127 - page 8

8
THỨ BA
19-5-2015
P
hap luat
Thihànhcôngvụ,khôngaiđược
miễntrừcả
Chúng ta không nên đặt vấn đềmiễn trừ trách nhiệm đối với
thẩm phán bởi một lẽ rất bình thường là không ai được miễn
trừ trách nhiệm khi thực hiện công vụ cả.
Suynghĩ của tôi bắt nguồn từchân lý là tất cảngười tiếnhành
tố tụngđềuphải làmhết tráchnhiệmcủamình.Ai cũngbiết việc
điều tra, truy tố, xét xửmột con người là hết sức hệ trọng, liên
quan đến số phận, thậm chí là sự sống hay cái chết của họ, liên quan
đến gia đình họ. Nếu người tiến hành tố tụng không áp dụng tất cả các
biện pháp nghiệp vụ để làm sáng tỏ sự thật, gây oan sai thì hơn ai hết,
họ phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật. Lúc này không thể
đặt vấn đề vì lý do nọ, lý do kia đểmàmiễn trừ vì đây là sai phạm do
chính bản thân họ gây ra, dẫn đến oan sai cho người khác.
Cònvới trườnghợp thẩmphán làmoando lỗi vôý thì sao?Đó là lúc
thẩm phán đã làm hết trách nhiệm, áp dụngmọi biện pháp có thể mà
vẫn không phát hiện ra uẩn khúc, bất thường của vụ án. Cũng có thể
có tình huống sau đó xuất hiện chứng cứmới làm thay đổi toàn bộ bản
chất vụ án, phá hỏng tất cả hệ thống chứng cứ buộc tội ban đầu, khiến
người dân bị oan. Trường hợp này do đã làm hết trách nhiệm nên thẩm
phán không có lỗi mà khi thẩm phán không có lỗi thì không đủ yếu tố
cấu thành tội phạm.
Tôimuốnnhấnmạnh rằngviệckhôngcấu thành tội phạm trong trường
hợp có lỗi vô ý khác với việc đượcmiễn trừ trách nhiệm giống như đề
nghị của TANDTối caomà chúng ta đang bàn. Miễn trừ là không đặt
ra vấn đề trách nhiệm hình sự, trong khi không cấu thành tội
phạm là có đặt ra nhưng không có cơ sở để xử lý hình sựmà
có thể áp dụng các biện pháp khác như hành chính, dân sự.
Nhân đây tôi xin kể lạimột vụ ánmà tôi làm chủ tọa phiên
xử phúc thẩm để thấy rằng ai cũng phải làm hết trách nhiệm
củamình.Vụđóbị cáoD. bị tòa sơ thẩmxử tù chung thânvề
tội giết người. Sau đó gia đình nạn nhân kháng cáo cho rằng
bảnán sơ thẩmbỏ lọt người phạm tội, cònbị cáokhángcáoxingiảmán.
Trongquá trình tố tụngởcấp sơ thẩm,D. luônkhẳngđịnhchỉ duynhất
mộtmìnhD. dùng con dao có kích thước 1,5 x 20 cm để đâm chết nạn
nhân.Nhiềuchứngcứ, lời khai củacácnhânchứngcũngphùhợpvới lời
khai củaD. nên cấp sơ thẩm chỉ xét xửmột mìnhD. về tội giết người.
Khi nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy có biên bản thu giữ con dao tang vật
nên đã đưa con dao đó vào xem xét tại phiên phúc thẩm. Dù tại tòaD.
và các nhân chứngvẫngiữnguyên lời khai nhưngquá trình tranh tụng,
tôi đã tập trung làm rõmâu thuẫn giữa kích thước vết thương trên thi
thểnạnnhân (5x20 cm) với kích thước condao tangvật (1,5x20 cm).
Kết quả tranh tụng đã kết luận được rằng: Các chứng cứmà bản án sơ
thẩmdùngđểkết tộiD. làgiảmạo.TừđóHĐXXđã tuyênhủy án, giao
cho cấp sơ thẩm điều tra lại.
Khi điều tra, truy tố, xét xử lại, ngoài việc truy tố D., cấp sơ thẩm
còn truy tố thêm bốn bị cáo khác nữa. Tòa đã xử bị cáo đầu vụ án tử
hình, ba bị cáo khác từ 20 năm tù đến tù chung thân, riêng D. được
xửmức án thấp hơn trước vì chỉ giữ vai trò đồng phạm (giúp sức).
Vụ án đã khép lại hơn 10 năm nhưng tới bây giờ tôi vẫn luôn suy
nghĩ, trăn trở vì nếu không có con dao tang vật để “lật tẩy” lời khai
gian dối của D. và nhân chứng thì liệu kháng cáo của gia đình nạn
nhân cóđủ sức thuyết phục tòa phúc thẩm?Dovậy, tôi luôn tâmniệm
rằng sự thận trọng và có trách nhiệm của những người tiến hành tố
tụng là rất cần thiết.
Thẩm phán
PHẠMCÔNGHÙNG
,
Tòa Phúc thẩm
TAND Tối cao tại TP.HCM
Khôngnênđặtvấnđềmiễntrừ
chothẩmphánbởikhôngai
đượcmiễntrừtráchnhiệmkhi
thựchiệncôngvụcả.
ĐềnghịcủaTANDTốicao
Khigópýdự thảoBLTTHS (sửađổi),TANDTối caođãđềnghịđưavàonguyên tắcmới:“Thẩmphán,
hội thẩmnhândânkhôngbị xử lýkỷ luật, truycứu tráchnhiệmhình sự, bồi thường thiệt hại đối với
quanđiểm,quyếtđịnhđượcđưa rakhi thựchiệnquyềnhạnxétxử, trừ trườnghợpcốýviphạm theo
quyđịnh của luật. Việc xử lý kỷ luật, truy cứu tráchnhiệmhình sựđối với thẩmphánphải có ý kiến
củaHội đồng tuyểnchọn, giám sát thẩmphánquốcgia”.
Tuynhiên, khi tổnghợpvà tiếp thu, giải trìnhýkiếnvềdựánBLTTHS (sửađổi), VKSNDTối cao (cơ
quan chủ trì soạn thảo) đã không tiếp thuđềnghị trên. TheoVKSNDTối cao, nội dungquyềnmiễn
trừ tráchnhiệmđối với thẩmphán, hội thẩmkhông thuộcphạmvi điềuchỉnhcủaBLTTHSmà thuộc
phạmvi điềuchỉnhcủaBLHS, LuậtTổchứcTANDvàquychếnội bộcủangành tòaán…
XungquanhđềnghịcủaTANDTốicaomiễntrừtráchnhiệm
kỷluật,tráchnhiệmhìnhsự,bồithườngthiệthạiđốivớithẩm
phán,hộithẩmnhândânkhixétxử,trừtrườnghợpcốývi
phạm
PhápLuậtTP.HCM
tiếptụcghinhậnnhiềuýkiếntrái
ngượccủacácchuyêngia.
Miễntrừcho
thẩmphán
xửoan:Vẫn
tranhcãi
Nếu thẩmphán làmhết tráchnhiệm thìánoankhôngdễxảy ra.Trongảnh:Bangười
dân từngbịTANDTPMỹTho (TiềnGiang)kếtánoanvề tộiđánhbạccuốinăm2013.
Ảnh:T.TÙNG
Phùhợpxu
hướngchung
củaquốctế
Nếu thực sự có chứng cứ
chứngminh thẩmphánvôý
gây ra oan sai thì nênmiễn
trừ tráchnhiệm chohọ. Bởi
thẩmphán cũngnhư các chứcdanh tiếnhành tố
tụngkhác thựchiệnnhiệmvụđượcgiaodựa trên
nguyên tắc, quy định của luật pháp. Có những
hồ sơ được làm rất chặt chẽ, không có khe hở
nào thì thẩm phán cũng phải dựa vào đó để ra
phán quyết.Vấn đề là tính chặt chẽ trong hồ sơ
đóđúnghay sai dẫnđếnhậuquảoanhaykhông.
Chúng tabiết rằngởgiai đoạnđiều tra, bản thân
điều tra viên cũngkhôngmuốn cố tìnhkhép tội
oanchoai đó.Nhưngdonhiềunguyênnhân, đặc
biệt là chạy theo tiến độ điều tra, theo thi đua,
do nóng vội muốn kết thúc án nhanh nên họ đã
dùng các thủ thuật trái luật như bức cung, dùng
nhục hình đối với bị can.
Đề nghị của TANDTối cao là một chế định
có thể chấp nhận được nếu rõ ràng xuất phát từ
lỗi vô ý của thẩm phán. Nó cũng phù hợp với
xu hướng chung của quốc tế là nhiều nước đã
quy định không truy cứu trách nhiệm của thẩm
phán vì lỗi vô ý.
Luật sư
NGUYỄNTOÀNTHIỆN
,
Chủ nhiệmĐoàn Luật sư tỉnhBình Thuận
Lỗivôý,
nênmiễntrừ
tráchnhiệm
Côngbằngmànói thì thẩm
phán khi tuyên một bản án
đềucónhữngcơ sở, lý lẽvà
căncứpháp luật dựa trênhồ
sơ, lời khai cùng các tình tiết khác. Ngoài ra,
nguyên tắc HĐXX quyết định theo đa số cũng
không cho phép thẩm phán áp đặt ý kiến chủ
quan của mình khi tuyên án. Điều đó có nghĩa
là thẩmphánkhông cố tìnhkết ánoanvà lỗi cố
ý hầu như rất ít (tất nhiên thực tế không phải
tất cả đều do lỗi vô ý). Hầu hết lỗi là do ngay
từ đầu cơ quan buộc tội đã hợp thức hóa hồ sơ
tốt quá, “đạo diễn” lời khai hay quá, logic quá
khiến thẩm phán không nhận ra. Nếu dựa quá
nhiềuvàohồ sơ thì tòakhôngcáchnàophát hiện
ra các tình tiết khác của vụ án, dẫn đến xử oan.
Cũng có khi thẩm phán thấy bất ổn đã trả hồ sơ
yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung nhiều lần
nhưngVKSvẫnquyết truy tốnên cuối cùng tòa
vẫn phải xử.
Tôinghĩ rằngnênđặtvấnđềmiễn trừcho thẩm
phán đối với lỗi vô ý như những tình huống đã
phân tích ở trên. Bởi rất khó cho thẩm phán để
phát hiện ra những dấu hiệu oan sai khi hồ sơ
vụ án được hợp thức hóa tốt.
Luật sư
TRẦNGIÁNGHƯƠNG
,
Trưởng
Văn phòng luật sưTamĐa, TP.HCM
Ítnhất
cũngphải
bồi thường
Nếu chỉ nói chung chung
là miễn trừ trách nhiệm thì
sẽ kéo theo xu hướng là tất
cả vụ án oan cuối cùng quy
về lỗi vô ý hết.
Đó là chưanói nó sẽ tạo tiềnđề cho
việcxét xửdễdãi, thẩmphánnhưcó
lá bùa hộmệnh, vô tư tuyên ánmà
không phải lo trách nhiệm, khi xảy
ra hậu quả thì đổ cho yếu tố khách
quan.Lúcnàychất lượngxétxửsẽbị
ảnhhưởngvàvô tìnhviệcmiễn trừ tráchnhiệm
sẽ góp phần làm tăng số lượng án oan.
Theo tôi, với trường hợp kết án oan do lỗi vô
ý của thẩm phán thì phải cân nhắc từng vụ xem
xét có xử lý hình sự hay không nhưng về trách
nhiệm bồi thường thì phải có. Còn nếu dùng từ
miễn trừ thì sẽ tạo ra tâm lý chủ quan cho thẩm
phánvìgiốngnhưmột sựưuái,ưu tiên, đặccách,
sẽ tạo ra quyền to hơn, tạo tâm lý và xu hướng
lạm quyền khiến chất lượng xét xử giảm sút.
Luật sư
NGUYỄNMINHLUẬN
,
Trưởng
Văn phòng luật sư Sài GònCông Lý
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook