261-2016 - page 15

14
THỨBA
27-9-2016
Phóng sự - Chuyên đề
Đi vềgần100kmmỗi ngàychămvợđẻ
Từtrướctết2016,khiđượcgọivàođội tuyểnquốcgia,anh
cùngcácvậnđộngviên sống tập trung tạiTrung tâmHuấn
luyện thể thaoQuốc gia 2TP.HCM tít quậnThủĐức. Ngày
vợ sắp sinh, anhxinphép thầynghỉ nămngàyvề chămvợ.
Ngày12-3-2016,béTrâmAnh,côcôngchúanhỏcủaanhcất
tiếngkhócchàođời.
Gần100 km - đó làquãngđườngmỗi ngày LêVănCông
đi về liên tụcsuốt20ngàykhi chịTámsinhbéTrâmAnh. Sài
Gònđangmùamưa,đườngvềvấtvảnhưnganhchẳngngại.
Anhbảophụnữmới sinh condễ tủi thân lắm. Anh chẳng
làmđượcgìnhiềunhưnganhvẫnvềnhàđểchịTámbiếtchị
luôn cóanhởbên. “Gần100 cây chứhơnnữa cũngphải về
chứ.Vềvới vợvới con!”- anhkểvậy.
NGUYỄNTRÀ
N
gay khi chắc chắn mình đã giành ngôi vị vô địch,
người đầu tiên anh báo tin là vợ. Tin nhắn vẻn vẹn
chỉ mấy chữ ngắn gọn: “Mẹ ơi, bố đã lấy được huy
chương vàng (HCV)”.
Chị ChuThị Tám đọc rồi khóc òa. Cả đêm đó chị thao
thức không ngủ được. Sáng dậy, chị mở máy tính cho
con trai xem, thằng bé vừa xem vừa vỗ đùi đen đét: “Bố
giành đượcHCV rồi!”.
Đó làmột trong rất nhiềucâuchuyệnchưamột lầnđược
kể về nhà vô địch thế giới môn cử tạ Lê Văn Công, vận
độngviênkhuyết tật đầu tiênđưa lá cờViệtNam tungbay
ở vị trí cao nhất trên đấu trường Paralympic.
Mức tạ 183 kg và đứa con gái nhỏ
Cơn mưa chiều 22-9 không lớn nhưng cũng đủ biến
nhiều con đường thấp trũng từHócMôn về xãMỹHạnh
Nam, huyện Đức Hòa, LongAn ngập gần nửa bánh xe.
Tưởngvậyđãxong, ai dèvềgầnđếnnhà anh còn cóđoạn
đường dài tầm cây số nham nhở ổ gà, ổ vịt. Xe xóc nảy,
có đoạn đá xanh còn lởm chởm nhiều đến độ chỉ muốn
vứt luôn xemáy để đi bộ vào.
Rồi tôi chợt nhớ lại cuộc nói chuyện lúc sáng cùng
ngày với HLVNguyễnHồng Phúc (HLVmôn cử tạ, Phó
Giám đốc Trung tâmVăn hóa quận Tân Bình), ông kể:
“Baonhiêunăm rồi,mỗi ngàyCôngvẫn chạyxe từLong
An lên Tân Bình tập luyện, mỗi ngày hơn 40 cây số đấy
nhưng dù nắng, dùmưa chẳng vắng buổi nào”.
Vô đầu hẻm, dừng xe trước tiệmmột quán cà phê nhỏ
hỏi nhà Lê Văn Công, một người đàn ông nhanh nhảu:
“HỏiCông cử tạ, CôngHCVđúnghông, xóm tui đó, thấy
cái nhà có cái bạt màu xanh kia hông, đó đó, cần tui dẫn
đường cho”, người đàn ông hồ hởi tự hào khoe.
Chúng tôi ghé thăm căn nhà nhỏ của gia đình anh khi
trời đã sẩm tối.
Căn nhà nhỏ ấm áp.Anh Công đang ngồi ngay ghế đá
trước hiên nhà. Nhớ lần anh trở về từ sáng 21-9, chị Út
Tám, vợanh, kểchuyện tối trướcngàyanh
về, ba mẹ con thao thức mãi. Đến 3 giờ
30 sáng thì chị dậy. Con bé thường ngày
ngủmộtmạchđến5giờ sángnhưnghôm
đómới 4giờ cũngdậy theo. Chắc nóbiết
hôm nay bố về.
Từng nâng thành côngmức tạ 183 kg,
vượt xa đối thủ nặng ký người Jordan để
giành ngôi vô địch, phá luôn kỷ lục thế
giới, vậymà lúc bế đứa con gái nhỏ, bàn
tay gân guốc của người lực sĩ run run.
Gầnmột tháng rồi bố con anh chưa được
gặp nhau.
Chỉ vào thằngnhócđang chơi ởgócnhà, chịTám cười:
Cậu cả đó! Cậu bé tênTuấnAnh, năm nay bước vào lớp
1. “Mới vào học, cu cậu chỉ được 7, 8 điểm, cao nhất là
9 điểm chứ chưa bao giờ được 10. Hôm đó, hai bố con
ngồi chơi, nókhoe bố là nóđược 9điểm, rồi nóôm cổbố
bảo: Nếu con được 10 điểm thì bố lấyHCV nha bố! Hai
bố con ngoắc tay đồng ý” - chị Út Tám kể.
Chuyện sẽ rơi vàoquên lãngnếukhông có chuyệnđúng
tối anh thi, buổi chiềucậucon trai nhắn tin trênFacebook:
“Bố thấy không, con được 10 điểm rồi. Bố phải lấyHCV
cho con!” - anhCông bật cười nhớ lại.
Mối tình thầy trò sâuđậm
Nhìn thành công hôm nay anh có được, ít ai ngờ rằng
đã có lúc người đàn ông ấy từng chán nản đến nỗi muốn
buông xuôi sự nghiệp.
Đó là vào cuối năm2010, giữa lúc đangởđỉnh cao của
sự nghiệp khi liên tiếp gặt hái nhiều giải thưởng, anh bất
ngờ gặp tai nạn. “Ngày đó vợ chồng tôi ở trọ trên ngã tư
Hàng Xanh - TP.HCM. Trên đường từ cầu Thị Nghè về,
mưa ngập khiến tôi bị lọt hố ga, rách dây chằng. Bác sĩ
khuyên không nên tập tạ nữa”.
HLVNguyễn Hồng Phúc bùi ngùi nhớ lại lúc đó ông
đã từng nghĩ rằng học tròmình sẽ giải nghệ. Bởi vớimột
vận động viên cử tạ, rách dây chằng ở vai là vết thương
trí mạng. Nhìn người học trò vẫn ngày ngày đến phòng
tập và tỏ ra vui vẻ nhưng ông hiểu trong sâu thẳm tâm
hồn anhCông là nỗi thất vọng cùng cực.
AnhCôngbị đau, chỉ có thể tậpvật lý trị liệuvà những
động tác tayđơngiản, khôngđượcđộngđến tạ.Nhưngvì
“nhớ cử tạ quá” nên cứ đến 3 giờ 30 chiều - giờ tậpmọi
ngày là anh lại thuxếp côngviệc chạyxe lênNhà thi đấu
TânBình xem anh em tập “cho đỡ thèm”. Khimọi người
về hết, anh nán lại, sờ cục tạ quen thuộc ngày nàomình
từng tập rồi bật khóc.
“Nhìn bạn bè tập trung đội tuyển mà mình chẳng làm
được gì, thời gianđó tôi suy sụp lắm.Maymắnvợvà các
thầy luôn bên cạnh động viên: ThầyNguyễnHồngPhúc,
thầyMaiTríDũng, thầyLêVănHải…, nhất là thầyPhúc.
Thầy Phúc tới nhà thường xuyên. Thầy thường vỗ vai
bảo nếu đammê thì hãy cứ gắng trị lành vết thương. Hai
thầy trò mua mấy lon bia, ít mồi về nhậu với nhau như
hai người bạn.Hồi chưabị thương, thầy cũng thườngđưa
tôi về, vì mới tập xong căng cơ lỡ bị chuột rút rất nguy
hiểm. Thầy Phúc tâm lý và tình cảm lắm!”.
Rồimột ngày của hai năm sau, anhbình tĩnh thưa thầy:
“Conổn rồi thầy. Conmuốn tập tạ trở lại”. Dùmừng lắm
nhưng để đảm bảo an toàn, hai thầy trò xách nhau lên
viện kiểm tra, bác sĩ ngạc nhiên cho biết Công đã hồi
phục được 90%.
“Bài tập lại đầu tiên thầy chỉ cho nâng cây không, rồi
hôm saumới cho nâng tạ, mỗi ngày tăng lên dần: 10 kg,
20kg…Lúc tập thầyvẫnphải dìu tay theo, thầy cònphải
nhờ hai người dìu hai bên quả tạ để nếu xảy ra chuyện gì
thì đỡ liền” - anhCông trầm ngâm nhớ lại.
Cănnhàmơước cònphía trước
Trước khi gặp anh, tôi từng đọc một
bài viết
“XinCôngmột nụ cười”
của chị
Nguyễn Hướng Dương (Giám đốc Thư
viện Sách nói dành cho người mù). Xem
lại từng bức ảnh trên trangFacebook của
anh, nhìn lại những chặng đường anh đã
đi qua, lúcđánhbại đối thủnặngkýngười
Jordanđểgiànhngôi vôđịch, phá luônkỷ
lục thế giới, LêVănCông, người khuyết
tật đầu tiên đưa lá cờViệt Nam tung bay
trên đấu trường Paralympic, cũng chưa
hề cómột nụ cười hạnh phúc trọn vẹn. Điều ám ảnh tôi
khi lật từng bức ảnh về anh là đôi mắt cương nghị, quật
cường nhưng thăm thẳm nỗi buồn.
Chođếnngàyvề tậnnhàgặpanhhômđó, tôi dườngnhư
gặpmột LêVăn Công khác. Trong cái lặng yên của anh
khi ngắm cậu con trai đang ngồi nghịch nơi góc sân nhà,
tôi có thể cảmnhậnđượcniềmhạnhphúc to lớnđangđầy
ắp trên nét mặt của anh.Anh chào tôi bằngmột nụ cười:
“Trà hả, vào đây, đi đườngmệt lắm không?”.
Nụ cười hồnhậu, chất phác của chàng traiHàTĩnhhay
hiệnhữu trong từng câu chuyện anhkể:Chuyệnvềngười
thầy luônởbênđộngviên anh cốgắng, chuyệnvề lời hứa
với cậu con trai nhỏ trước khi lên đường thi đấu: “Nếu
con được 10 điểm, bố lấyHCV”…
Thi thoảng, thấy vợ đi qua lại, anh trêu đùa. Chị liếc
khéo anhmột cái, anh bật cười.Anh nói ở nhà anh thích
trêu chị.Anh bảo sẽ cố gắng làm việc kiếm tiền, vừa tiếp
tục tập luyệnởNhà thi đấuTânBìnhvừa trở lại với nghề
sửa điện tử trước đây.
Ướcmơ của anh làmua cái nhàởTP.HCM, gần chỗ tập
luyện, đi lại cho đỡ cực, bởi có những bận anh đi tập đến
7-8 giờ tối mới về, trời mưa, đường ngập, chị Tám ở nhà
lòng nóng như lửa đốt, chẳng dám ăn cơm. Nhưng lương
không có, thu nhập chỉ đợi vàomỗi mùa giải thì ướcmơ
đó phải đợi đến bao giờ?
Câuhỏi ấycứ theo tôimãi trên suốt chặngđườngvề…■
LêVănCônghạnhphúcngàytrởvềbêngiađình.
(Ảnhdonhânvậtcungcấp)
LêVănCôngômchầm lấyHLVNguyễnHồngPhúctrong
giâyphútchiếnthắng. (Ảnhdonhânvậtcungcấp)
Nụcườihồnhậu,chấtpháccủachàngtraiHàTĩnhhayhiệnhữutrongtừng
câuchuyệnanhkểvềngườivợthủychung,vềngườithầy,vềlờihứavớiđứa
contraicủamình.
Nụcườicủanhàvôđịch
LêVănCông
Ướcmơcủaanh làmuacái
nhàtrênthànhphố,gầnchỗ
tập luyện,đi lạichođỡcực.
Bởicónhữngbậnanhđitập
đến7-8giờtốimớivề,trời
mưa,đườngngập,chịTámở
nhà lòngnóngnhư lửađốt,
chẳngdámăncơm.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17
Powered by FlippingBook