XUAN-2024 - page 10

8
Xuân
Giáp Thìn 2024
C
ho đến những ngày cuối của năm 2023,
hoạt động ngoại giao Việt Nam (VN)
vẫn nhộn nhịp. Thủ tướng PhạmMinh
Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao
VN tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm
quan hệ ASEAN - Nhật Bản, đồng thời có hàng
loạt hoạt động song phương tại “đất nước mặt
trời mọc”.
Trước đó, rất nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh
đạo cấp cao, từ các nước láng giềng gần đến các
nước bạn bè xa, từ nền kinh tế nhỏ đến những
siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới… đã có các
hoạt động viếng thăm qua lại, làm việc, ký hàng
trăm văn bản quan trọng, đồng thời nâng cấp
quan hệ với VN lên tầm cao mới.
Chìa khóa: Ổn định + tăng trưởng
Những thành công nổi bật, nếu không muốn nói
là vượt mong đợi, trên lĩnh vực đối ngoại trong
năm 2023 nói riêng và cả giai đoạn vài năm trở
lại đây nói chung đến từ những yếu tố khác nhau.
Báo chí, giới chuyên gia trong nước và quốc tế
đã không ít lần mổ xẻ những thành công này của
VN. Trong đó, phần lớn đều nhấn mạnh đến sự
ổn định của nền chính trị VN, cùng với sự tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ trong suốt nhiều năm
qua.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP bình
quân đầu người của VN năm 2000 đạt gần 500
USD, xếp thứ 173/200 trên thế giới. Đến năm
2022, GDP bình quân đầu người VN đạt gần
4.163 USD, xếp hạng 117 trên thế giới. Như vậy,
sau hơn hai thập niên, GDP bình quân đầu người
VN tăng 56 bậc…
Song song đó, VN không ngừng mở rộng quan
và thắt chặt quan hệ với nhiều quốc gia trên thế
giới. Năm 2023, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết
22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc
tế, VN đạt được nhiều kết quả mà một số người
gọi là “thần kỳ”. Điển hình, đến nay VN đã thiết
lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, đáng
chú ý chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện và đối tác chiến lược với tất cả các
nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc và các nước trong nhóm G20. VN
cũng đã chính thức tham gia vào các hoạt động
gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; ký kết hàng
chục hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương, đa phương với khoảng 60 nền kinh tế…
Có thể nói bộ đôi “ổn định và tăng trưởng” của
VN trong hơn chục năm qua đã tạo ra sự an tâm
và cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia,
đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến
sự bất ổn hơn bao giờ hết khi xung đột, mâu
thuẫn, đối đầu, cạnh tranh địa kinh tế lẫn địa
chính trị xảy ra ở nhiều khu vực từ Á, Âu, Phi
đến Mỹ Latinh. Thế nên nhiều người nói VN là
điểm đến lý tưởng cho các sáng kiến vì hòa bình,
an ninh, ổn định và phát triển là vì vậy.
Chúng ta cùng nhớ lại sự kiện Tổng thống Mỹ
Donald Trump cùng lãnh đạo đồng cấp Triều
Tiên Kim Jong-un đến đàm phán thỏa thuận Mỹ
- Triều Tiên hồi năm 2019. Khi đó, không chỉ các
chính trị gia mà còn rất nhiều chuyên gia, học
giả, nhà nghiên cứu đều đưa ra các gợi ý về việc
Triều Tiên nên xem xét tham khảo mô hình phát
triển kinh tế - chính trị của VN. Việc hai ông
Trump - Kim chọn VN làm điểm đến cũng phần
nào cho thấy sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhà
lãnh đạo về VN.
Hay như năm 2023, hai siêu cường - Mỹ và Trung
Quốc (TQ) - cũng đã có một năm ngoại giao nhộn
nhịp với VN. Việc lãnh đạo hai cường quốc đều đến
thăm, làm việc với VN và lãnh đạo VN cũng đến
thăm, làm việc tại TQ và Mỹ trong tâm thế cởi mở,
thiện chí và hợp tác cũng chứng minh sự an tâm, tin
cậy của các nước lớn đối với VN. Họ không chỉ bắt
tay với VN về chính trị - ngoại giao, mà còn về kinh
tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao nhân dân, giáo dục…
Đối ngoại ĐẢNG
ĐỘT PHÁ,
2023 là năm hoạt động đối ngoại diễn ra
mạnh mẽ và nhộn nhịp nhất trong nhiều
năm trở lại đây, trong đó đặc biệt quan
trọng là các dấu ấn về vị thế của Đảng
và của Nhà nước ngày càng nâng cao.
Đại Thắng
linh hoạt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 12-2023. Ảnh: TRÍ DŨNG/TTXVN
Dù mối quan hệ “vì hòa bình, hợp tác và phát
triển bền vững” (VN - Mỹ) hay là “cộng đồng
chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược” (VN -
TQ) thì giá trị duy nhất mà VN hướng đến khi
bắt tay, đồng hành, hợp tác với bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới, như Thủ tướng Phạm Minh
Chính và một số chính trị gia VN từng nhiều lần
nhấn mạnh đó là: Chính nghĩa (chứ không phải
chọn phe).
Pll'PLIN
I
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...112
Powered by FlippingBook