092 - page 13

13
thứBảy
12 - 4 - 2014
Doi song xa hoi
HUYHÀ
T
ổng hợp xếp loại hạnh
kiểm học sinh (HS)
THCS, THPT từ báo
cáo của Sở GD&ĐT 25 tỉnh,
TP cho thấy có sự suy giảm
về đạo đức trong HS phổ
thông theo thời gian, cấp
học. Lên cấp học trên, tỉ lệ
HS đạt hạnh kiểm tốt giảm,
trong khi đó tỉ lệ hạnh kiểm
trung bình và yếu tăng.
Đây là thông tin được TS
ChuVănYêm, PhóChủnhiệm
Văn phòng Chủ tịch nước
đưa ra tại hội thảo Công tác
giáo dục đạo đức, lối sống
cho HS-SV do Bộ GD&ĐT
tổ chức ngày 11-4 tại Hà Nội.
Nhiều biểu hiện
lệch chuẩn
TS Nguyễn Đắc Hưng, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục và đào
tạo, dạy nghề (Ban Tuyên
giáo Trung ương), cho rằng
vấn đề giáo dục đạo đức, lối
sống cho HS-SV đang được
cả xã hội hết sức quan tâm và
lo lắng. Trong 22 triệuHS-SV,
số em có đạo đức lối sống
không tốt chỉ chiếm một tỉ
lệ nhỏ nhưng số lượng tuyệt
đối thì không nhỏ và đã gây
bao nỗi băn khoăn, lo lắng
cho xã hội bởi những hậu
quả do sự xuống cấp về đạo
đức, lối sống.
Đưa ra các clip đánh nhau
của HS vừa được tung lên
mạng Internet, anh Doãn
Hồng Hà, Ban Thanh niên
trường học (Trung ương
Đoàn), nhận định vấn nạn bạo
lực học đường có xu hướng
gia tăng, xuất hiện nhiều “nữ
quái” trong trường học. Hiện
tượng HS-SV tự quay clip
sex, tự đăng lên các diễn đàn,
các mạng xã hội đang có xu
hướng phổ biến.
Ngoài ra, vấn đề sống thử,
quan hệ tình dục trước hôn
nhân, nạo phá thai trong HS-
SV cũng đang trở nên phổ
biến. Việc tham gia các trò
chơi cờ bạc, cá cược không
phải là hiếm, có những khu
trọ được dân gọi là “làng
Đạođức học sinh:
Càng lên cao cànggiảm!
Sắpt i Bộsẽsửađổi chươngtr nh, đưavàonhữngg thực tếv i học sinh, tránhnhữngbài học sáorỗng.
Trong buổi đ i thoại giữa lãnh đạo Sở
GD&ĐT TP.HCM và HS được tổ chức trong
tháng 3 vừa qua, nhiều ý kiếnHS không khỏi
băn khoăn về vấn đề đạo đức học đường
hiện nay.
“Chúng em đang học như một cái máy,
đến những kỹ năng s ng hay học để làm
người cũng phải học thuộc th làm sao hiệu
quả được. Giáo viên cứ dạy, HS cứ học thuộc,
điểmcứ cao và t nh trạngHS đánh nhau, xúc
phạm thầy cô, mang thai hay vi phạm luật
giao thông vẫn cứ thế xảy ra. Nên chăng
ngànhgiáodục nênđểmônhọc này vềđúng
bản chất của nó, nội dung thay đổi, cách dạy
thay đổi, giúpHS được trangbị kiến thức làm
người và kỹ năng s ng đúng đắn."
Phạm Thái Tiểu Mi
, lớp 11, Trường THPT
Bình Khánh, huyện Cần Giờ
“Đ i v i những môn học liên quan đến
l i s ng, giáo dục đạo đức, nhà trường cần
bỏ cách chấm điểm truyền th ng dựa trên
bài thi lý thuyết nên chấm điểm dựa vào áp
dụng thực tế sinh hoạt, có như vậy m i răn
đe HS. Hơn nữa, nhiều giáo viên chưa tận
dụng việc dạy các môn học khác vào giáo
dục đạo đức cho HS trong khi nếu chỉ dựa
vàomônđạođức hoặc giáodục côngdân th
quá ít và khô khan. Ngay như môn ngữ văn,
nếu dạy theo dự án“Học văn để s ng”như ở
trường em sẽ giúp HS có những trải nghiệm
thực sự và nhiều bài học ý nghĩa. Thông qua
những t nh hu ng trong cuộc s ng, những
s phận éo le sẽ giúp chúng em hiểu và yêu
thương nhau hơn, s ng lành mạnh hơn."
Lục Phạm Quỳnh Nhi
, Trường THCS, THPT
Đinh Thiện Lý
HÀ AN
ghi
Tiêu điểm
Sổ tay
Tổng hợp xếp loại hạnh kiểmhọc sinh của
25 tỉnh, TP
Có 76,63% HS-SV được hỏi cho rằng nguyên nhân dẫn đến
những hành vi không phù hợp v i chuẩnmực đạo đức, l i s ng
là do bị ảnh hưởng của phim, sách, báo, đồ chơi, trò chơi… có
tính bạo lực, khiêu dâm.
Giáo dục đạo đức cho HS-SV là vấn đề xã hội rất quan tâm. Bởi
theo ý kiến của nhiều người, đạo đức HS-SV hiện đã và đang xuống
cấp với mức độ đáng báo động. Đó là lý do những người làmgiáo
dục cần nhìn lại việc giáo dục đạo đức cho HS thời gian qua và tìm
hướng đi cho tương lai.
Trướchết, phải xácđịnh lại HS cầngì từnhữngbài học vềđạođức.
Chắc chắn đó không phải là những khái niệm trừu tượng, những
vấn đề mang tính vĩ mô. Các em cần những cơ sở nhân bản. Lấy
con người, gia đình, cuộc sống xã hội làm gốc. Vì không đi từ thực
tế cuộc sống nên những bài học không “đến” được với các em theo
cách xã hội mong muốn.
Tôi còn nhớ, một buổi sáng đang xuống cầu thang chung cư để
đi dạy, đi trước tôi là cô bé HS tiểu học đang tranh thủ trả bài “Năm
điều Bác Hồ dạy” chomẹ. Emđang đọc nốt những câu cuối: “…Giữ
gìn vệ sinh thật tốt. Khiêmtốn thật thà dũng cảm”, đúng lúc đó, em
vừa uống xong hộp sữa rồi thản nhiên quăng xuống cầu thang và
thốt lên: “Mẹ ơi con thuộc bài rồi!”.
Bạn tôi, một giáo viên dạy THCS, kể tôi nghe có lần làm giám
thị coi kiểm tra môn giáo dục công dân lớp 6 với hai câu hỏi:
cờ bạc”. Theo thống kê của
VKSND Tối cao hàng loạt
các vụ cướp, đâm chém do
tư thù cá nhân có hung thủ
trong độ tuổi rất trẻ, dưới
25 tuổi, thậm chí mới chỉ
16-17 tuổi.
Chưa quan tâm
giáo dục đạo đức
Ông ChuVănYêmcho biết
qua khảo sát tại bảy tỉnh, TP
về công tác giáo dục đạo đức
HS trong trườngphổ thông của
Văn phòng Chủ tịch nước cho
thấy còn một số tồn tại. Đó
là vẫn còn tư tưởng “khoán
trắng” cho nhà trường. Có
tình trạng giáo viên chỉ tập
trung vào giảng dạy kiến thức
chuyên môn, chưa quan tâm
đến việc lồng ghép giáo dục
đạo đức. Một bộ phận giáo
viên chưa thực sự quan tâm
đến hình ảnh mô phạm của
người thầy.
Ngoài ra, sách giáo khoa
môn đạo đức, giáo dục công
dân từ năm 2002 đến nay nội
dung chương trình không có
gì thay đổi, không cập nhật
thực tiễn. Nội dung còn nặng
Cấp học/xếp loại
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
THCS
70,77% 23,54% 5,0%
0,69%
THPT
65,67% 24,9% 5,58%
3,84%
lý thuyết, ít gắn liền với rèn
luyện kỹ năng sống. Một số
bài chưa phù hợp với thực
tiễn, mang tính áp đặt, nhồi
nhét, một số nội dung không
phù hợp với lứa tuổi. “Lớp
5 có bài học về Liên Hiệp
Quốc. Lớp 9 có bài “Quyền
và nghĩa vụ của công dân
trong hôn nhân”, “Quyền tựdo
kinh doanh và nghĩa vụ đóng
thuế”, “Quyền tham gia quản
lý nhà nước, quản lý xã hội
của công dân”. Lớp 10 phần
triết học rất trừu tượng, khó
hiểu…” - ôngYêmdẫn chứng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Trần Quang Quý khẳng định
giáo dục đạo đức, lối sống
trong nhà trường dù tốt đến
mấy nhưng thiếu giáo dục
trong gia đình và xã hội thì
kết quả cũng không toàn
diện, bền vững. “Đúng là
dạy môn giáo dục công dân
có vấn đề, có bài không phù
hợp với lứa tuổi. Sắp tới Bộ
sẽ tiến hành sửa đổi chương
trình, đưa vào những gì thực
tế với HS, tránh những bài
sáo rỗng” - ông Quý nhấn
mạnh.
s
Trung thực là gì? Biểu hiện của lòng trung thực? Tự trọng là gì?
Biểu hiện của lòng tự trọng? Vì không để ý nên học sinh không
biết giáo viên đang cuối lớp đi lên. Em ngồi bàn sau yêu cầu bạn
ngồi trước cho xem bài bằng cách đẩy tờ giấy làm rồi qua một
bên. Do lo lắng nên sự “phối hợp” chưa ăn ý. Khi đó, cậu học sinh
muốn xembài bạn phải thốt lên: “Lòng trung thực tao chép được
rồi. Lòng tự trọng là gì?...”.
Những chuyện tưởng như vụn vặt ấy khiến tôi trăn trở mãi. Giá
như các em hiểu “Học để hành”. Giá như chúng ta không dạy đạo
đức một cách máy móc và đánh giá bằng việc học thuộc lòng mà
thông qua những việc làm cụ thể... thì ý nghĩa của bài học sẽ đi
vào hành vi của các em, từ đó trở thành thói quen. Và đây là cơ sở
hình thành nhân cách.
Qua báo chí, tôi thực sự cảmkích cách giáo dục HS ý thức giữ vệ
sinh của Trường chuyên Quang Trung - Bình Phước. 10 năm kể từ
khi thành lập, trường không thuê nhân viên vệ sinh. “Học sinh thấy
rác là phải nhặt” luôn được yêu cầu và thực hiện hết sức nghiêm
túc. Từ đó, các em xem việc cúi xuống nhặt rác trước mặt người
khác là điều đáng tự hào. “Mắt thấy rác, tay nhặt liền” là câu nói
cửamiệng của nhiều thế hệ học sinh trong trường. Lâu dần thành
quen. Các em thấy gắn bó và yêu trường mến lớp hơn. Và đó là
đích đến của giáo dục.
Vì vậy, để đạo đức đi vào cuộc sống của HS, chúng ta cần quan
sát - ghi nhận kịp thời. Một HS của tôi là em Trần Thị Quế Hương -
lớp 12A4, trongmột lần nộp bài kiểm tra (làmở nhà) trễ, emmang
bài lên đưa cô và nói: “Em xin cô trừ em 2 điểm vì em nộp trễ hai
ngày để công bằng với các bạn” . Tôi thực sự cảmkích về nhận thức
của em. Tôi chia sẻ cùng cả lớp: “Cô trừ Hương 2 điểm vì nộp trễ
hai ngày và cộng cho bạn 2 điểm vì biết thể hiện lòng tự trọng…”.
Thông qua đó, tôi tích hợp cho HS bài học từ việc làmnày. Để giúp
các emcó được cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu
và sở hữu trong cuộc đời.
Thế nên từHội thảo về chủ đề “Giáo dục đạo đức choHS-SV” của
Bộ, chúng ta nên quyết liệt thay đổi cách dạy và đánh giá những
môn học liên quan đến đạo đức. Bởi, như Einstein: “Giáo dục nhồi
nhét tất yếu sẽ dẫn tới sự nông cạn và thiếu văn hóa”.
DƯƠNG THU TRANG,
giáo viên văn, Trường THPT
Mạc Đĩnh Chi, quận 6
“Giáodụcnhồi nhét sẽdẫntới nôngcạnvàthiếuvănhóa”
Giáo dục đạo đức cho HS-SV là vấn đề xã hội rất quan tâm. Ảnh minh họa: HTD
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook