223 - page 14

CHỦNHẬT 23-8-2015
14
THỊ DÂN3.0
Hẻmbuônchuyện
Nămnaykhôngbiết cóphải dovợchồngNgâu thankhóc
thảm thươngmàSàiGònmưa liênmiên trong suốt dịp lễVu
lan, lễ xá tội vong nhân tháng 7 âm lịch.
Sáng nay, thằngBảy xe ôm đi khách về nhăn nhó:
Chưa
tới rằm tháng7, ra ngõđãgặp côhồn.
CôPhượng cave lau chau:
Sao vậymày?
Thằng Bảy xe ôm càu nhàu:
Sáng nay chạy xe quẹt nhẹ
vàohai thằngchởnhau trênxemáy.Tưởngkhôngcóchuyện
gì, nàongờnódừngxe trấnngay trướcxemình,miệngchửi
tía lia đòi tiền bồi thường.
ÔngTư gà nướng lắc đầu:
Sao bây giờ sổng ra lắm côn
đồ vậy?
ChịGái hủ tiếu cười cười:
ThằngBảy làdân xe ôm sợgì
ba thằngđó?
ThằngBảyxeôm trợnmắt:
Một chọimột tôi đâucóngán,
đằngnày tụinógọinhau, cảsáu thằngvâyquanhmình.Thôi
rồi, rangõgặpcôhồn rồi, tụi nó lậndao trong lưng, động tí
làđâm, đànhxỉachonóhai chai, nóimãi nómới nhậncho.
Chị Gái hủ tiếu thắcmắc:
Côhồn là cái quỷ gì?
Gã Ký quèn giải thích:
Các cụ ta cho rằng từ mùng 2
tháng Bảy ta, DiêmVương ra lệnhmởQuỷmôn quan cho
cô hồn - người khuất mày khuất mặt, hay quấy phá người
sống - túa ra tứ phương và đến rằm tháng Bảy phải quay
lại địa ngục. Bởi vậy từmùng 2 tới 14 người ta thường đốt
nến, hóavàngbạchoặcgiết gà, vịt, heocúngcầuđượcbình
an và không bị cô hồnphá hại.
ÔngTưgànướngcan:
Nhưngmà trong thángBảycòncó
lễVu lanbáo hiếu đó thôi.
ChịGái hủ tiếu thắcmắc:
LễVu lan là sao chúTư?
Ông Tư gà nướng giải thích:
Ngày xưa mẹ bồ tát Mục
KiềuLiêngây nghiệpác phải sinh vàongạquỷ, bị đói khát
hành hạ rất khổ sở. Ông đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng
chomẹ. Nhưng thức ăn cứđưa lênmiệng làhóa thành lửa.
Phậtdạyphải sắmsửa lễcúngnhờchư tăngkhắp10phương
trời giúp đỡ. Nhờ vậyMục Kiều Liên giải thoát được cho
mẹ. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho
chamẹ cũng theo cách này mà làm. Từ đó ngày lễ Vu lan
báohiếu chamẹ rađời.
Vừa lúc đó thằngTới, con bà Năm củ cải, làm việcmãi
Khu chế xuất TânThuận lấp lóngoài cửa.
CôPhượng cave vẫy vào hỏi:
Mày không ở lại xí nghiệp
làm việc, về làm gì?
Thằng Tới lúng túng:
Con về… đưa cho má con chiếc
bánh bông lan…
CôPhượng cave vỗ tay:
A… thằngnày cóhiếudữ ta!Kỳ
lương tới nhớmua hủ tiếu của chị Gái đưa chomá coi bộ
sanghơn đómày!
Cả quán ồ lên cười vui vẻ.
NHẬTTUẤN
Bánhbông lanchomẹ
PHẠMĐÌNHTHỐNG
B
ộ mặt TP.HCM thay đổi từng
ngày. Ngày càng nhiều các
công trình cải tạovà xâydựng
mới.Rất tiếccònmột sốkhiếm
khuyết không đáng có, cũng
như cách ứng xử văn hóa kém cỏi củamột
bộ phận dân cư.
Vẽbậy, tiểubậy
Bây giờ bước ra đường là gặp biết bao
chuyện chướng tai gaimắt. Trên nhiều bức
tường mới sơn sạch đẹp ở ngay trung tâm
TP, người ta thản nhiên vẽ bậy, sơn xịt các
số điện thoại “khoan cắt bê tông” hoặc dán
chồngchất ápphíchquảngcáođủ loại trông
rất nhếch nhác. Nhiều người ung dung vất
giấy, tàn thuốc lá,hộpbánh, lynhựa rađường.
Dọc các con đường mới cải tạo tràn ngập
quánnhậunối tiếpnhau.Nhữngcặp tìnhnhân
ngồi tình tự ở công viên ung dung vứt bừa
bãi baonylon, hộp thứcăn, ly táchnhựa trên
cỏ xanh. Nhìn dòng kênh trong xanh từng
đàn cá lội, nhiều người không khỏi nhớ lại
mới hôm nào những dòng kênh nước đen
ngòm hôi thối, nhà sàn cầu cá nhếch nhác,
naycảnhquannhưởmột thếgiới khác.Đây
có lẽ là công trình ý nghĩa nhất ởTP từ sau
ngày thốngnhất, bởi nókhôngchỉ làm thay
đổi cảnhquanmà còngópphầnquan trọng
cải tạomôi trường sinh thái củaTP. Tiếc là
có người vẫn ngang nhiên vác cần ra đứng
câu cá - những đàn cá vốn được thả xuống
để làmđẹp, làmsạchdòngkênh -mặcnhững
biển cấm câu treo đầy quanh đó.
Điềuchướngmắt nhất làviệcnhiềungười
tiểu bậy trongTP, tại các cột đèn, góc phố,
công viên, bờ kênh... trướcmắt bao người.
Mà chắc chẳng ai muốn làm cái việc khó
coi ấy, vì họ phải cúi gằmmặt xuống, coi
nhưkhông có ai xungquanh!Vẫnbiết hiện
cũng đã có một số nhà vệ sinh công cộng
ở vài quận nội thành nhưng hầu hết của tư
nhân nên dĩ nhiên phải trả tiền. Con số nhà
vệ sinh ít ỏi này chả thấm vào đâu với cả
triệungười vẫn thườngxuyên lưu thông trên
đường suốt ngàyđêm - trongđónhiềungười
là khách vãng lai từ nơi khác đến. Nhu cầu
đi vệ sinh là hoàn toàn chính đáng củamỗi
người nhưngkhi cầnkípchạyđônchạyđáo
cũngchẳng tìm rachỗnơi...Chínhquyềnđã
bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để trồng cây, trồng
cỏvỉahè, lát gạch lềđườngvà thay tới thay
lui hằng năm. Làm sạch đẹp đường phố dĩ
nhiên rất cầnnhưng làmnhữngnhà vệ sinh
công cộng rải khắp TP phục vụ thiết thực
cho người dân lại càng cần hơn.
Hãnh tiến, vô cảm
Không ít người lớn tuổi than phiền lớp
trẻ bâygiờquá hãnh tiến, nhiềubạnmuốn
chứng tỏ cái tôi nên đôi khi trở nên ngổ
ngáo, lố bịch, thiếu sự tôn trọng đối với
những bậc trưởng thượng, thể hiện ngay
trong đời thường lẫn trên các trangmạng.
Dĩ nhiên đó là điều đáng trách. Nhưng
như người xưa đã nói: “Tiên trách kỷ,
hậu trách nhân”. Tự tráchmình trước khi
trách người. Bởi suốt một thời gian dài,
những “người lớn”, nhữngbậc chamẹ chỉ
lo cắm đầu cắm cổ chạy kiếm tiền, không
mấy người có thời giờ quan tâm dạy dỗ
con cái cho đúng mực. Nhiều người cứ
nghĩ kiếm tiền quẳng cho chúng nó ăn
mặc, đóng tiền học hành thế là xong bổn
phận, phó thác chuyện dạy dỗ cho nhà
trường và... xã hội. Mà ở trường thầy cô
hầu như chỉ dạy sao để thi đậu, ra trường
lấy tấm bằng, kiếm được việc làm tốt
nhất có thể để vinh thân phì gia... Còn xã
hội hôm nay đầy những cám dỗ, những
thói hư tật xấu tràn ngập trên các trang
mạng. Những thần tượng thật và ảo lẫn
lộn, bọn trẻ không thể phân biệt đâu là
cái giá trị đích thực. Ánh hào quang của
những người thành đạt về tiền bạc (nhưng
những đồng tiền không thể nói là trong
sạchhaydơbẩn) và của những thần tượng
trên phim ảnh, ca nhạc hấp dẫn lôi cuốn
bọn trẻ chạy theo lối sống thực dụng, ích
kỷ, đôi khi dẫn đến vô cảm trước những
nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Trong
cuộc sống hiện nay, rất nhiều người lớn
cũng thực dụng, ích kỷ, vô cảm, không
quan tâm tới những người chung quanh,
là tấm gương xấu cho lớp trẻ.
Vếthằn
trênbộmặt
đôthị
Nhiềubức tườngmới sơnsạch
đẹpbị sơnxịtcácsốđiện thoại
“khoancắtbê tông”trông rất
nhếchnhác.
Điều chướngmắt nhất là việc nhiều người tiểu bậy
trong TP, tại các cột đèn, góc phố, công viên, bờ
kênh... trướcmắt bao người.
Làmsạchđẹpđườngphố
dĩnhiênrấtcầnnhưng làm
nhữngnhàvệsinhcông
cộngrảikhắpTPphụcvụ
thiếtthựcchongườidân lại
càngcầnhơn.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook