XUAN-2024 - page 12

CÙNG NGƯ DÂN THẮP SÁNG ĐÈN TRÊN BIỂN
10
Xuân
Giáp Thìn 2024
2
023 là một năm bận rộn
đối với Chính phủ và nhiều
bộ, ngành, chính quyền địa
phương, đặc biệt trong đó là
Bộ NN&PTNT, trong việc triển khai
đồng loạt các giải pháp chống khai thác
hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và
không theo quy định (IUU).
Bộ NN&PTNT đã thực hiện hàng loạt
chương trình kiểm tra, đôn đốc, hướng
dẫn triển khai các quy định chống khai
thác IUU ở nhiều tỉnh, TP có biển từ
Nam chí Bắc. Thứ trưởng Phùng Đức
Tiến cũng làm việc với các ngành, các
cấp, cơ quan, tổ chức liên quan để dốc
sức gỡ khó cho ngành thủy sản trong
bối cảnh thẻ vàng của Ủy ban châu Âu
(EC) vẫn chưa được tháo gỡ.
Chia sẻ với
Pháp Luật TP.HCM
nhândịpđầunămmới 2024,Thứtrưởng
Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến
khẳng định: Bộ sẽ cùng tất cả đơn vị
liên quan “tranh thủ từng ngày, từng
giờ”, dốc toàn tâm, toàn sức để hành
động nhằm sớm gỡ thẻ vàng trong năm
2024, giúp nâng cao đời sống, sinh kế,
từ đó khuyến khích hàng triệu ngư dân
an tâm bám biển, làm giàu từ biển.
Đau đáu với những
khó khăn chung
. Phóng viên:
Thưa Thứ trưởng, năm
2023 ông đã đến làm việc với nhiều
địa phương. Ông nhìn nhận như thế
nào về đời sống của bà con ngư dân
trong bối cảnh EC gắn thẻ vàng với
hải sản Việt Nam (VN) từ cuối năm
2017 đến nay?
+ Thứ trưởng Phùng Đức Tiến:
Tôi
đến làm việc ở một số nơi và thấy bà
con than phiền đánh bắt về không có
lãi hoặc có cũng rất ít,
nhiều hộ còn
bị lỗ do giá cả hải sản thấp, chi phí
ra khơi thì tăng. Đó là chưa kể thiên
tai, địch họa, ra khơi không may
gặp nạn có khi còn mất trắng. Bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều bà con ngư
dân chưa chuyển đổi nghề phù hợp
khi bỏ nghề biển, vì vậy đời sống đã
khó nay còn khó hơn. Điều đó khiến
chúng tôi rất day dứt, tìm kiếm mọi
cách và dồn hết tâm sức gỡ khó để
ngư dân an tâm bám biển.
EU là thị trường xuất khẩu thủy
sản lớn thứ hai của VN, luôn chiếm
trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu
trong nhiều năm qua. Việc EC gắn
thẻ vàng đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động xuất khẩu thủy
sản khai thác của VN sang thị trường
châu Âu (giảm liên tục qua các năm:
Giảm 6% năm thứ nhất, 5% năm
thứ hai, 10% năm thứ ba và 16%
năm thứ tư). Hải sản do bà con đánh
bắt về khó xuất khẩu hơn hoặc thậm
chí không được xuất khẩu nên giá trị
giảm. Cùng với những khó khăn về
kinh tế vĩ mô, đặc biệt là dư âm sau đại
dịch COVID-19, đời sống của bà con
ngư dân gặp nhiều khó khăn hơn.
Thực tế nhiều năm qua, Chính phủ
luôn triển khai nhiều giải pháp, thực
hiện nhiều khuyến nghị của EC để bà
con ngư dân bám biển đúng luật, đúng
cách. Tuy nhiên, thực tế triển khai
vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề đòi
hỏi chúng ta phải linh hoạt, tìm thêm
nhiều giải pháp mới. Bên cạnh đó,
phải có những giải pháp mang tính đột
phá trong thực thi chính sách để mang
về hiệu quả cao. Đó cũng là điều mà
chúng tôi luôn đau đáu khi đi thực tế,
chứng kiến những khó khăn chung của
bà con.
Những hạn chế
cần giải quyết
. Chính phủ đã thể hiện quyết tâm gỡ
thẻ vàng từ giai đoạn 2018-2019, đến
nay đã qua sáu năm, vì sao EC vẫn
chưa đồng ý gỡ thẻ vàng cho hải sản
VN?
+ Phía EC đã có những khuyến nghị
tương đối rõ ràng, có thể định lượng
được, bao gồm bốn nhóm: (i) Hoàn
thiện khung pháp lý; (ii) Theo dõi,
kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tàu
cá, quản lý đội tàu; (iii) Chứng nhận
sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy
sản khai thác; (iv) Thực thi pháp luật.
Đến nay, quan điểm của Chính phủ
và các bộ, ngành, nhiều địa phương
là đồng nhất và rõ ràng từ trên
xuống dưới, gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ
trước mắt, mục tiêu lâu dài là phát
triển nghề cá bền vững. Chính phủ
và các bộ, ngành cũng triển khai các
đầu việc cụ thể, rõ ràng, mạch lạc.
Ví dụ, về hoàn thiện khung pháp lý,
từ năm 2019 Chính phủ đã ban hành
Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thủy sản và Nghị định
42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thủy sản. Đến nay, các đoàn thanh
tra của EC cơ bản đã đồng thuận với
hành lang pháp lý của VN xây dựng
và triển khai.
Hay như vấn đề theo dõi, kiểm tra,
kiểm soát hoạt động của tàu cá, quản
lý đội tàu, Chính phủ quán triệt và
thường xuyên kiểm tra, đôc đốc, giám
sát các bộ, ngành và địa phương thi
hành; không phải chỉ áp đặt chỉ đạo
hành chính mà còn động viên, tư vấn,
hướng dẫn, đồng hành để làm sao cho
các chủ tàu gắn các thiết bị theo quy
định, thực hiện quy trình theo dõi,
kiểm tra tàu theo hướng dẫn của EC...
Thế nhưng có quy định của pháp luật
rồi, những công việc cơ bản cũng triển
khai rồi, các lực lượng chức năng cũng
rất sát sao với ngư dân nhưng “độ chín”
của việc thực thi các khuyến nghị từ
EC vẫn chưa tới. Hồi tháng 10-2023,
Gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) với
hải sản Việt Nam không phải là để đối
phó hay mang tính tức thời, mà mục
tiêu lâu dài để tái cấu trúc nghề cá Việt Nam,
hướng tới một nghề cá phát triển bền vững,
thể hiện trách nhiệm của Việt Nam, giữ uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế.
ngư dân
an tâm
vươn
giúp
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.
Đỗ Thiện - An Hiền thực hiện
,
Thu trudng Bt) NN&PTNT Phung Due Tien:
I
I
-
.
~
KIE
I
' '
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...112
Powered by FlippingBook