Lo thiếu hụt
nguồn cung nhà ở
Theo báo cáo của HoREA,
trong giai đoạn 2017-2023,
bốn năm 2020-2023 là giai
đoạn khó khăn nhất của thị
trường. Nguyên nhân đến từ
dịch bệnh và các xung đột lợi
ích giữa các nước lớn, xung
đột địa chính trị ở một số khu
vực. Những xung đột trên làm
tăng nguy cơ lạm phát, giảm
tổng cầu, đứt gãy chuỗi cung
ứng toàn cầu, từ đó tác động
trực tiếp đến nền kinh tế và
thị trường BĐS nước ta.
Theo HoREA nhận định,
hành các văn bản hướng dẫn
thi hành các luật liên quan.
Khi hệ thống pháp luật trên
bảo đảm tính đồng bộ, thống
nhất, có tính khả thi, sát với
thực tiễn sẽ xử lý được hầu
hết vướng mắc pháp lý của
148 dự án BĐS trên địa bàn
TP.HCM. Đây là các dự án
vướngmắcpháp lýđangchiếm
70% khó khăn của các doanh
nghiệp BĐS. Vì vậy, nếu các
luật, quy định trên sớm áp
dụng sẽ tác động tích cực,
thúc đẩy tiến trình phục hồi
và phát triển trở lại của thị
trường BĐS từ khoảng cuối
năm 2024 trở đi.
Trường hợp hai là ba luật
trên vẫn giữ nguyên hiệu lực
từ ngày 1-1-2025 sẽ có tác
động làmchậm tiến trình phục
hồi và phát triển trở lại của
thị trường BĐS, chậm thêm
khoảng sáu tháng.
Ngoài ra, nếu Quốc hội
không thông qua dự thảo
Nghị quyết của Quốc hội
về thí điểm thực hiện dự án
nhà ở thương mại thông qua
thỏa thuận về nhận quyền sử
dụng đất hoặc đang có quyền
sử dụng đất mà đất đó không
phải là đất ở thì HoREA cho
rằng kể từ ngày Luật Đất đai
2024 có hiệu lực, các nhà đầu
tư sẽ tiếp tục không được
thỏa thuận về nhận quyền sử
dụng đất ở và đất khác hoặc
đất khác không phải là đất
ở để thực hiện dự án nhà ở
thương mại.
Như vậy, sẽ có khoảng 15%
trong tổng số các dự án nhà
ở thương mại tiếp tục gặp
vướng mắc pháp lý. Nguy cơ
tình trạng thị trường BĐS tiếp
tục thiếu hụt nguồn cung dự
án dẫn đến thiếu hụt nguồn
cung nhà ở thương mại.
“Và tiếp tục tình trạng lệch
pha sản phẩm nhà ở, lệch về
phân khúc nhà ở cao cấp,
thiếu hụt nguồn cung nhà ở
giá vừa túi tiền. Từ đó dẫn
tới tình trạng giá nhà bị đẩy
lên cao hoặc “neo” giá cao,
tác động bất lợi đến mục tiêu
phát triển thị trường BĐS an
toàn, lành mạnh, bền vững”
- HoREA dự báo.•
“vùng đáy” khó khăn của
thị trường BĐS rơi vào quý
I-2023. Theo đó, hết quý
I-2023, thị trường lần đầu rơi
xuống mức tăng trưởng âm
sâu nhất là -16,2%.
Tuy nhiên, kể từ quý II-
2023, mức độ khó khăn đã
giảm dần và từng bước phục
hồi. Điều này được thể hiện
khi hết sáu tháng, thị trường
còn tăng trưởng âm -1,5%,
đến hết chín tháng còn tăng
trưởng âm -8,7%. Kết thúc
năm2023, tăng trưởng âmcủa
BĐS rút xuống còn -6,38%.
Dựa vào kết quả này có thể
thấy thị trường BĐS đã vượt
qua giai đoạn khó khăn nhất.
“Dự báo thị trường BĐS sẽ
phục hồi rõ nét vào cuối năm
2024 và trở lại bình thường
vào khoảng giữa năm2025 trở
đi do độ trễ của chính sách và
quy trình thủ tục đầu tư, triển
khai dự án BĐS” - HoREA
nhận định.
“Dự báo thị trường
bất động sản sẽ phục
hồi rõ nét vào cuối
năm 2024 và trở
lại bình thường vào
khoảng giữa năm
2025 trở đi do độ
trễ của chính sách
và quy trình thủ tục
đầu tư, triển khai dự
án bất động sản.”
Theo ông Lê Hoàng Châu,
Chủ tịch HoREA, trong quý
I-2024, số lượng dự án nhà
ở mới quá ít, vẫn khan hiếm
dự án nhà ở xã hội. Từ nay
đến cuối năm, thị trường tại
TP.HCM vẫn có nguy cơ mất
cân đối cung - cầu nhà ở. Hệ
quả là giá nhà có thể bị đẩy
lên cao hoặc neo giá cao.
Đặc biệt, sự lệch pha dẫn đến
thiếu hụt nặng phân khúc nhà
ở thương mại giá bình dân và
nhà ở xã hội.
Hai kịch bản
cuối năm 2024
Theo đánh giá của HoREA,
sẽ có hai trường hợp có thể
xảy ra tác động đến thị trường
BĐS trongnửa cuối năm2024.
Trường hợp 1 là Quốc hội
sẽ cho phép áp ba luật nêu
trên kể từ ngày 1-7-2024 và
xem xét thông qua hai dự
thảo nghị quyết thí điểm và
Chính phủ, các bộ, ngành ban
QUANGHUY
D
ự kiến tại kỳ họp thứ
bảy của Quốc hội diễn
ra trong tháng 5, tháng
6-2024 sẽ xemxét đề xuất của
Chính phủ và Ủy banThường
vụ Quốc hội về việc áp dụng
sớm sáu tháng đối với ba luật
Đất đai 2024, Nhà ở 2023,
Kinh doanh bất động sản
(BĐS) 2023 và hai dự thảo
nghị quyết thí điểm. Hiệp hội
BĐS TP.HCM (HoREA) đã
đưa ra hai kịch bản thị trường
BĐS trong hai trường hợp các
luật được thông qua sớm và
chưa được thông qua.
TheoHoREA, nếu các luật Đất đai,
Nhà ở, Kinh doanh bất động sản
có hiệu lực sớm từ ngày 1-7 sẽ thúc
đẩy thị trường bất động sản phục
hồi vào cuối nămnay.
2 kịch bản thị trường
bất động sản nửa cuối 2024
TP.HCM không có dự án nhà ở xã hội
mới trong quý I-2024
HoREA cho biết trong quý I-2024, TP không có dự án nhà
ở xã hội nào được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc được
cấp giấy phép xây dựng. Chỉ có một dự án nhà ở xã hội đã
hoàn thành với 242 căn hộ và đang triển khai thực hiện bảy
dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với 4.996 căn hộ.
Đây đều là các dự án cũ.
Trong quý I-2024, TP.HCM cũng chỉ có một dự án nhà ở
thương mại được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời
với chấp thuận nhà đầu tư với diện tích khoảng 3.647 m
2
.
Và chỉ có một dự án nhà ở thương mại (cũ) đã hoàn thành
đầu tư xây dựng với quy mô 219 căn hộ. Ngoài ra, không
có dự án nhà ở thương mại nào đủ điều kiện huy động vốn
bán nhà ở hình thành trong tương lai. HoREA cũng cho biết
trong quý đầu năm, có 62 dự án nhà ở thương mại (dự án
cũ) đang triển khai với 28.462 căn hộ.
2 cây cầu “giải cứu” kẹt xe cửa ngõ
phía tây TP.HCM sẽ thông xe cuối năm
Sau nhiều năm lỡ hẹn, cầu Tân Kỳ Tân Quý và cầu Bà
Hom (quận Bình Tân, TP.HCM) đang được khẩn trương
triển khai thi công, đẩy nhanh tiến độ để thông xe trong
năm nay. Theo đó, cầu Tân Kỳ Tân Quý và cầu Bà Hom
tại quận Bình Tân là hai dự án giao thông quan trọng
của TP trong năm 2024. Hai dự án này đóng vai trò quan
trọng đối với giao thông cửa ngõ phía tây, góp phần giảm
tải áp lực giao thông cho khu vực.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về tiến độ dự án cầu
Tân Kỳ Tân Quý, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) cho
biết dự kiến ngày 30-5, quận Bình Tân sẽ hoàn tất công
tác bàn giao mặt bằng cho dự án. Ban giao thông sẽ khởi
công lại dự án cầu Tân Kỳ Tân Quý vào ngày 15-6, dự
kiến hoàn thành và thông xe vào ngày 31-12.
Cùng với đó, dự án cầu Bà Hom cũng đang được triển
khai thi công, Ban giao thông thông tin dự án này sẽ chính
thức hoàn thành và thông xe vào tháng 9-2024. Ngoài ra,
dự án nâng cấp, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, đoạn
qua quận Bình Tân cũng sẽ về đích vào tháng 10. Các dự
án này sau khi hoàn thành sẽ góp phần giảm áp lực giao
thông cho khu vực đã quá tải nhiều năm qua.
ĐÀO TRANG - NHƯ NGỌC
Đồng Nai: Sắp xếp, sáp nhập 9 phường
của TP Biên Hòa
Theo UBND TP Biên Hòa, Nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, TP Biên Hòa có
chín đơn vị hành chính cấp phường và một khu phố thuộc
diện phải sắp xếp. Các phường gồm: Hòa Bình, Quang
Vinh, Thanh Bình, Quyết Thắng, Trung Dũng, Tân Mai,
Tân Tiến, Tam Hòa, Bình Đa và một phần khu phố 10,
phường Tân Phong.
Cụ thể, sẽ nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên, quy mô
dân số của phường Hòa Bình và một phần khu phố 10
(phường Tân Phong) vào phường Quang Vinh và dự kiến
lấy tên là phường Quang Vinh. Trụ sở làm việc mới dự
kiến tại UBND phường Quang Vinh, TP Biên Hòa.
Đồng thời sẽ nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên, quy
mô dân số của phường Thanh Bình, phường Quyết Thắng
và một phần khu phố 10 (phường Tân Phong) vào phường
Trung Dũng lấy tên là phường Trung Dũng. Dự kiến trụ
sở hành chính mới tại UBND phường Quyết Thắng.
Nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên, quy mô dân số của
phường Tân Tiến vào phường Tân Mai lấy tên là phường
Tân Mai và dự kiến tại UBND phường Tân Tiến. Cuối
cùng là nhập, điều chỉnh diện tích tự nhiên, quy mô dân
số của phường Tam Hòa vào phường Bình Đa, lấy tên là
Bình Đa. Như vậy, sau khi sáp nhập thì đơn vị hành chính
cấp phường giảm năm đơn vị hành chính gồm: Thanh
Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng, Tân Tiến, Tam Hòa.
Theo lộ trình, trong năm 2024 TP Biên Hòa sẽ thực
hiện, hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp
phường, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân; trình HĐND các
cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương
sắp xếp đơn vị hành chính.
VŨ HỘI
Các hộ
dân cuối
cùng đang
tháo dỡ
nhà cửa để
bàn giao
mặt bằng
cho dự án.
Ảnh:
ĐT - NN
Thị trường bất động sản đã thoát khỏi “vùng đáy” và đang dần hồi phục. Ảnh: QH