XUAN-2024 - page 6

CHÍNH TRỊ
4
Xuân
Giáp Thìn 2024
C
hia sẻ
với báo
Pháp Luật
TP.HCM,
Bí thư Trung ương
Đảng, Phó Thủ tướng Chính
phủ tịch Lê Minh Khái cho
biết: “Dù năm 2023 có nhiều khó
khăn, thách thức, tạo sức ép lớn trong
chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH)
nhưng Chính phủ đã phản ứng kịp
thời, linh hoạt theo chủ trương của
Đảng, các nghị quyết của Quốc hội
và KTXH nước ta đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ”.
Khó khăn chồng chất
. Phóng viên:
Thưa Phó Thủ tướng,
có thể nói năm 2023 là năm đặc biệt
khó khăn. Vậy đâu là những khó
khăn, thách thức mà Phó Thủ tướng
quan tâm nhất?
+ Phó Thủ tướng Lê Minh Khái:
Từ cuối năm 2022, khi xây dựng kế
hoạch phát triển KTXH, dự toán
ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ
Chính trị, Trung ương, Quốc hội
và Chính phủ đều thống nhất nhận
định: Năm 2023 thuận lợi, cơ hội và
khó khăn, thách thức đan xen nhưng
khó khăn, thách thức nhiều hơn.
Thực tế đã cho thấy nhận định trên
là chính xác.
Một số khó khăn, thách thức lớn,
đáng chú ý là kinh tế, thương mại,
đầu tư toàn cầu phục hồi nhưng
chậm lại; các tổ chức như QuỹTiền tệ
Việt Namđón xuân Giáp Thìn saumột nămdù có nhiều khó
khăn, thách thức nhưng lại đầy ắp sự kiện chính trị - kinh tế -
ngoại giao “hết sức sôi động, liên tục”.
Chân Luận thực hiện
Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB) liên tục thay đổi, điều chỉnh
giảm dự báo đối với triển vọng kinh tế
thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có
các đối tác thương mại lớn của nước
ta tăng trưởng chậm lại, nhu cầu tiêu
dùng suy giảm, tác động trực tiếp tới
Việt Nam.
Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn
neo ở mức cao dẫn đến nhiều nền
kinh tế lớn duy trì chính sách tiền
tệ thắt chặt, lãi suất cao để bảo đảm
kiểm soát hiệu quả. Sức ép lạm phát
cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt
để kiểm soát lạm phát đã tác động
tiêu cực và tiếp tục là nguyên nhân
chủ yếu làm thương mại, tiêu dùng,
đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm trong
năm 2023.
. Thưa Phó Thủ tướng, các yếu
tố bên ngoài chắc chắn cũng có
tác động không nhỏ đối với quá
trình phục hồi, phát triển KTXH
của nước ta?
+ Đúng vậy! Đặc biệt là cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn gay
gắt, toàn diện hơn. Bên cạnh cuộc
xung đột Nga - Ukraine kéo dài và
chưa có dấu hiệu kết thúc thì xuất
hiện thêm xung đột tại Dải Gaza,
gần đây nhất là xung đột trên Biển
Đỏ. Những điều này tiếp tục làm
gián đoạn các chuỗi sản xuất, cung
ứng trên toàn cầu, tác động tới quá
trình phục hồi kinh tế thế giới thời
hậu
COVID-19.
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam
mặc dù đã đạt nhiều thành tựu sau
hơn 35 năm đổi mới nhưng đang
trong quá trình chuyển đổi, quy mô
còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng
cạnh tranh, sức chống chịu còn hạn
chế; chịu tác động của nhiều yếu tố
bất lợi bên ngoài và những hạn chế,
bất cập bên trong kéo dài nhiều
năm; dịch bệnh, thiên tai, biến đổi
khí hậu diễn biến phức tạp, gây thiệt
hại nặng nề ở nhiều địa phương…
Phản ứng kịp thời
. Một năm đầy khó khăn, sóng gió
vừa qua đã để lại trong Phó Thủ
tướng những trải nghiệm gì trong
công tác chỉ đạo, điều hành?
+ Kế thừa cách làm, bài học kinh
nghiệm quý báu trong chỉ đạo,
điều hành những năm trước đây,
Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo phục hồi và phát triển KTXH,
nhanh chóng “xoay chuyển tình thế,
chuyển đổi trạng thái”; đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, chuyển
đổi số, cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh. Báo cáo xin ý kiến Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, trình Quốc hội tháo gỡ
ngay những khó khăn về thể chế, cơ
chế, chính sách.
Chính phủ cũng tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ
cấu lại nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ,
nâng cao chất lượng các quy hoạch;
ứng dụng rộng rãi công nghệ thông
tin để điều hành đến tận cơ sở; thành
lập 5 tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn
đầu tư công và 26 tổ công tác của thành
viên Chính phủ trực tiếp nắm bắt,
tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc ở
địa phương; thành lập tổ công tác giải
quyết vấn đề bất động sản.
. Công luận cũng thấy rằngChính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức
nhiều hội nghị, cuộc họp… Điều này
có ý nghĩa gì trong chỉ đạo, điều hành,
thưa Phó Thủ tướng?
+ Mục đích là nhằm xử lý kịp thời các
vấn đề quan trọng, cấp bách, nhất là
các vướng mắc liên quan đến tiếp cận
vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho thị
trường bất động sản, trái phiếu doanh
nghiệp, bảo đảm nguồn cung nguyên
liệu, vật liệu cho các dự án đường bộ
cao tốc...
Bí thư Trung ương Đảng,
Phó Thủ tướng Chính phủ
Lê Minh Khái:
Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
Ảnh: ĐỨC MẠNH
Đến nay, công tác
cụ thể hóa Nghị
quyết 98 ở cấp TP
theo thẩm quyền
của HĐND, UBND
TP.HCM đã cơ bản
hoàn thành, sẵn
sàng tăng tốc.
Xoay chuyển
VÌ SỰ
TÌNH THẾ
PHÁT TRIỂN
Pll'PLIN
I
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...112
Powered by FlippingBook