092 - page 9

9
thứ bảy
12 - 4 - 2014
&
Cuoc song
tải ý kiến của ông Phương và ý kiến của các
chuyên gia pháp luật khác, trong đó có ông
Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa Hình sự
TAND Tối cao.
ì không phải Điều 97
ĐINHVĂNQUẾ,
C
ông an TP Tuy Hòa đưa anh
Kiều ra khỏi nhà riêng, dẫn
giải lên trụ sở công an. Lúc
đó chưa hề có lệnh bắt, cũng không
thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, phạm
tội quả tang, bắt truy nã. Vậy công
an đã căn cứ vào quy định nào của
pháp luật để đưa anh Kiều ra khỏi
nhà riêng?
Đủ dấu hiệu tội bắt
người trái pháp luật
Cái thời cứ nghi là triệu tập, là
bắt đã qua rồi. Hiến pháp đã quy
định rành rành, BLTTHS cũng chỉ
cho phép bắt người mà không cần
lệnh trong một vài trường hợp đặc
biệt như bắt khẩn cấp, phạm tội quả
tang, bắt truy nã. Việc đưa anh Kiều
ra khỏi nhà, còng tay dẫn giải lên trụ
sở công an không phải là bắt người
trái phép thì đó là hành vi gì? Phải
chăng đó chỉ là bắt người “không có
quy định của pháp luật” chứ không
phải là trái phép?
Từ trước đến nay bao nhiêu vụ
bắt người theo kiểu này nhưng chưa
xử vụ nào nên người ta ngộ nhận
rằng chủ thể của tội bắt người trái
pháp luật chỉ dành cho người dân
với người dân, còn người của nhà
nước thì không phải là chủ thể của
tội phạm này.
Tội bắt người trái pháp luật có chỗ
nào quy định chủ thể của tội phạm chỉ
đối với người dân đâu? Có lẽ cũng
vì trong thực tiễn phòng, chống tội
phạm, cơ quan điều tra vẫn thường sử
Khôngphải, tội giết người
mới đúng!
hợp pháp luật cho phép…”. Ở đây, nhà làm luật đã phân hóa
công vụ trong
tội danh này phải là công vụ pháp luật cho phép anh được dùng vũ lực
trong khuôn khổ, giới hạn tương xứng với công vụ mà anh đang thực
thi (bắt cướp chẳng hạn) nhưng anh đã dùng vũ lực vượt quá khuôn
khổ cho phép của pháp luật dẫn đến chết người nên mới bị phạm tội
.
Còn công vụ trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử thì pháp luật cấm anh
dùng vũ lực nên không có chuyện anh dùng vũ lực ngoài những trường hợp
pháp luật cho phép như mô tả trong Điều 97 BLHS. Vì vậy, hành vi của năm
công an Phú Yên không phải là làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Ví dụ: Công an truy đuổi và cầm súng bắn vào kẻ cướp nhưng chẳng may
làm chết người khác. Rõ ràng việc sử dụng súng (vũ lực) trong trường hợp
này là được phép nhưng do trình độ, khả năng của anh không cẩn trọng
nên mới dẫn đến làm chết người dân khác. Đấy mới gọi là làm chết người
khi thi hành công vụ.
Hoặc trường hợp công an trong quá trình đuổi bắt nghi phạm hay bắt
được rồi, đang dẫn dắt về trụ sở thì nghi can bỏ chạy, công an đuổi theo. Quá
trình xô đẩy, vật lộn, công an có hành vi dùng vũ lực “ngoài những trường
hợp pháp luật cho phép” như lỡ tay đánh chết thì đó là phạm tội làm chết
người trong khi thi hành công vụ.
Một phó chánh Tòa Hình sự TAND một tỉnh
(đề nghị không nêu tên)
dụng nghiệp vụ “mời lên làm việc”
với người tình nghi nên có một số
người cho rằng việc làm này được
pháp luật cho phép. Nhưng nếu hỏi
căn cứ vào điều luật nào, văn bản
pháp luật nào thì họ chịu, không
đưa ra được.
Hành vi bắt anh Kiều trái pháp
luật của các công an TP Tuy Hòa
hoàn toàn đủ dấu hiệu cấu thành tội
bắt người trái pháp luật, quy định
tại Điều 123 BLHS với tình tiết lợi
dụng chức vụ, quyền hạn.
Nếu chỉ
có người dân bắt người dân mới
cấu thành tội phạm này thì nhà
làm luật còn quy định tình tiết “lợi
dụng chức vụ, quyền hạn” để làm
gì?
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, về
hình thức đó chính là xuất phát từ
người thi hành công vụ. Không biết
phải hiểu thế nào mới chính xác khi
pháp luật không cho phép mà anh
vẫn gây thiệt hại cho người dân rồi
lại bảo rằng chỉ vi phạm thủ tục tố
tụng chứ không phải là tội phạm?
Tội giết người mới đúng
Hành vi tra tấn anh Kiều đến chết
cũng không phải là hành vi làm chết
người trong khi thi hành công vụ vì
trong vụ việc này, năm công an là
người có chức vụ, quyền hạn nhưng
việc làm của họ không phải là thực
hiện một công vụ hợp pháp.
Giả thiết, khi công an đưa anh Kiều
về trụ sở mà anh Kiều chống lại thì
hành vi của anh Kiều cũng không
bị coi là hành vi chống người thi
hành công vụ.
Nếu hành vi của anh Kiều xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe của
công an (trong trường hợp này) thì
cũng không bị coi là giết người hoặc
cố ý gây thương tích đối với người
thi hành công vụ.
Khi không được coi là thi hành
công vụ thì mọi hành vi xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe của người
khác cũng không được coi là trong
khi thi hành công vụ.
Chủ thể của
tội làm chết người trong khi thi
hành công vụ phải là người đang
thi hành một công vụ hợp pháp
,
còn nếu thi hành một công vụ không
hợp pháp hoặc lợi dụng việc thi hành
công vụ mà đánh chết người thì phải
xử về tội giết người với tình tiết “thực
hiện tội phạm một cách man rợ” và
“bằng cách lợi dụng nghề nghiệp”.
Làm điều pháp luật cấm
sao gọi là công vụ?
Đối với tội làm chết người trong
khi thi hành công vụ thực tiễn xét
xử chủ yếu áp dụng đối với người
sử dụng vũ khí ngoài trường hợp
pháp luật cho phép. Với trường hợp
không sử dụng vũ khí mà sử dụng
những công cụ cầm tay như gậy gộc
hoặc chỉ dùng chân tay thì họ phải
là người được giao nhiệm vụ hoặc
tự nguyện tham gia cùng với người
làm nhiệm vụ một cách hợp pháp
mới được coi là phạm tội trong khi
thi hành công vụ.
Giả thiết, anh Kiều đã bị khởi tố
bị can mà bị đánh chết thì những
người gây ra cái chết cho anh Kiều
cũng không phải là phạm tội trong
khi thi hành công vụ. Bởi vì Hiến
pháp và pháp luật quy định trong
mọi trường hợp người thi hành công
vụ đều bị cấm dùng nhục hình. Làm
một điều pháp luật cấm thì không
phải là thi hành công vụ.
Khi xác định tư cách chủ thể của
tội phạm này phải gắn liền hành
vi xâm phạm tính mạng của người
phạm tội với nhiệm vụ hợp pháp
mà họ được giao. Toàn bộ hành vi
phạm tội và những yếu tố khác của
tội phạm này đều liên quan đến tư
cách chủ thể.
Về phía nạn nhân (người bị hại),
nạn nhân trong tội làm chết người
trong khi thi hành công vụ là những
người đang có hành vi xâmphạmđến
lợi ích mà người phạm tội có nhiệm
vụ bảo vệ. Hành vi xâm phạm đến
các lợi ích đó phải là hành vi trái
pháp luật. Anh Kiều chỉ là người bị
nghi là trộm cắp nên không thể coi
anh là người có hành vi trái pháp
luật. Đây là dấu hiệu rất quan trọng
để phân biệt hành vi phạm tội trong
khi thi hành công vụ với hành vi
phạm tội thông thường khác.
nguyên Chánh Tòa Hình sự
TAND Tối cao
Đìnhchỉgiảiquyết
vụ“đạigiađi trộm”
Tòabảobị cancóhànhvi phạmtội nhưnghết thời hiệu
truycứutráchnhiệmhìnhsựvàphủnhậnchuyện làmoan.
Mới đây, TAND huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã đình chỉ giải quyết
vụ án trộm cắp tài sản đối với ông Nguyễn Đình Vĩnh Tường. Lý do
đình chỉ là đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản
5 Điều 107 BLTTHS.
Bắt giam nhưng không xử được
Như
Pháp Luật TP.HCM
từng thông tin, tối 19-6-2012, Phòng Cảnh
sát truy nã tội phạm (PC52) - Công an tỉnh Phú Yên đã bắt ông Tường
(một doanh nhân kinh doanh nhà hàng, salon ô tô tại TP.HCM). Phòng
PC52 - Công an tỉnh Phú Yên cho rằng ông Tường bị bắt theo lệnh
truy nã từ năm 2000 của Công an huyện Sông Hinh vì tham gia
một vụ trộm cắp xe máy.
Trong hai lần mở phiên tòa sau đó, TAND huyện Sông Hinh đều
phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung do ông Tường kêu oan. Theo ông
Tường, ông không hề tham gia trộm cắp. Tên của bị can trong quyết
định khởi tố bị can ngày 7-11-2000 và lệnh truy nã ngày 7-12-2000 của
Công an huyện Sông Hinh đều ghi là Nguyễn Vĩnh Tường, thường trú
xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa (Phú Yên). Thông tin này không đúng
với ông bởi từ nhỏ đến nay ông chỉ có duy nhất một tên là Nguyễn
Đình Vĩnh Tường và đã chuyển khẩu đi khỏi xã Hòa Bình 2 từ năm
1998. Trong quá trình chuyển khẩu, làm chứng minh nhân dân, đăng
ký kinh doanh, ông chỉ có duy nhất một tên này. Ngoài ra, ông không
hề biết mình bị truy nã bởi ông vẫn sống cùng gia đình, đi lại, kinh
doanh, về thăm quê bình thường bằng tên thật.
Sau hơn chín tháng bị tạm giam, tháng 3-2013, ông Tường đã được
TAND huyện Sông Hinh cho tại ngoại. Từ đó đến nay, tòa không mở
lại phiên xử và vừa ra quyết định đình chỉ như đã nói.
Đình chỉ vì “hết thời hiệu”
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Ngọc Minh (Chánh án TAND huyện
Sông Hinh) nói: “Ông Tường có hành vi phạm tội nhưng đã hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên tòa ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án”.
Ông Nguyễn Văn Huy (Phó Viện trưởng VKSND huyện Sông Hinh)
cho biết công an, VKS huyện không nhất trí với quyết định trên nhưng
“hồ sơ ở cơ quan nào thì cơ quan đó giải quyết”. Còn ông Huỳnh Văn
Tào (Phó Trưởng Công an huyện Sông Hinh) nói: “Đình chỉ là quyền
của tòa án, cơ quan điều tra sẽ tính sau”.
Giải thích vì sao tên của ông Tường không đúng với tên trong quyết
định khởi tố, lệnh truy nã nhưng VKS vẫn phê chuẩn lệnh bắt giam và
tiến hành điều tra, truy tố, ông Huy cho biết: “Không đúng tên nhưng
đúng con người đó. Chẳng qua sau quá trình xác minh có sai sót tên
tuổi thôi. Việc bắt giam không vi phạm gì cả bởi thằng này (ông Tường
- PV) bị bắt theo lệnh truy nã. Thứ hai, nó không có hộ khẩu thường
trú ở đây cho nên người ta phải áp dụng biện pháp ngăn chặn để phục
vụ điều tra, truy tố. VKS vẫn giữ nguyên quan điểm có tội nên mới
truy tố, chuyển sang tòa”.
Cả ông Minh lẫn ông Huy đều cho rằng trường hợp này không oan
nên không được bồi thường oan. Trong khi đó, theo ông Tường, ông
đã xúc tiến việc kháng cáo quyết định đình chỉ, đồng thời cho biết sẽ
nộp đơn khởi kiện đòi bồi thường oan. Ông bức xúc: “Tòa ra quyết
định đình chỉ nhằm né bồi thường oan. Tôi yêu cầu tòa phải đưa ra
phán quyết cuối cùng là tôi có tội hay không, phải minh oan, trả lại
danh dự cho tôi chứ không thể đình chỉ như thế”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi vụ việc có diễn tiến mới.
TẤNLỘC
Có lệnh truy nã, sao hết thời hiệu?
Vụ án này có hai điểm đáng chú ý:
Thứ nhất
, nếu TAND huyện Sông Hinh xác định ông Tường có hành
vi phạm tội như cơ quan điều tra và VKS thì không thể đình chỉ giải
quyết vụ án với lý do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được
vì có lệnh truy nã ông Tường. Khoản 3 Điều 23 BLHS đã quy định rõ:
Nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời
gian trốn tránh không được tính và thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Do đó,
TAND huyện Sông Hinh vẫn phải tiếp tục đưa ra xét xử. Nếu đủ chứng
cứ buộc tội thì kết tội, còn không thì tuyên bố bị cáo không phạm tội.
Thứ hai
, giả sử vụ án đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
thì đây là một trường hợp làm oan rõ ràng. Bởi khoản 1 Điều 23 BLHS
đã quy định: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do
bộ luật này quy địnhmà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không
bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, ngay từ đầu cơ quan điều
tra, VKS phải xác minh thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự còn
hay không, nếu không thì không khởi tố. Tuy nhiên, họ đã không xác
minh, dẫn đến làm oan. Cạnh đó, trong các trường hợp không được
bồi thường oan liệt kê tại Điều 27 Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước cũng không hề có trường hợp này.
Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook