093 - page 4

4
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 13-4-2014
Quảnlýnghệthuật
khôngthểtùytiện!
Vụ hoa hậu thế giới người Việt (HHTGNV) 2010 Diễm
Hương khai báo không trung thực tình trạng hôn nhân (đã
kết hôn vào tháng 11-2011 mà lại nói chưa) để dự thi Hoa
hậu Hoàn vũ thế giới năm 2012 là một thông tin không
mới. Song nó vẫn làm dư luận quan tâm bởi đến giờ vẫn
chưa ngã ngũ.
Ngoài việc bị tạm dừng biểu diễn nghệ thuật… mà ai
cũng thấy trước mắt là cô bị mất vai diễn trong một phim
truyền hình 45 tập (khi phim đã quay được hơn 20 tập)
thì vẫn chưa rõ Diễm Hương có bị tước vương miện hay
không. Trong khi đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD)
thuộc Bộ VH-TT&DL cứ liên tiếp có công văn thúc giục
đơn vị tổ chức cuộc thi HHTGNV 2010 (đại diện là Công
ty Vinpearl) xử lý.
Trong văn bản mới nhất ký ngày 8-4 gửi sở VH-TT&DL
các tỉnh, Cục NTBD cho rằng Diễm Hương “đã có hành
vi cố ý vi phạm các quy định của pháp luật như: Không
trung thực khi kê khai lý lịch cá nhân, đề nghị xác nhận
tình trạng chưa kết hôn trong khi đã đăng ký kết hôn, vi
phạm quy định về dự thi người đẹp quốc tế”. Nghe “lê thê”
vậy nhưng chung quy là cô đã gian dối trong việc đăng
ký thi HHTGNV năm 2012. Đây rành rành là sai phạm
không thể nào chấp nhận được vì nó không chỉ liên quan
đến bản thân cô mà còn “làm nhục quốc thể” như cách nói
của nhiều người. Tuy nhiên, để xác định hành vi này có là
vi phạm pháp luật như “cáo buộc” đã nêu của Cục NTBD
thì rất cần có sự đối chiếu với các quy định của pháp luật
chứ không thể đơn thuần dựa vào cảm tính.
Tính đến thời điểm này thì Vinpearl đã hai lần gửi công
văn “thỉnh thị” Cục NTBD về cách thức xử lý sai trái của
Diễm Hương. Công ty này lúng túng cũng phải vì Diễm
Hương không vi phạm gì ở cuộc thi HHTGNV 2010 (đề
án cuộc thi này cũng không quy định cụ thể các hình thức
kỷ luật đối với thí sinh có vi phạm). Việc tước danh hiệu
không hề được đề cập trong hai văn bản hiện hành quy định
về thi người đẹp và người mẫu… (Nghị định 79/2012 của
Chính phủ và Thông tư 03/2013 của BVHTT&DL). Riêng
Quy chế tổ chức cuộc thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp của
Bộ VH-TT&DL năm 2008 - tuy cho phép thực hiện việc
này đối với thí sinh đạt giải có hành vi vi phạm pháp luật,
vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu đến xã hội - nhưng
quy chế đã hết hiệu lực từ tháng 1-2013. Thể theo quy định
về thực thi pháp luật thì Vinpearl
không được quyền áp
dụng quy chế này để “hạ bệ” Diễm Hương
.
Ấy thế mà trong văn bản ký ngày 8-4 nêu trên, Cục
NTBD lại tiếp tục yêu cầu công ty “khẩn trương có biện
pháp xử lý Diễm Hương theo quy định của Đề án tổ chức
cuộc thi HHTGNV 2010”. Một vòng luẩn quẩn, đẩy trái
bóng trách nhiệm thể hiện chính Cục NTBD cũng không
biết làm sao mới là đúng!
Vậy rốt cuộc DiễmHương vi phạmpháp luật gì đểVinpearl
còn biết đường mà tính? Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
, Cục
trương Cuc NTBD Nguyễn Đăng Chương cho biết: “Diễm
Hương đã vi phạm Luật Cư trú, Luật Hôn nhân và Gia đình.
Cụ thể, Diễm Hương từng đăng ký kết hôn sau một năm lại
đến đúng nơi cư trú đó xin xác nhận chưa kết hôn”. Nhận
định và lý lẽ này hoàn toàn không chính xác! Bởi lẽ với
các hành vi đã được liệt kê thì Diễm Hương không vi phạm
điều khoản nào của hai luật trên (nếu vẫn muốn bảo lưu ý
kiến thì cục phải chỉ cho được khoản mấy, điều bao nhiêu
của từng luật).
Chỉ khi nào công dân có hành vi vi phạm pháp luật,
tức
không làm đúng những quy định trong các quy phạm
pháp luật thì mới phải chịu trách nhiệm pháp lý
. Vậy
nên nếu sai phạm không thể trị được bằng pháp luật (do
không vi phạm pháp luật), cũng không trị được bằng quy
chế cuộc thi (do không dự liệu) thì cứ hãy để dư luận phán
xét. Việc cố chế tài bằng được theo ý chí chủ quan là điều
không nên và không được phép làm vì đi ngược lại nguyên
tắc thượng tôn pháp luật.
THU TÂM
Tuan thoi su
Góc bình luận
Trong định hướng những năm trước đây,
TP.HCM có đặt ra mục tiêu đến năm 2010,
toàn TP sẽ không còn chợ tự phát và chợ tạm.
Thê nhưng tình trạng chợ tự phát đến nay -
năm 2014 của TP vẫn rất phức tạp.
Không thể
bó tay trước
chợ tự phát
V.HOA - A.NHÂN - T.THANH
C
ó lẽ chưa bao giờ chợ tự phát lại nở
rộ ở TP.HCM nhiều đến vậy. Gần như
quận, huyện nào cũng xuất hiện loại
chợ này dưới nhiều dạng: chợ xổm,
chợ cóc, chợ chồm hôm,… có nơi tiểu
thương chiếm những con hẻm ở các khu dân cư
biến thành nơi buôn bán tấp nập như các hẻm gần
khu vực chợ Bàn Cờ (phường 3, quận 3); có nơi
người dân phủ cả một tuyến đường dành cho giao
thông để biến thành chợ như ở đường Hoàng Hoa
Thám (quận Bình Thạnh), đường PhạmĐăng Giảng
(quận Bình Tân)… Tình trạng đó không chỉ ảnh
hưởng đến đời sống dân chúng ở những khu vực
này mà còn tác động không nhỏ đến các hoạt động
công cộng khác và khiến bộ mặt đô thị TP lỗ chỗ
những vết hằn, xéo. Điều đáng nói ở đây là định
hướng dẹp chợ tự phát đã được chính quyền TP
đưa ra từ rất lâu, tuy nhiên đến nay việc thực hiện
gần như chỉ là bắt cóc bỏ dĩa. Trong khi đó việc
này không phải quá khó đến mức không có cách
để chính quyền cứ mãi giẫm chân như thời gian
qua. Từng địa bàn đã có những chuyển động tích
cực và quyết liệt thiết lập lại trật tự đô thị.
Ch 10năm, giải quyếtmột th ng
Gần 10 năm trước, chợ tự phát ở hẻm C9, ấp 4A,
xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh mọc lên và bắt
đầu tràn ra lấn chiếm lòng, lề đường Phạm Hùng
và đường Nguyễn Văn Linh. Ông Nguyễn Hữu
Thành Tâm, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Bình
Hưng, cho biết tới thời điểm đầu năm 2013 đã có
tới 200 tiểu thương buôn bán tại chợ tự phát này.
“Việc buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường của chợ
này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình
lưu thông trên hai tuyến đường nói trên. Không
những thế còn gây mất trật tự, vệ sinh môi trường
và đời sống của các hộ dân xung quanh cũng bị ảnh
hưởng” - ông Tâm cho hay.
Để xử lý điểm nóng này, đầu năm 2013, lãnh đạo
xã Bình Hưng đã trình huyện Bình Chánh về việc
xây dựng chợ tạm cách khu vực chợ tự phát không
xa để bố trí cho bà con tiểu thương vào chợ buôn
bán. Khu chợ tạm được thiết kế có bục, bệ để kinh
doanh, chỗ gửi xe, tập kết rác, thuận tiện cho cả
người mua và người bán. “Nhu cầu buôn bán kinh
doanh của bà con là có thật, do đó muốn giải tỏa
thì phải có chỗ mới thay thế, nếu không việc tái
chiếm sẽ tiếp diễn. Căn cơ là phải giải quyết được
chỗ buôn bán mới cho bà con” - ông Tâm chia sẻ.
Ông Tâm cho hay sau khi xây xong chợ tạm, xã đã
phát thông báo cho các tiểu thương về việc di dời và
bốc thăm chọn vị trí buôn bán tại chợ mới. Chỉ trong
vòng một tháng, việc di dời các tiểu thương vào chợ
tạm đã hoàn thành, trả lại sự thông thoáng cho lòng,
lề đường của tuyến NguyễnVăn Linh và PhạmHùng.
“Điều quan trọng là thời gian đầu vừa phải thực hiện
song song việc bố trí các tiểu thương vào chợ tạm,
vừa phải chốt chặn theo dõi thường xuyên và xử lý
quyết liệt những trường hợp vi phạm để không xảy
ra tình trạng tái chiếm” - ông Tâm chia sẻ.
“Đủquyết tâmthì dẹpđư c ngay”
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn
Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình
Tân, nói: “Dẹp chợ tự phát là không khó”. Ông
Bình cho hay trong năm điểm bị chiếm thành chợ
tự phát triển địa bàn quận thì chính quyền đã thiết
lập lại trật tự ở hai điểm là khu vực chợ tự phát gần
Công ty Pouyuen (phường Tân Tạo) và khu vực gần
chợ Bà Hom (đoạn lộ Tẻ, đường số 5, phường Tân
Tạo A). Hiện quận đã lên kế hoạch cụ thể để tiếp
tục lập lại trật tự, sắp xếp lại ba điểm chợ còn lại
là chợ tự phát ở đường Lê Đình Cẩn (phường Tân
Tạo), đường Đất Mới (hai phường Bình Trị Đông
và Bình Trị Đông A) và chợ tự phát Phạm Đăng
Giảng (phường Bình Hưng Hòa).
TS
NGUYỄN MINH HÒA
, Trưởng khoa Đô thị học, Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM:
Cầncóđềánnghiêncứuđểxửlýchợtựphát phùhợp
Bấy lâu nay việc giải quyết vấn đề chợ tự phát ở TP.HCM vẫn được thực hiện nhưng hiệu quả mang lại rất ít. C vẻ như việc
dùng các biện pháp hành chính không phải lúc nào cũng khả thi. Tôi cho rằng chính quyền địa phương không nên c tư
duy là phải dẹp bỏ loại chợ này mà phải thừa nhận n như một phần của đời sống đô thị. Nên chấp nhận nguyên lý cả hai
cùng c lợi thay vì chính quyền và bà con tiểu thương ở thế đối kháng nhau. Nếu chính quyền cứ nhất nhất phải dẹp bằng
các biện pháp hành chính c phần cứng nhắc và nếu người dân cứ nhân danh mình là người nghèo để bất chấp pháp luật
thì vấn đề sẽ rất kh giải quyết. Thực tế đã từng xảy ra không ít trường hợp người dân phản ứng cực đoan khi bị “triệt đường
sinh sống”đã xung đột gay gắt với lực lượng chức năng. Cạnh đ , một thực tế khác là chính quyền cũng rất ít khi đối thoại với
người dân, nếu c cũng mang tính hình thức nên giữa hai đối tượng này thường không c sự chia sẻ và ít c tiếng n i chung.
Phải ứng xử như thế nào với chợ tự phát? Tôi cho rằng TP cần c đề án nghiên cứu cụ thể về đề tài này. Vì mỗi khu vực
hình thành chợ tự phát c những đặc điểm khác nhau, nội thành khác, ngoại thành khác. Nghiên cứu, phân tích được đặc
điểm riêng và phân ra từng loại mới c cách ứng xử đúng chứ không thể dùng một cách ứng xử cho tất cả chợ tự phát ở
trên toàn TP. Khi đã c những nghiên cứu hoàn chỉnh thì cần tiến hành thí điểm để nhân rộng cho các khu vực khác
VIỆT HOA
ghi
Nhiềunơi đã dẹpđư c ch tựph t
và cógiải ph p cụ thể để chặn tình
tr ng t i chiếm.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook