077-2016 - page 3

CHỦNHẬT 27-3-2016
3
TUẦN THỜI SỰ
Bàn tròn
Gócnhìn
Cácphườngnóigì?
Ông
VÕVĂNHOAN
,
ChánhVănphòngUBNDTP.HCM:
Vừadẹptrậttự,
vừatạođiềukiện
chongườidân
buônbán
Giải pháp tới đây là không làm
trêndiện rộngmàchọnđiểm tạimỗiquận,mỗiphường
để thựchiện.Bêncạnhviệcdẹp tình trạngbuônbán lấn
chiếmvỉa hè, lòng lề đường thì cũng cầnnghiên cứu
các vị trí (như đoạn đường, khu phố) cho người dân
đượckinhdoanh, buônbán.Ngoài ra, quan trọnghơn
nữa làý thứccủangười dâncónhàởmặt tiềnđường.
Trong trườnghợpcho thuêmặtbằngkinhdoanhcũng
phải nhắc nhở người thuê để không xảy ra tình trạng
nêu trênvàngay cảngười dân cũngphải thayđổi tập
quán buôn bán của mình. Phải áp dụng nhiều biện
phápnhưvậy để từng bước chuyển biến tìnhhình.
(Trả lời báo chí tại buổi họpbáo kinh tế-xã hội
ngày 24-3)
Ông
TRẦNQUANGLÂM
,
PhóGiám đốc SởGTVT:
Cókhuvựcđểxe
nhưngngườidân
vẫn lấnchiếm
rangoài
Sở GTVT cũng đã thammưu
choUBNDTPhai giải pháp: Thứnhất là chấn chỉnh
ởmột sốkhuvực cónguy cơ cao, ví dụnhưkhuphố
chợquá tải.Ví dụchợBàChiểu, quậnBìnhThạnhđã
cókhuchợ, cókhuvựcđểxenhưngngườidânvẫn lấn
chiếm rangoài.Thứhai làđốivớimột số tuyếnđường
có vỉa hè 3m, trên 3m thì tạo điều kiện cho người
dânđểxenhưngphải kẻ sơnđểquản lývàngười dân
phải nhận thức, có ý thức giữ gìn để đảm bảo chung
chomỹ quanTP.
Còn cái căn cơhơnnữa, chúng tôi cũngđã đề xuất
TPchochủ trươngchọnmột sốkhuvực, tuyếnđường
để cho phép người dân được buôn bán phù hợp với
từng loại hình dọc theomặt tiền đường. Đối vớimột
sốkhuđô thịmới thì đãquyhoạch rõ ràngvềcáckhu
chức năng: ở, làm việc, thươngmại. Tuy nhiên, với
mộtđô thịhiệnhữu thìđócũng làcáchđốixửphùhợp
vớimột đô thị hiệnhữunhưTPcủachúng tahiệnnay.
(Trả lời báo chí tại buổi họp báo kinh tế-xã hội
ngày 24-3)
Ông
ĐOÀNNGỌCHẢI
,
PhóChủ tịchUBND quận 1:
Không làmđượcthì
đứngsangmộtbên
chongườikhác làm
Trong cuộc họp các thành viên
ủybanquận, tôi cũngđãnói thẳng
trongkhối đô thị của tôi, ai không làmđược thì đứng
sang một bên cho người khác làm. Điều này cũng
đồngnghĩa với việc cách chức hoặc luân chuyển cán
bộnếukhông làmđượcviệc. Phải có sựquyết liệt thì
anh emmới sợmà làm, không làm thìmất chức,mất
việc. Việc này Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và
Chủ tịch UBNDTPNguyễn Thành Phong cũng đã
chỉ đạo rất rõ rồi.
20 ngày qua, quận chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu dẹp
hết bãi xe không phép trên địa bàn, quy trách nhiệm
rõ ràng. Trongvòngmột tuần lễ thì các bãi xe không
phép đều được dẹp hết, tình hình có sự chuyển biến
rất rõ rệt. Điều này càng chứng tỏ là vấn đề nằm ở
con người, không quy trách nhiệm rõ ràng thì không
ai làm. Đến nay tình hình đang dần tốt lên và quận
sẽ duy trì nó tốt hơn nữa, dứt khoát là không thể cho
phép tìnhhình trở lại như cũ.
QuánỐcNhungchiếmtrọnvỉahèđườngVĩnhKhánhtừtrước16giờngày25-3.Ảnh: LÊTHOA
l
Ông
CaoHồngViệtPhó
,
Chủ tịchUBNDphường
PhạmNgũLão,quận1
:TheochỉđạocủaUBNDquận
1, phườngđã tăng cườngphối hợpvới các lực lượng
tiến hành chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng, lề
đường. Nhưng hiện nay vào thời điểm lực lượng trật
tựđô thịhết ca làmviệc thìvẫncó tình trạngmột sốhộ
dân tiếp tụcbàybán lấnchiếmvỉahè, đặcbiệt sau24
giờdođặc trưngdukháchnướcngoài tập trungđông.
Hiện phường đang xây dựng đề án phố đi bộ Bùi
viện, trongđóđãkhảosátvàxâydựngphươngánphố
đi bộ, sauđó sẽ trìnhUBNDquận1cóýkiến, quađó
có thể vừa duy trì được phốTây, vừa kiểm soát được
tình hình an ninh, trật tự đô thị, sẽ hạn chế xe ra vào
khu vực gây tình trạng bát nháo. Về việc xử lý tình
trạng lấnchiếm lòng, lềđường làcông tácdàihơi, cần
có thời gianvàphải xemxét giải quyết đếnvấnđềan
sinh cho người nghèo.
l
Ông
ChâuVănAn
,
PhóChủ tịchUBNDphường
4, quận 10
: Lực lượng trật tự đô thị đã tăng cường
tuần tranhưngnhữngđịađiểmviphạm lấnchiếmvẫn
tái phạmkhi khôngbị kiểm tra. Trênđịabànphường
không có bãi giữ xe nên khi khách vô quán đông sẽ
khó xử lý. Trong trường hợp đang tuần tra, bắt gặp
nhânviênxuốngđườngchèokéokhách sẽ lập tức lập
biên bản xử lý.
Các quán ăn lớn có địa chỉ kinh doanh rõ ràng sẽ
bị xử lý theo quy định khi vi phạm; còn các quán
vỉa hè, lề đường đều không có giấy phép kinh doanh
cũng như địa chỉ kinh doanh, mất an toàn trật tự nên
phường sẽ nhắc nhởnhưngkhi tái phạmnhiều lần sẽ
xử lý triệt để. Hiện phường có kế hoạch tăng cường
công tác kiểm tra, xử lývà phạt nguội bằng cáchgắn
camera tạimột sốđịa điểm trong thời gian tới. Đồng
thời, vận động các hộ buôn bán trái phép chuyển đổi
ngànhnghềhoặc thuêmặt bằngđểkinhdoanh, tránh
vi phạm, tái diễn.
Hànhtrìnhcủacáivỉahè
Tên gọi “vỉa hè” với người Việt Nam có lẽ có từ xưa,
khi chưa có đô thị. Khi ấy người Việt Nam gọi phần đất
chuyển tiếp giữa nhà và sân là cái vỉa hè. Nhưng sản
phẩm vỉa hè lại không phải là sản phẩm của người Việt.
Người Pháp làm ra cái vỉa hè ở khu vực trung tâmmà
di sản vẫn còn lại đến hôm nay cho chúng ta sử dụng là
vào khoảng năm 1900 (hoặc sớm hơnmột chút), khi mà
những chiếc xe hơi đầu tiên hiệuRenault xuất hiện.
Lúc ấy, để đảm bảo cho người tham gia giao thông,
người Pháp phân định rất rõ đường đi trong TP gồm hai
phần rõ rệt là lòng đường và vỉa hè. Vỉa hè được làm
cao hơn lòng đường và dành cho người đi bộ (sidewalk).
Người Pháp làm vậy là để đảm bảo an toàn cho cả hai
phía: người chạy xe an toànmà người đi bộ cũng ung
dung đi trên phần đường củamình.
Chỉ có điều thời ấy Sài Gòn được thiết kế chỉ cho
500.000 người, sau này là cho 1,2 triệu dân, cho nên vỉa
hè rất hẹp (mà đủ), thường là 3-3,5m. Sau này, vỉa hè
cũng cứ thếmà kéo dài ra, không lớn hơnmà cũng không
teo tóp đi. Trước năm 1985, lòng đường, vỉa hè còn khá
thông thoáng, xe ít, người bán hàng trên vỉa hè chưa
nhiều, thỉnh thoảngmới thấy có xe bán hủ tiếu, người bán
cà phê buổi sáng. Theo năm tháng, dân cư Sài Gòn đông
đúc dần lên, đến nay đã tròm trèm 10 triệu, chưa kể hai
triệu người vãng lai, với hơn 6,5 triệu xemáy, gầnmột
triệu xe hơi. Khi ấy hàng trăm ngàn cửa hàngmặt phố
bung ra san sát nhau. Vậy là vỉa hè trở thành nơi làm ăn
lý tưởng cho rất nhiều người.
Cái vỉa hè xưa kia chỉ gánh cómột chức năng là cho
người đi bộ thì nay phải gánh không biết bao nhiêu thứ.
Có những thứ bất động như trạm gọi điện thoại, trạm rút
tiềnATM, trạm xe buýt, cột nước chống cháy, cột đèn, ghế
đá, bồn hoa, thảm cỏ…Và lúc này người đi bộ buộc phải
rời vỉa hè để xuống lòng đường. Lâu dần, người bán hàng
mặc nhiên coi vỉa hè trướcmặt là không gian sở hữu
riêng củamình. Thực sự thì vỉa hè được coi là không gian
công cộng, của công sản vàNhà nước đầu tư xây dựng,
sửa chữa để chomọi người cùng hưởng. Sẽ là vô lý nếu
phần đó bị “tư nhân hóa”, còn người dân phải nhường
cho người kinh doanh thu lời cá nhân.
Làm thế nào để trả vỉa hè cho người đi bộ lúc này xem
ra nan giải. Bởi nómang lại lợi ích quá lớn cho người
chiếm dụng, nó chứa đựng sự xung đột giữamột bên là
lợi ích nhóm và lợi ích cộng đồng với một bên là lợi ích
kinh tế và trật tự xã hội cần thiết lập.Mỗi lần lực lượng
trật tự ra quân thu gom xe hàng, vật dụng bán trên vỉa hè
của người bán hàng rong là vấp phải luồng dư luận xã
hội phản ứng, cho là không nhân bản với người nghèo.
Do là bài toán hóc búa nên từ năm 2000 đến nay, xung
quanh cái vỉa hè cứ bùng nhùngmãi cho dù không biết
bao nhiêu nghị định, thông tư ban hành.
Nhìn ra những nước xung quanh, không thiếu các
khu trung tâm đô thị được hình thành cách nay vài trăm
năm nhưPhnompenh bởi người Pháp; Kuala Lumpur,
Singapore bởi người Anh;Manila bởi người Tây Ban
Nha…Các trung tâm này rất nhỏ, đường ngắn, vỉa hè hẹp
nhưng họ biết sắp xếp nên khá gọn gàng. Các nhà phố
thị (shophouse) được kinh doanh nhưng tuyệt đối không
thò ra thụt vào ở vỉa hè, người bán hàng rong được sắp
xếp vào nơi nhất định, tiện kinh doanh theo giờ. Các bãi
đậu xe hơi, xemáy được bố trí hợp lý, nơi nào đất hẹp thì
làm nhà cao tầng chứa xe, làm hầm ngầm, tận dụng các
khoảng trống ở các hộ gia đình cho thuê xe dịch vụ theo
giờ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp người lái
xe biết ngay chỗ nào còn trống. Người dân hình thành
thói quen đi bộ từ nơi gửi xe đến nơi mình cần như nhà
hàng, quán cà phê, công sở, chùa chiền với khoảng cách
một vài trămmét mà không thấy ngại mà lại còn tốt cho
sức khỏe.
Mọi chuyện bắt đầu hoặc tái khởi động sẽ khó khăn
nhưng dẫu sao cũng phải làm, nếu không khách du lịch
sẽ bỏ chúng tamà đi, màmột trong các nguyên nhân là
phải đi dưới lòng đường như làm xiếc. Chuyện cái vỉa
hè tưởng đơn giảnmà phức tạp. Nhưng chỉ việc tái lập
trật tự lòng đường và vỉa hèmà không làm được thì nói
gì đếnmơ ước xa xôi, đến sự cất cánh thành rồng, thành
phượng!
PGS-TS
NGUYỄNMINHHÒA
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook