051-2016 - page 14

14
THỨBA
1-3-2016
Phóng sự - Chuyên đề
Pháp lýkếthợp“ngoại giaomềm”
TôithấyViệtNam(VN)đãhòanhậpmộtcáchtoàndiệnvào
cộngđồngquốc tế vàđang tiếp tục thuyết phụcMỹ cũng
nhưLiênHiệpQuốc rằngVN luôn tuân thủ cácnguyên tắc
“thượngtônpháp luật”.ViệcVNsửdụngcáccôngcụpháp lý
đểchống lạiyêusáchcủaTQsẽrấtđượcủnghộ, tạohiệuứng
tốt trênmặt trậnngoạigiao.Đó làhướngđiđúng trongviệc
chứngminhquyềnhợpphápvà lợi íchđíchđáng tạiTrường
Sa,HoàngSa,vùngđặcquyềnkinhtếvàthềm lụcđịacủaVN.
ĐỖTHIỆN
C
ùng với những bước leo thang quân sự hóa trên thực
địaởbiểnĐông củaTrungQuốc (TQ),mặt trậnpháp
lý trong giải quyết tranh chấpở vùng biển này trong
thời gian tới sẽ tiếp tục nóng. Trong đó, tâm điểm là diễn
tiến trongvụkiện củaPhilippines đối với TQ.
PhápLuật
TP.HCM
đã có cuộc trao đổi với ông James Borton, ĐH
Coastal CarolinaUniversity (Mỹ), PVchuyênvề các vấn
đề châuÁ của tờ
Washington Times.
Ông JamesBortonnhậnđịnhTQ sẽ tiếp tục lên tiếngphủ
định các phán quyết tiếp theo của Tòa Trọng tài Thường
trực (PCA) trong vụ kiện của Philippines, chống lại việc
gây áp lực về ngoại giao lẫn pháp lý.
TrungQuốc sẽ tiếp tục “làmngơ”?
. Phóngviên
:Nhữngđộng thái leo thang tại biểnĐông
của TQ ngày càng tăng. Phải chăng cơ hội tìm ra giải
pháp vềmặt pháp lý giải quyết tranh chấp biểnĐông là
thiếu khả dĩ?
+
Ông
James Borton:
Bản thân tôi cho rằng ở góc độ
nào đó sẽ luôn có những triển vọng liên quan đến việc
TQ phải tôn trọng các giá trị thượng tôn pháp luật. Mỹ
đang nỗ lực hướng về châu Á nhằm làm vững chắc hơn
nữamối quanhệ với nhiềuquốc gia đã thiết lậpmối quan
hệ với Mỹ. Việc thắt chặt quan hệ với các quốc gia nằm
xung quanh TQ giúpMỹ có thể làm chậm lại quá trình
bành trướng nhằm trở thành bá chủ về quân sự tại khu
vực phía Tây Thái BìnhDương. Nhưng nếu sắp tới phía
PCA đưa ra phán quyết gây bất lợi cho TQ và nước này
không chấp nhận phán quyết thì dường như vẫn chưa có
những cơ chế ép buộc hữu hiệu đối với Bắc Kinh. Quả
thật mọi người đềumuốn tin rằng trongmột môi trường
quan hệ quốc tế hay một thế giới lý tưởng, TQ sẽ tuân
thủ những phán quyết của tòa ngay cả khi phán quyết đó
bất lợi với yêu sách của TQ, tuy nhiên tôi vẫn nghi ngờ
khả năng xảy ra điều đó.
. Vào năm 2015, PCA được thành lập theo Phụ lục
VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm
1982 (UNCLOS) để giải quyết vụ Philippines kiện TQ
về vấn đề tranh chấp biểnĐông. Như ông nói, BắcKinh
nhấnmạnh không chấp nhận sự can dự giải quyết từ bất
kỳ “bên thứ ba” nào, kể cả PCA và yêu cầu giải quyết
tranh chấp song phương. Vậy vụ kiện này sẽ đi về đâu
trong năm 2016?
+ Dựa theo Điều 288 (4) trong UNCLOS, phán quyết
của tòa ánquốc tếvẫnmang tính ràngbuộcngay cả trong
trườnghợpTQkhông thamgiavàoquá trình tố tụng. (Năm
2015, PCAkhẳngđịnhviệc thụ lývà xemxét vụkiện của
Philippines là phùhợpvới các quyđịnh củaUNCLOSvà
sự vắngmặt (từ chối tham gia vụ kiện) của chính quyền
Bắc Kinh không thể phủ định thẩm quyền xét xử của
tòa - PV). Với vai trò làmột thành viên đã tham gia phê
chuẩnUNCLOS, TQ phải hành độngmột cách thiện chí
bằng cách tuân thủ bất kỳ phán quyết nào được phía tòa
án đưa ra. Việc tôn trọng các phán quyết của tòa án là cơ
sở chứngminhnướcnày sẽ tiếp tục tôn trọngvà tuân theo
luật quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, những gì diễn
ra cho thấyTQ sẽ không thay đổi một cách nhanh chóng
vàđángkểnhữngyêu sách chủ chốt củahọ tại biểnĐông.
Tôi đoánBắcKinh sẽ “làm ngơ” các quyết định củaTòa
trọng tài; không chấp nhận bất kỳ sự vô hiệu hóa nào đối
với yêu sách đường chín đoạn vốn là chìa khóa đối với
lợi ích họmuốn chiếm hữu.
Bị truyền thôngquốc tế và các nước cô lập
. Rõ ràng nguy cơ Bắc Kinh không chịu gia nhập luật
chơi chung liênquanUNCLOS trongnămnay vànăm sau
là rất cao. Nếu đúng như ông dự báoTQ tiếp tục làm ngơ
mọi phán quyết của tòa, điều đó sẽ dẫn đến những phản
ứng nào bất lợi cho TQ?
+
Tôi thấyWashingtonđã thểhiện rõquanđiểmcủanước
này (về tranh chấp biển Đông) tại Hội nghị thượng đỉnh
Mỹ-ASEAN vừa qua, rằng “thượng tôn pháp luật” phải
được áp dụng với tất cả các bên tranh chấp. Các phương
tiện truyền thôngquốc tế, đặcbiệt là truyền thôngphương
Tây, chắcchắn sẽ lên tiếngchỉ tríchTQmạnhmẽvì không
tôn trọng phán quyết của tòa. Mặt khác, tranh chấp biển
Đông (trái với kỳ vọng của TQ) sẽ càng trở thành vấn đề
trung tâm thu hút sự quan tâm của quốc tế. Các quốc gia
có tuyên bố chủ quyền lẫn các thành viênASEAN sẽ thể
hiện sự thất vọng trướcmột BắcKinhbất tuânphánquyết
của tòa, làm gia tăng áp lực và trở ngại lên mối quan hệ
songphươngASEAN-TQ.Nhưvậy, việcTQ từ chối phán
quyết của tòa sẽ khiến căng thẳngvà xungđột tại khuvực
tranh chấp có xu hướng tăng lên.
. Liệu sẽ cómột “liênminh pháp lý” để phản đòn TQ?
+ Tôi rất kỳ vọng các nước láng giềng hay các bên có
liên quan đến tranh chấp biểnĐông sẽ tiến hànhmột loạt
các sáng kiến là các chiến dịch “ngoại giaomềm” để lên
án thái độ bất tuân luật pháp, hay không tôn trọng quy tắc
“thượng tôn pháp luật” trong cách ứng xử của Bắc Kinh.
Cho đến tận cùng, nếu TQ vẫn bác bỏ hay chỉ đơn thuần
là không tuân theo các phán quyết của tòa trọng tài thì
Washington sẽ “phản đòn” một cáchmạnhmẽ. Bởi vì vị
thế nổi trội củaMỹ, các hiệp ước an ninh và vai trò đảm
bảoanninhkhuvựccủaMỹ sẽbị ảnhhưởngnghiêm trọng
nếu vẫn cứ để TQ không tuân thủ hay làm ngơ các quyết
địnhcủa tòa.Ngoài ra,Mỹ,Úc,NhậtBảnvàđặcbiệt làmột
sốquốc gia khác tại khuvực nhưPhilippines,VN cũng sẽ
nỗ lực để có thể đạt được những thành quả về an ninh và
ngoại giao (đối phó một Bắc Kinh không chịu tuân theo
luật pháp quốc tế).
“Trỗi dậy”phải đúng luật chơi chung
. Trongdài hạnnhiềuchuyêngiacho rằngTQ trước sau
gì cũngphải giải quyết rạch ròi vấnđề tranh chấp với các
nước láng giềng. Theo ông, Bắc Kinh sẽ dùng biện pháp
nàođểbảovệnhữngyêu sáchđơnphươngcủamình trước
luật pháp quốc tế?
+Thật khóđoán chínhxácTQ sẽ cónhững chiến lượcgì
để phản ứng trước phán quyết. Nhưng chúng ta thấy rằng
trước và sau khi vòngmột vụ kiện của Philippines diễn ra
và có quyết định chính thức từ tòa trọng tài vào tháng 10
năm ngoái, các chuyên gia pháp lý của phíaTQ vẫn ra sức
khẳngđịnh tòa trọng tài khôngđủ thẩmquyềnđểgiải quyết
vụkiện. Nên có thể chiến lược củaTQ thời gian tới vềmặt
pháp lý sẽđơngiản là tiếp tụcphủđịnh cácphánquyết tiếp
theo của tòa trọng tài, bao gồm cả việc chống lại việc gây
áp lực về ngoại giao lẫnpháp lý. Các hoạt động cải tạohay
bồi lấp tại biển Đôngmột cách rộng rãi và nhanh chóng,
bao gồm việc thiết lập hệ thống quân sự, sẽ trở thành nền
tảng chiến lược đểTQ chống lại hay làm ngơ trước bất kỳ
vụkiện tụnghaykhiếunại nào.
. Nhưng trên các diễn đàn quốc tế, TQ cứ nhắc đi nhắc
lại tuyên bố “trỗi dậy hòa bình”?
+HiệnQuốchộiMỹcũngbị chia rẽ sâu sắcvềvấnđềđối
đầu hay hợp tác với TQ -một con rồng của khu vực châu
Á. Tôi không ủng hộ việc gia tăng các chính sách chống
đối sự trỗi dậycủaTQ.Điềucần thiết làphải biết kiềmchế,
tạo rađiềukiệnhợp tácvới nhau.TQmuốnđược tôn trọng
vàchấpnhậnmột vị trí xứngđáng trongnhómnhữngquốc
gia lãnhđạo thếgiới.Nói nhưvậyđể thấy rằngmuốncóvị
trí lãnhđạo trên trườngquốc tế,TQphải tuân thủ luật pháp
quốc tế, trong đó cóTuyên bố của các bên về ứng xử trên
biểnĐông (DOC) đượcTQ vàASEAN ký kết năm 2002.
Tuy nhiên, những hành động gần đây của TQ đều không
được luật pháp quốc tế ủng hộ.■
ÔngJamesBorton.
(Ảnhdotácgiảcungcấp)
Hộiđồngtrọngtàixétxửvụkiện
củaPhilippines.Ảnh:PCA
Muốntrởthànhmộttrongnhữnglãnhđạothếgiới,BắcKinh
buộcphảituânthủnhữngluậtchơichung.
Bất tuân luậtpháp,
TrungQuốcsẽbịcô lập
Chuyển
động
biển
Đông
-Bài 2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook