008-2017 - page 6

CHỦNHẬT 8-1-2017
6
THỜI ĐẠI
Quốc tếhóa làmột
chiến lượcquan trọng
đối vớibấtkỳ trườngĐH
hiệnđạinào.
Bùngnổchuyển
dịchsinhviên
quốctế
Giáo dục thế giới được dự báo sắp có nhiều thay đổi mạnhmẽ trong
năm nay,một trong các thay đổi đó là xu hướng chuyển dịch sinh viên
quốc tế. Theo đó, các trường đại học ở các nước sẽ có những chương
trình và những học kỳmà sinh viên sang nước khác để học.
ANMIÊN
X
uhướngchuyểndịch
sinhviên (SV) quốc
tế bùng nổ do hai
nguyênnhânchính:
Bắtđầu từnăm2017,
tại các nướcÚc, Pháp, Canada…
quy trìnhxét duyệt visa dành cho
SV quốc tế đơn giản hơn, thậm
chíCanadacòn tạo thêmcácđiều
kiện thuận lợi để SV quốc tế sau
khi tốt nghiệpcó thểở lại nước sở
tại lâu dài để làm việc. Tại Đông
NamÁ,Dựánhỗ trợgiáodụcđại
học (ĐH) tại khu vựcĐôngNam
Á (SHARE) thuộcLiênminhchâu
Âukhởi động từgiữa nămngoái,
đếnnayđãcó tácdụngdịchchuyển
SV trongkhuvựcASEAN,đặcbiệt
làcáchệ thốngchuyểnđổi tínchỉ
và chương trình học bổng nhằm
tạo ra một khu vực giáo dục ĐH
năng động.
Chọnhọckỳnướcngoài
là thức thời
Các chương trình và học kỳmà
SV được sang nước ngoài nghiên
cứu, học tập có thể là các chương
trình cấp chứng chỉ và kéo dài
trong khoảng thời gian ngắn hạn
vài tháng hè; hoặc cũng có thể là
cácchương trìnhkhôngcấpchứng
chỉ đào tạomà chỉ có giấy chứng
nhận kết thúc khóa học.
Ngay cảMỹ là quốc gia có số
lượng ít SVđi duhọcnướcngoài,
tuy nhiên trong những năm qua
con số này cũng đã dần thay đổi.
Theo báo cáo từ Viện Giáo dục
Quốc tế (IIE), hơn 300.000 SV
Mỹđã thamgiacáckhóahọcngắn
hạn ở nước ngoài để tích lũy tín
chỉ học tập trong năm học 2015-
2016, trongkhi hơn22.000SVđã
ra nước ngoài tham gia các khóa
học không tích lũy tín chỉ khác,
như thực tập, tìnhnguyện,…Năm
quốcgia thườngđượccácSVMỹ
lựachọn làAnh,Ý,Pháp,TâyBan
Nha vàTrungQuốc.
ỞchâuÁvàchâuÂu,ngàycàng
cónhiềunướcquan tâm tớiviệc tổ
chức những khóa học ngắn hạn ở
nước ngoài dành cho SV như Ý,
TâyBanNha,NhậtBản,…ẤnĐộ
vàTrungQuốccũng làhaiquốcgia
có số lượng SV ra nước ngoài du
học ngắn hạn trong thời gian học
tập tại trườngnhiềunhất.Riêng tại
Đức, chính phủ nước này dự kiến
trong tương lai sẽ có phân nửa số
SVĐức theo học ít nhất một học
kỳ ở nước ngoài, biếnĐức thành
một trong những nước có SV cơ
động nhất thế giới.
TạiViệtNam, nhiều trườngĐH
như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH
FPT, ĐHHoa Sen, ĐHQuốc tế
RMIT,… cũng đã triển khai mô
hình này và có số lượng SV tham
gia ngày càng tăng.
Chìakhóa thànhcông
Theo tạp chí
Forbes
, chúng ta
đang sống trongmột thời đại toàn
cầu hóa mà ở đó một thành tích
học tập tại nước ngoài có thể sẽ
là điểm sáng trong hồ sơ xin việc
dẫnđến thànhcông trong tương lai.
Đâycũngđượccho lànguyênnhân
khiếnxuhướnggiáodụchội nhập
ngày càngphát triển trên thế giới.
Theo nghiên cứu từViện Giáo
dụcQuốc tế (IIE),nhữnghoạtđộng
trongquá trìnhhọc tậpmàSVđược
trải nghiệmởnướcngoài, nhưhọc
một ngôn ngữmới, hòa nhập với
một nền văn hóa mới,… sẽ là cơ
hộiđểcácSVcóđượckinhnghiệm
thựchànhbênngoài giảngđường,
đồngthờigiúppháttriểncáckỹnăng
làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các nghiên cứu cho thấy96%SV
saukhi duhọcđã tăng thêm tự tin,
97%SVcảm thấy trưởng thànhhơn
và 98% SV hiểu giá trị của chính
mình rõ rànghơn.
Từng họcmột học kỳ hay tham
giamột chương trìnhởnướcngoài
cũng làchìakhóagiúpSVghiđiểm
trongmắtnhà tuyểndụng.Mộtkhảo
sátcho thấycó6/10nhà tuyểndụng
cho biết họ sẽ ưu tiên cho những
ứng viên có kinh nghiệm học tập
ởnướcngoài, trongđóbanướcưu
tiênnhiềunhất làĐức,ThụySĩ và
TâyBanNha.
Các khóa du học ngắn hạn còn
làchương trìnhphùhợpvớinhững
SVmuốn thử trảinghiệmcảmgiác
du học nhưng lại chưa sẵn sàng
chochuyếnđiquádài. “Nếumuốn
nhữngSV tốtnghiệpsẽ thànhcông
trong tương lai, tôinghĩ rằngchúng
ta cần phải cung cấp cho họmột
nền giáo dục toàn cầu” - ông Jeff
Palis,GiámđốcTrung tâmDuhọc
vàNghiêncứu toàncầu thuộcĐH
Lamar, cho biết. Theo ông Palis,
việc học thêm được nhiều kiến
thức trên các lĩnh vực khác nhau
sẽ giúp SV tự tin hơn trong công
việc.Nhữngkhóahọcngắnhạnnày
cũnggiúpSVcó thêm trải nghiệm
với các nền văn hóa trên thế giới,
trau dồi ngoại ngữ, phát triển bản
thân, trở thành những công dân
toàn cầu trong thời đại hội nhập.
Họcphí khôngquáđắt
Tùy quốc gia, tùy trường, tùy
chương trìnhhayhọc kỳmà sẽ có
nhữngquyđịnhkhácnhauđối với
mộthọckỳduhọchaychương trình
ởnước ngoài củaSV.
Theo nghiên cứu từ Hội đồng
Anh,đasố trườngĐH trên thếgiới
đều tổ chức các chương trình học
kỳ nước ngoài theo dạng liên kết
với trường ĐH nước ngoài. Một
số trường sẽ để SV được đăng ký
thamgia ngay từnămnhất nhưng
cũngcónhiều trườngchỉ dànhcác
khóa học cho SV năm ba, năm tư
và đảm bảo một tiêu chuẩn học
tập nàođó.
SVsẽđónghọcphí theoquyđịnh
của trường mình đang theo học,
kèm với những khoản phí như vé
máy bay, visa, bảo hiểm, ăn ở, đi
lại, sinh hoạt phí ở nước ngoài,…
trong thời gianhọc tập tại nước sở
tại. Các SV khi có thành tích học
tập tốt cũng thường sẽ được các
trường cấphọc bổng.
TrangGoOverseathốngkêchiphí
sinhhoạt chomột họckỳởmột số
quốcgia trên thếgiới như:Vương
quốcAnh 6.200-7.000 USD/học
kỳ, Nhật Bản 4.700-6.000 USD/
học kỳ, Đức 3.800-4.500 USD/
học kỳ, Pháp 3.500-4.500 USD/
học kỳ, TrungQuốc 2.200-3.200
USD/học kỳ,…Như vậy, chi phí
trung bình ở các quốc gia này là
50-150 triệuđồngchomột họckỳ
học ở nước ngoài. “Hầu hết mọi
người đềukhôngcho rằngviệcdu
học là khoản đầu tư. Tôi khuyến
khích SV của mình du học ngay
cảkhi họphải chịumột khoảnnợ
5.000đô.Họ sẽ thuvềđượcnhiều
hơn thế” - ông Amit Chakma,
Chủ tịch ĐHWestern Ontario ở
London, nói.
Ngóntaysmartphone!
Theomột nghiên cứu tại Anh, 5% dân số hiện nay, nhất là giới trẻ, có ngón tay cái phình to hơn bình thường do thường xuyên sử dụng smartphone.
Thật ngạc nhiên khi con người đã
phải mất hàng triệu
năm tiếnhóađể cóđược cấu trúc cơ thểhoàn chỉnhvà linh
hoạt như hiện nay, nhưng chỉ cầnmột thập niên thôi là đủ
chochiếcsmartphone“nắn” lại cácngón taycủaconngười.
Hãngđiện thoạiO2 tạiAnhđãđưa rabáocáo“O2Mobile
LifeReport”saumộtđợtđiều tra, tìmhiểumốiquanhệgiữa
sản phẩm smartphone và khách hàng sử dụng, từmột cỡ
mẫu là2.000người.Báocáochobiết trungbìnhmột người
dành rahai tiếngmỗi ngàyđểbấmđiện thoại di độngvàhệ
quả là nhữngngón tay của họ ít nhiềubị biếndạng, nhất là
ngón cái. Ngón tay cái ở những người thường xuyên dùng
smartphone, trong đó 13% người ở độ tuổi 18-34, đã tăng
kích thước15%.Và cũng cóđến8%ngườiAnhđãbị dị tật
nhẹ ở những ngón tay khác như ngón út. Ngón tay út của
họcũngbịcongdocầm
điện thoại quá nhiều.
BàNicolaGoldsmith,
chuyêngiavềcácphương
pháp chữa trị bàn tay,
giải thích: “Các múi
cơđiềukhiểnngón tay
cái rấtphức tạp, chúng
bámvàophầngốccủa
ngón cái và kết dính
vàophầnđầucổ tay.Khi chúng ta thườngxuyêndùngngón
cái để “quét” trên điện thoại thì sẽ làm tăng trương lực cơ
ở đây và từ đó làm tăng thể tích khối cơ”. Tuy nhiên, cũng
theo chuyên gia này, trong tương lai ngón cái khó có khả
năng trởnên “quá khổng lồ” bởi hiện côngnghệ đangphát
triển chứcnăng “nhậnbiết bằnggiọngnói”.Maymắn thay
cho chúng ta!
Và những con số đáng quan tâm khác, đó là 19% người
đượchỏi chobiết họkhông thểnào rời xachiếc smartphone
trong suốt cả ngày, 20% thú nhận là nhiều lần họ đã ngủ
thiếp đimà trên tay vẫn còn cầm điện thoại.Và cuối cùng,
5%người sửdụngđiện thoại di độngnói họ thườngxuyên
“nghe thấy” điện thoại rung báo có tin nhắn hoặc cuộc gọi
đếnnhưng trên thực tế làhoàn toànkhôngcógì cả.Chuyên
giagiải thíchđóchỉ lànhững“cảmgiácảo”,những“tínhiệu
ma” do chủ nhân chiếc điện thoại vì quá nghiệnmà bị ám
ảnh là lúc nào cũng cómột ai đó gọi đến.
TƯỜNGNGUYỄN
(Theo
Futura-Sciences
)
Thamgiacácchươngtrìnhhayhọckỳởnướcngoàiđang là lựachọncủanhiềusinhviêntrênkhắpthếgiới.Ảnh:BARCELONASAE
“TôikhuyếnkhíchSV
củamìnhduhọcngay
cảkhihọphảichịu
mộtkhoảnnợ5.000
đô.Họsẽthuvềđược
nhiềuhơnthế.”
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook