098 - page 9

9
THỨ BẢY
18-4-2015
Sổtay
&
Cuocsong
HOÀNGYẾN
N
gày 16-4, TANDTP.HCM
đã tuyên phạt các bị cáo
NguyễnVănKim,LêĐình
Bốn, NguyễnVănĐài vàVũHữu
Xô cùngmức án bốn năm tù về tội
đánhbạcvàhai năm tùvề tội cưỡng
đoạt tài sản. Bốn bị cáo khác cũng
bị tuyên phạt từ chín tháng tù treo
đếnbanăm tùcùngvề tội đánhbạc.
TrướcđócácbịcáonàybịVKStruy
tốvề tội lừađảo chiếmđoạt tài sản.
Dụcácđại giavào tròng
Theo cáo trạng, tháng 11-2011,
Kim từHảiPhòngvàoTP.HCMgặp
Đài, Bốn, Xô bàn kế hoạch “săn”
đại gia lấy tiền. Kim, Xô lấy danh
nghĩa doanh nghiệp, sử dụng các
xe sang để tìm kiếm đối tác. Biết
ôngV. là đại gia kinh doanh gỗ và
trồng rừng, lại cómáu đánh phỏm
nên nhóm này tìm cách tiếp cận.
Ngày 21-12-2011, Xô gọi điện
thoại cho ông V. giả vờ
nhờ mua các lô đất tại
BìnhPhướcđể trồngcao
su.Xôđi ô tôđến tậnnhà
ôngV.ởBìnhPhước,giục
ông lênTP.HCM để gặp
Kim bàn bạc. Ba ngày
sau, ông V. theo Xô lên
TP.HCM.Saukhiănuống
no say,Xô chởôngV. về
một cănnhàởquậnBình
Thạnh để gặpKim.
Tạiđây,nhómdàncảnh
đang đánh bài phỏm. Sau đó, Kim
giả vờ có việc cần đi ra ngoài để
ôngV. cầm bài. Lúc này, bộ bài đã
bị tráo để sắp sẵn cho một người
trong nhóm “ù”. Sau thời gian sát
phạt, ông V. thua 450 triệu đồng.
Ông khôngmang theo tiềnmặt để
chung nên bị ép ký giấy nợ. Ngày
2-1-2012,XôvàĐài đếnmột quán
cà phê ở quận Bình Tân nhận 100
triệu đồng từ ôngV. thì bị công an
bắt giữ...
Đánhbạcgianlận
ăntiềntỉ,tộigì?
Cácbịcáodụcácđạigiađánhbạcrồidùngchiêugianlậnđểchiếmđoạt
4,7tỉđồng.Việnnóicácbịcáolừađảo,tòabảođâylàtộiđánhbạc...
Cácbị cáo tại tòa.Ảnh:HY
Vấnđềđặtra là
nếucácbịcáo
phạmtộiđánh
bạcthìcácđạigia
thamgiađánhbạc
chẳng lẽvôcankhi
sốtiềnđánhbạccó
giátrịđặcbiệt lớn?
Với thủ đoạn này, các bị cáo đã
móc túi bảy đại gia với số tiền 4,7
tỉ đồng, trongđócóngười bị chiếm
đoạt tới 2,7 tỉ đồng.
Tòa, việnbất nhất
Khi hồ sơchuyểnqua tòa,TAND
TP đã trả hồ sơ yêu cầuVKS điều
tra bổ sung. Theo tòa, viện truy tố
các bị cáo về tội lừa đảo là không
đúng.Bởi lẽdấuhiệubắt
buộccủa tội lừađảophải
là(ngườinào)có thủđoạn
giandối làmngười khác
tưởnggiả là thật, giao tài
sảnchochiếmđoạt.Còn
vụ này chính các bị cáo
lẫn các nạn nhân (theo
việnxácđịnh) đều tham
gia đánh bạc.
Tuynhiên,VKSvẫngiữ
nguyênquanđiểm truy tố
và tiếp tục chuyểnhồ sơ
qua tòa.Tháng4-2014, tòa lại trảhồ
sơ lần nữa để xác định lại tội danh
và người phạm tội lần trước. Theo
tòa,việcxácđịnhnhữngngười tham
giađánhbạc (cácđại gia) lànhững
người bị hại là không phù hợp với
Điều 51 BLTTHS. Thực tế những
người bị hại cùng tham gia đánh
bạc, thua tiềnvới giá trị lớn.Họxác
định thua bạc và tự nguyện chung
chi cho những người thắng bạc.
Cuối cùng, cơ quan điều tra và
VKS vẫn giữ nguyên quan điểm
đây là tội lừa đảo.
Cácđại giavô can?
Tại phiên tòa, các luật sư tranh
cãi quyết liệt vớiVKSvề tội danh.
Theo luật sư, kết luậnđiều tra cho
rằng tất cảđều tựnguyện thamgia
đánh bạc, vậy người thua bạc có
đượcxem làbị hại haykhông. Các
luật sư cho rằng hành vi của các
bị cáo không đủ yếu tố cấu thành
tội lừa đảo.
HĐXX đồng tình với luật sư là
các “nạn nhân” sát phạt nhiều giờ
liên tụcvới cácbị cáodẫnđến thua
bạcvà tựnguyện trả.Cácbị cáocó
câukết giandối từđầunhưngchưa
chiếmđoạtcủacác“nạnnhân”.Việc
giandối ởđâyđã chuyển thành tội
đánh bạc, viện truy tố tội lừa đảo
là không chính xác.
Từ đó, tòa chuyển tội danh và
xử các bị cáo hai tội đánh bạc và
cưỡng đoạt tài sản với cácmức án
nêu trên.
Vấn đề đặt ra là nếu các bị cáo
phạm tội đánh bạc thì các đại gia
thamgia đánhbạc chẳng lẽ vô can
khi số tiền đánh bạc có giá trị đặc
biệt lớn? Theo HĐXX, tòa đã trả
hồ sơ nhiều lần để làm rõ nhưng
VKS vẫn giữ nguyên quan điểm
truy tố, dogiới hạnphạmvi xét xử
nên tòa không đề cập.
20nămmớitạmkhép
mộtvụándânsự
1.
Chiều 17-4, TAND TP.HCM đã tuyên án (sơ thẩm lần năm) vụ
ông Đặng Đạo và Võ Văn Vinh kiện Công an TP.HCM và Công
ty Vikamex (Bộ Thương mại) đòi bồi thường thiệt hại vì cả hai bị
“giam xeoan”. Tòaghi nhận sự thỏa thuận của cônganđồng ýbồi
thường250 triệuđồngchomỗi nguyênđơn. Tương tự, tòa tuyênbuộc
Công ty Vikamex bồi thường hơn 128 triệu đồng cho mỗi nguyên
đơn. Đồng thời, tòa bác yêu cầu phản tố củaCông ty Vikamex đòi
nguyên đơn bồi thường vì cho rằng yêu cầu này không có cơ sở.
Như vậy, vụ kiện giam xe oan đã tạm khép lại với kết quả mỗi
nguyên đơn được bồi thường 378 triệu đồng. Trước đó, phiên xử
này đãđược hoãnnhiều lần, chưa kể vụánđãqua10 lần xét xử sơ
thẩm, phúc thẩm, kéodài gần20năm vẫn chưa cóhồi kết.Mỗi lần
tòa mở, phóng viên đều nghe điệp khúc: “Ông Đạo năm nay hơn
70 tuổi, không thể đi xa nên ông Vinh phải một mình từQuyNhơn
vượt hàng trăm cây số, đại diện khăn gói hầu tòa”.
Vô phúc đáo tụng đình, vợ con ông Vinh quá ngán ngẩm với vụ
kiện nên nhiều lần khuyên ông thôi bỏ quách đi cho rồi, kiện tụng
chỉ thêmmệt. Nhưng ông Vinh lại kiên quyết: “Không phải là vấn
đề bồi thường thiệt hại mà phải làm cho rõ sự việc, tìm cho được
công lý”.
Một vụándân sựnếu không kéodài thời gianđến20nămắt hẳn
đương sựđã khôngphải nhắc đến từ công lý với niềm tinmãnh liệt
vào sự côngminh của quan tòa như thế.
2.
Chuyệnbắt đầu từ tháng2-1992, khi đóôngĐạođại diện cho10
chủ xe tải ký hợp đồng vận chuyển gỗ từ Campuchia về TP.HCM
cho Công ty Vikamex. Trong một chuyến chở gỗ, một số xe tải đổ
gỗ xuống tỉnh Sông Bé (cũ) theo lệnh riêng của vài cán bộ trong
Vikamex. ÔngĐạo báo lại sự việc choVikamex và rắc rối bắt đầu
phát sinh. Vikamex cho rằng ông Đạo chiếm đoạt tài sản XHCN
nên yêu cầu Công an TP.HCM tạm giữ xe của ôngĐạo, ông Vinh
(nhưng không hề lập biên bản).
Sau 19 tháng tạm giữ xe và điều tra không có kết quả, Công an
TP.HCM đã đình chỉ vụ án, trả xe lại cho các khổ chủ. Nhận hai
chiếcxe trong tình trạngbị hưhỏngnặng, hai ôngcho rằngVikamex
và cơ quan chức năng giữ xe trái phép gây thiệt hại nên kiện ra
TAND quận 1 (TP.HCM) đòi bồi thường. Và từ đó, án cứ bị hủy đi
hủy lại vì nhiều lý do khiến cho các bênmệtmỏi đeođuổi vụ kiện…
Năm2008, TANDTP.HCMnhận lại vụ kiện vàbắt đầugiải quyết
lại từ đầu theo trình tự sơ thẩm. Rất nhiều lần tòa đã đưa vụ án ra
xét xửnhưng sauđóphải hoãnđến... banăm vì vụán rắc rối trong
vấnđề bồi thường. Thẩmphán và thư ký nỗ lực hòagiải nhưng vẫn
không đạt được kết quảmongmuốn.
Gầnđây, tòađãđượchồi đáp tốt từphíacônganvới thiệnchí hòa
giải theo hướng đồng ý bồi thường cho hai nguyên đơnmỗi người
250 triệu đồng vì xét thấy có phần lỗi trong câu chuyện từ năm
1992 đến nay. Nhưng rắc rối lại nảy sinh từ phíaCông tyVikamex
(bị đơn) khi đơn vị này chẳng những không chấp nhận bồi thường
mà còn phản tố đòi hai nguyên đơn phải bồi thường ngược cho họ
do làmmất 80m
3
gỗ. Đơn phản tố nộp năm 2008 và đến năm 2013
đơn vị nàymới nộp tạm ứng án phí.
3.
Tại phiên xử ngày 16-4, HĐXX lần nữamuốn được hòa giải cho
các đương sự. Thẩm phán nói: “Tòa mong dứt điểm vụ án vì hai
nguyên đơn đi kiện từ khi tóc còn xanh đến nay tóc đã bạc trắng,
giờ chờ thi hành án nữa e có khi...”. Thẩm phán không nói hết câu
nhưng ai dự tòa cũng hiểu ý nghĩa của cái dấu chấm lửng ấy. Họ
ái ngại sợ rằng không chừng đến khi nhắmmắt nguyên đơn chưa
chắc đã nhận được tiền bồi thường.
Rồi thẩm phán hướng về đại diện Công ty Vikamex phân tích:
“Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, Vikamex là công ty lớn. Đối với cá
nhân, số tiền đó có thể nhiều nhưng với công ty thì không đáng là
bao. Bản thân tôi cũng đã nhiều lần hòa giải cả ba bên, cũng gặp
riêng để phân tích ngọn ngành với công ty. Trong vụ án này, thiệt
hại cá nhân sức khỏe cũng như việc đi tới đi lui mà nguyên đơn
gánh chịu là không thể tính hết
”...
Tuy nhiên, đại diệnCông ty Vikamex vẫn giữ nguyên quan điểm
“đối trừ thiệt hại, nguyênđơnbồi thườnggỗ, bị đơnbồi thường lại”.
Lẽ dĩ nhiên nguyên đơn không chấp nhận, vì họ cho rằng việc
phản tố của bị đơn là vô căn cứ, không thể có việc bị đòi ngược
như thế. Họ giữ nguyên quan điểm buộc công ty phải bồi thường
chomỗi người khoảng 440 triệu đồng.
Cuối cùng, tòa đã ra phán quyết như đã nói ở trên. Hy vọng sau
phiên tòanày sẽkhôngcònai khángcáo, kểcảCông tyVikamex.Nếu
không, thời gian kéo dài vụ án dễ được ghi vào kỷ lụcGuinness...
HOÀNGYẾN
Saiđànemchémnhàbáorồitrốnđibuônmatúy
(PL)-Ngày17-4, TAND tỉnhHàTĩnhđã tuyênphạt
LêVăn Linh (44 tuổi, trúTPVinh, NghệAn) 20 năm
tùvề tộimuabán trái phépchấtma túyvàphạt bổ sung
bị cáo20 triệuđồng.HĐXXnhậnđịnhbị cáođãcó sáu
tiền án nhưng vẫn tiếp tục phạm tội rồi trốn lệnh truy
nã, hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, phạm
tội nhiều lần, cần phải xửnghiêm.
Theohồ sơ, Linh từng là đại ca cầmđầubăngnhóm
bảokê,đòinợ thuê…, từnggây thương tíchnhiềungười
ởTPVinh. Do bị phanh phui chuyện làm ăn, Linh đã
nhờTrầnHoàiKỷ (trúTPVinh) “dạy chonhàbáomột
bài học”. Sáng 30-5-2011, Kỷ cùng Lê Quốc Hùng
(con trai Linh) vàVõThanhTuấn, NguyễnAnhTúđã
chém nhà báoVõ ThanhMai (phóng viên thường trú
Văn phòng đại diện báo
Nông Nghiệp Việt Nam
 khu
vựcBắcTrungBộ) bị thương tật vĩnh viễn 10%. Linh
thưởng choTú 2 triệu đồng”.
Từcácvụđấu súng tại khách sạn, xả súngnhầmvào
xeô tôởTPVinh, cônganbắt giữKỷ,Tuấn,Tú,Hùng.
Riêng Linh bỏ trốn, bị truy nã trên toàn quốc. Trong
thời gian bỏ trốn, Linh tham gia vào đường dâymua
bán trái phépchấtma túydoNguyễnThịHạnh (trúTP
Vinh, NghệAn) cầm đầu. Từ tháng 4-2011 đến tháng
7-2011, Linh đã hai lầnmuama túy của Hạnh với số
lượng1,430gma túyđá. SauđóHạnh cùngđồngbọn
bị bắt, riêng Linh bỏ trốn và bị truy nã đặc biệt trên
toànquốc.
Ngày29-6-2012, TAND tỉnhHàTĩnhđã tuyênphạt
tử hìnhHạnh và bốn bị cáo khác bị phạt tù về tộimua
bán trái phép chất ma túy. Tháng 2-2013, Linh bị bắt
theo lệnh truynãvềhànhvi cốýgây thương tích
(chém
nhà báo ThanhMai)
. Vụ này tòa chưa xử, phiên tòa
hôm quamới chỉ xử bị cáo tội mua bán trái phép chất
ma túy.
Đ.LAM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook