176-2016 - page 7

7
THỨHAI
4-7-2016
Bạn đọc
Đimáybay, làmơn
cóý thức!
Bạn đọc viết
Pháttriểnkinhtế
phảiđiđôivớibảovệ
môitrường
Formosa cuối cùng đã chính thức nhận trách
nhiệm đã gây ra hiện tượng cá chết ởmột số
tỉnhmiền Trung, gửi lời xin lỗi Nhà nước, nhân
dânViệt Nam và cam kết bồi thường, không tái
phạm. Thủ tướng Chính phủ đã cương quyết:
Nếu Formosa vi phạmmột lần nữa thì sẽ đóng
cửa nhà máy. Đây có thể xem là những thông
điệpmạnhmẽ nhất của người đứng đầu Chính
phủ.
Điều này cho thấy vấn đề phát triển kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường đã đến hồi cấp thiết
hơn bao giờ hết.
Thông tin từ cuộc họp thường kỳ của Chính
phủ cho thấy chỉ số GDP sáu tháng đầu năm
2016 chỉ tăng 5,52%, thấp hơn nhiều so với
mức 6,47% của cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng
Bộ KH&ĐTNguyễn Chí Dũng đã lý giải
việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó có
hai nguyên nhân chính là ngành nông nghiệp
(chiếm trên 75% giá trị tăng thêm khu vực nông
lâm và thủy sản) giảm 0,78% và tốc độ tăng
trưởng ngành công nghiệp chỉ đạt 6,82%, thấp
hơn nhiều so với mức tăng 9,66% của cùng kỳ
năm 2015.
Giá trị sản xuất nông nghiệp giảm - theo Bộ
trưởng Nguyễn Chí Dũng là do tình trạng hạn
hán và xâm nhậpmặn trên diện rộng tại các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và ô nhiễmmôi trường
biển tại các tỉnhmiền Trung. Như vậy, có thể
thấy ô nhiễmmôi trường đã tác động đến nồi
cơm của từng gia đình, gây hệ lụy lớn cho nền
kinh tế đất nước.
Để phát triển, chúng ta không chỉ trông chờ
vào sản xuất nông nghiệp. Chủ trương thu hút
đầu tư nước ngoài và phát triển công nghiệp là
hoàn toàn đúng đắn. Một đất nước hơn 93 triệu
dân nhưViệt Nam sẽ không thể phát triển nếu
không chú trọng phát triển công nghiệp, tạo ra
nhiều điều kiện về việc làm, nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần cho người dân. Đây
là xu thế chung của tất cả quốc gia phát triển
trên thế giới chứ không riêngViệt Nam. Thế
nhưng giữamôi trường và sự phát triển cómối
quan hệ chặt chẽ với nhau bởi môi trường chính
là địa bàn, là đối tượng của phát triển, còn phát
triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của
môi trường.
Là một đất nước đang trong quá trình phát
triển, quá trình sản xuất công nghiệp có thể sẽ
thải ra môi trường nhiều chất thải. Vấn đề là
phải hạn chế tối đa các chất độc hại. Điều này
không thể chỉ dựa vào những khẩu hiệu chung
chung kiểu như kêu gọi về đạo đức. Mục tiêu
tối thượng của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận.
Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính
và có trách nhiệm với cộng đồng, họ sẽ chú
trọng kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp
và lợi ích của cộng đồng. Thế nhưng không thể
hy vọngmọi doanh nghiệp đều như thế. Mấu
chốt vẫn là công tác quản lý của các cơ quan
nhà nước từ khâu xét duyệt dự án đến quản lý,
giám sát về môi trường.
NGỌCANH
(Quận 9. TP.HCM)
Tiêu điểm
-Phạttiền3-5triệuđồngđối
với hành vi hút thuốc, kể cả
thuốc láđiện tử trên tàubay;
sửdụngthiếtbịđiệntử,thiếtbị
thuphátsóng trên tàubaykhi
khôngđượcphép; làmhưhỏng
trangbị, thiếtbị của tàubay.
-Phạt tiền10-20 triệuđồng
đối với hành vi mở cửa thoát
hiểm tàubay trái quyđịnh.
(Điều8Nghịđịnh147/2013/NĐ-CP
ngày30-10-2013)
TƯỜNGVI
QuậnBìnhThạnh,TP.HCM
M
ộtngàycốgắnghoàn
thành hết công việc
để thu xếp về quê
thămnhà, lênmáybay tôichỉ
muốn ngủmột giấc. Nhưng
khi đang thiu thiu, bỗng tôi
thấycóbànchân thò ra, ghế
tựacũngbịđạpđạpnhứcđầu,
chạm lưngđếnphát bực, tôi
quay lại cốgắngnhẹnhàng:
“Anhchịlàmơnđừngđạpvào
ghế, em thấyhơi khó chịu”.
Hai người im im nhưng rồi
lát sau đâu lại vào đấy.
Chuyệntrênxảyracáchđây
không lâukhi tôiđápchuyến
bay về Vinh. Tôi ngồi ghế
trước. Đôi nam nữ ấy ngồi
ghế sau. Hai người còn khá
trẻ, đoán chưa đến 30 tuổi.
Ngồiđượcmột lúc, tôinghe
mùihôibốc lênđâuđókhông
chịu nổi. Hóa ra cái mùi ấy
là từbànchâncủaanhchàng
đang thò ra.Bắcchân lênchỗ
dựaghếcủangườikhácđãbất
lịch sự, đằng nàymùi nặng
nhưvậy, anh ta lại còncởi tất
chân ra vắt qua tay vịn. Tôi
nghĩ anh ta phải biết mình
bị hôi chân chứ, sao cứ hồn
nhiên cởi giày thò chân lên.
Khôngphải là lầnđầu tiên
tôibịkháchngồiphíasauđạp
vàoghếnhưngthườngchỉnhắc
nhởmột lần, họ sẽ cóý thức
thuchân lại.Đằngnày…Khi
tôi nhắc cặp đôi ấy đến lần
thứ ba, cô gái bắt đầu tỏ vẻ
khó chịu, tôi còn nghe thấy
tiếngcô tacằnnhằn:“Gáccó
chút xíumà khó tính như…
bà già”. Đoạn hai người bỏ
chânxuốngđượcmột lúc rồi
lại tiếp tục gác và đạp.
Đâykhôngphải là lầnđầu
tiên tôichứngkiếnnhữngcâu
chuyện như vậy. Quê tôi ở
NghệAn. Nếu đi bằng ô tô
thì phảimất gầnhai ngàyvạ
vật trên xe. Vémáy bay giờ
cũng rẻ nên từ hơn hai năm
nay tôiđềuchọnmuavémáy
bay.Màtrênmáybaythìnhiều
chuyện lắm: Khách cởi áo
ở trần, dang tay dang chân
bất chấp người xung quanh,
rồi nói tục chửi bậy, lén hút
thuốc trongphòngvệsinh, tự
ý tháo dây an toàn khi máy
bay chưa dừng hẳn. Nhiều
nhất là chuyện nhiều người
hồn nhiên xài điện thoại dù
trướcđóđãđượcnhắcnhiều
lần làphải tắtmáykhi lênmáy
bay. Thậm chí có người còn
sửng cồ: “Tôi nhìn đồng hồ
điện thoại để xemmấy giờ
chứ có nghe, gọi đâu”.
Lại có đợt tôi có chuyến
công tác raHàNội.Lênmáy
bayđược ítphútđãnghe tiếng
người cáchmấydãyghế rôm
rả tròchuyện.Haingườiphụ
nữ tầm trungniênnóichuyện
oangoang,bôbô,khôngquên
kèmmấy từ đệm tục tĩu, rồi
cười ngặt nghẽo, chỉ đếnkhi
tiếpviênhàngkhôngnhắcnhở
họmới chịu dừng lại.
Lần khác bay từĐàNẵng
vềTP.HCM, tôi và rất nhiều
hành khách khác chết đứng
với mùi chả cá do một cặp
vợ chồng thảnnhiên thưởng
thức. Món ăn ngon nhưng
nồngnàngiavị nàyđâuhợp
với không gian kín nênmùi
cứ xộc lênmũimọi người.
Điều kinh khủng nữa khi
đi máy bay là ngồi gần nhà
nào có trẻ nhỏ hiếu động.
Chamẹ lại chiềuhư con, cứ
để trẻ gào thét, chạy nhảy,
khóc lóc ầm ĩ. Đành rằng
trẻ con khó kiểm soát, trẻ
còn nhỏ chưa hiểu chuyện
nhưng thayvìnhắcdạycháu
békhôngnghịchhoặcdỗ trẻ
nín khóc thì nhiều người cứ
chọncáchmắngátđi rồimặc
trẻnghịchphá.Hoặchọquát
to làm trẻkhóc,quátxong thì
bỏmặc theokiểu“khócchán
là nó sẽ im”.
Nhiềuchamẹ trẻngàynay
suốt ngày dạy con cái gì về
vănminh, lịch sự, ý thức kỷ
luậtnhưngởchốncôngcộng,
họchẳngbiết làmgươngcho
con cái.Vậy thì saodạy con
được?
Nói ra thì lại bảo“vạcháo
chongười xem lưng”nhưng
thú thựcnhiềukhiđimáybay
chứngkiếnnhữnghànhđộng
thiếu ý thức của người Việt
mà tôi thấy xấu hổ.
n
•Ngày17-6, namhànhkháchNguyễnTrọngĐan (28
tuổi, ngụBắcGiang)đãbị CảngvụHàngkhông (CVHK)
miềnBắcxửphạt4 triệuđồngvì đãhút thuốc trong
phòngvệ sinhkhimáybayđanghạcánhđápxuống sân
bayBangkok.
•Ngày9-6, CVHKmiềnBắc tại sânbayquốc tếCátBi,TP
Hải Phòngchobiếtđã raquyếtđịnhxửphạthànhchính
đối với hànhkháchNPN (36 tuổi) 2 triệuđồngdođã tự
ýxéáophao trênmáybay, gâygiánđoạn thời giandi
chuyểncủachuyếnbay.Hànhkháchnàychobiết công tác
tại SởVH-TT&DLTPHải Phòng.
Bắcchân lênchỗdựaghế
củangườikhácđãbất lịch
sự,đằngnàychâncómùi
nặngnhưvậy,anhta lại
còncởitấtchânravắtqua
tayvịn.
Gâyồn,gâymùihôi,gâymấtantoànbay…Ýthứckhiđimáybaycủanhiều
ngườikémđếnmứckhôngbútmựcnàotảnổi!
Đơn thư đã chuyển
Báo
PhápLuật TP.HCM
đã chuyểnđơn thư của bạn đọc
đến các cơ quan chức năng trong tháng 6:
1. Đơn của ông
NguyễnVănHanh
(số12, hẻm 89/2,
tổ2, đườngLươngĐịnhCủa, phườngTràBá, TPPleiku,
GiaLai) về việc
hai con trai bị bắt không rõ lý do
. Đơn đã
được chuyểnđến
Công anTPPleiku, tỉnhGiaLai
vào
ngày10-6-2016.
2. Đơn của bà
NgôThị Lan
(tổ15, ấp 3, xã Suối
Ngô, huyệnTânChâu, TâyNinh) về việc
đề nghị làm rõ
nguyên nhân cái chết của chồng
. Đơn đã được chuyển
đến
trưởngCông anhuyệnTânChâu, tỉnhTâyNinh
vào ngày10-6-2016.
3. Đơn của bà
NguyễnThịHà
(216/8Ađường 3-2,
phườngHưngLợi, quậnNinhKiều, TPCầnThơ) về việc
không đồng ý giá bồi thường đất
. Đơn đã được chuyển
đến
chủ tịchUBNDquậnNinhKiều, TPCầnThơ
vào
ngày10-6-2016.
4. Đơn của ông
Hồ Sỹ Sinh
và bà
LêThị Thập
(69
LêVăn Lộc, phường 6, TPVũngTàu, Bà Rịa-Vũng
Tàu) về việc
bị thu hồi đất nhưng không được bồi
thường
. Đơn đã được chuyển đến
chủ tịchUBNDTP
BàRịa, tỉnhBàRịa-VũngTàu
vào ngày 10-6-2016.
(Còn tiếp)
BÁO
PHÁPLUẬTTP.HCM
Ýthứcthựchiệntheo lờichỉdẫncủatiếpviênhàngkhông, tôntrọngmọingười trongchuyếnbay là
thểhiệnvănminhvàantoànbay.Ảnhminhhọa:HTD
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook