246-2017 - page 14

14
THỨNĂM
14-9-2017
Hồ sơ - Phóng sự
Dài đến1,8mvànặng80kgkhi
trưởng thành
CáhồngvỹcótênkhoahọcPhractocephalushemioliopterus,
làmột loài cá da trơn, có nguồn gốc NamMỹ ở lưu vực
sôngAmazon.Cátrưởngthànhcóchiềudàikhoảng1,8mvà
trọng lượngcóthể lênđến80kg.Vì thếcáhồngvỹđượcxem
làmột trongnhững thủyquái củavùngnướcngọtvà là loài
cáphổbiến trong các cuộc triển lãm theo chủđềAmazon.
Tuy nhiên, với vẻ ngoài đặc biệt, bắtmắt cá hồng vỹ (loại
chưa trưởng thành)đượcnhiều taychơi cácảnh săn lùng.
Khôngnhững thế, trên thếgiới loài cánày cònđược liệt
vàodanh sách làđối tượngyêu thíchcủamôn thể thaocâu
cá. CònởViệt Nam, cáhồng vỹ được nhập về vào khoảng
năm2002đểnuôi làmcảnh.
HẢIDƯƠNG
T
ừ bến phàCôBắc, ngồi thuyền qua sôngHậu khoảng
15 phút chúng tôi đến bè cá của ôngLýVănBon (tên
thường gọi là Bảy Bon, ngụ Khu du lịch Cồn Sơn,
phường Bùi HữuNghĩa, quận Bình Thủy, TPCần Thơ) -
người đang sở hữu loài cá lạ hồng vỹ đặc trưng của vùng
Amazon xa xôi.
Từnuôi cábè kết hợpdu lịch
ÔngBảyBon gươngmặt chất phác đúng kiểu nông dân
đang lấy tay hất gáo thức ăn xuống nước. Trong giây lát,
hàng ngàn con cá thác lác cườm uốnmình trênmặt nước
tranh giành thức ăn. Đứng bên cạnh, nhiều du khách tỏ ra
thích thúchennhauchụpảnh.Kháchdu lịch ravề, ôngBảy
Bon tiếp chúng tôi trong nhà bè của gia đình. Ông kể ông
vốn người gốc CàMau, năm 2000 đếnCồn Sơn làm nghề
nuôi cá bè trên sôngHậu.
Banđầu, ôngnuôi cáđiêu
hồng, loàicáđượcngười tiêu
dùngưachuộng lúcbấygiờ.
Tuy nhiên, sau đó cá điêu
hồngbấtngờ rớtgiánênông
chuyển sangnuôi các loài cá
đặc sản vùngmiềnNam bộ.
Sau 17 năm làm nghề nuôi
cá bè lồng, hiện tại ông có hơn chục bè cá, nuôi nhiều loại
cáđặc sản.Trongđó, nhiềunhất làcá thác láccườmvới sản
lượng trên 100 tấn, xuất bán cho các nhà hàng khu vực và
TP.HCMmang lại lợi nhuận khá cao.
Gần đâyCồn Sơn đẩymạnh phát triển du lịch sinh thái,
nhiều người có nhã ý muốn đến xem bè cá của ông Bảy
Bon. Nhận thấy tiềmnăngnênôngmạnhdạn thamgia vào
phát triển du lịch. Hiện ôngBảyBon là nông dân duy nhất
tại Cồn Sơn phát triểnmô hình nuôi cá lồng bè kết hợp du
lịch. Hằng ngày bè cá của ông tiếp khoảng trăm khách du
lịchđến thamquan, kháchđônghơnvàodịp cuối tuần.Giá
vé tham quan chỉ 10.000 đồng/người.
Đếnnuôi “thủyquái vùngAmazon”
ÔngBảyBon tiết lộôngđang sởhữumột đàncáđẹp, quý
có nguồn gốc từ vùngAmazon và đang lên kế hoạch giới
thiệuđểkháchdu lịchđến thamquan chiêmngưỡng.Đó là
cá hồngvỹ,một trong những loài thủyquái vùngAmazon.
“Đàncáđượcnuôi đếnnaykhoảng sáunămnhưngkhông
thất thoát connào,mỗi concó trọng lượng trênchụcký.Tôi
quý lắm, không cho ai xem hết, chỉ khi nào có khách quý
đến thăm thì tôimới giới thiệu. Tôi dám chắc ởĐBSCLvà
kểcảkhắpnước, khôngai sởhữuđượccáhồngvỹcó trọng
lượng lớn như tôi” - ông khoe.
Nói rồi ôngBảyBonđi chuẩnbị đồnghề bắt cá hồngvỹ
cho khách xem. Vì đàn cá được ông nuôi chung với cá dồ
đémnênmuốnbắt đượccáhồngvỹphải dùng lưới kéo luôn
cá dồ đém. Loài cá hồng vỹ sống chủ yếu ở tầng đáy nên
ôngBảyBonphải lặnxuốngnướcdùng lưới ôm cảbè. Chỉ
với ống dây tiếp hơi, ông có thể lặn sâu dưới nước khoảng
3 tiếng đồng hồmà không hề hấn gì. Cũng với biệt tài lặn
nàymà ông Bảy Bon được người nơi đây ví von là “thủy
quái”CồnSơn.
Không lâu sau, hơn chục con cá hồng vỹ đã nằm trong
lưới. Theo quan sát, cá hồng vỹ có đầu to xương xẩu, có
nhiều râu trắng, trong đó có hai râu rất dài. Da cá dày, trơn
vớihaimàu trắngđenđanxennhau rất lạmắt.Đặcbiệt, đuôi
vàvâycácómàuhồng rất đẹp, có lẽvì thếmàchúngcó tên
làhồngvỹ.Nhìnbênngoài, cáhồngvỹ cóhìnhdánggiống
nhưconcá trênênngườiViệtNamhaygọi làcá trêđuôi đỏ.
ÔngBảyBon chobiết loài cánày cóđược làdoôngmua
lại từnhữngngười đánhbắt cá trên sôngMekong. Lúc đầu
thấy loài cánày cóhìnhdáng,màu sắcđẹpnênôngmuavề
nuôi chung với các loại cá khác. Cámỗi ngàymỗi lớn lại
càngđẹpnênôngBảyBon rất quýmặc dù lúc bấygiờông
khôngbiết đó là loài cá gì. Trongmột lầnôngBảyBonbắt
con cá này đưa sang bè khác nuôi, khách du lịch nhìn thấy
cá đẹp quá, rất thích nên đã lênmạng tìm hiểu và cho ông
biết đây là cá hồngvỹ.
TừđóôngBảyBonbắt đầu tìmhiểuvà biết được loài cá
nàykhôngcònnhiều, cónguycơ tuyệt chủngnênđãđikhắp
nơi sưu tầmđượchơn10 convềnuôi bảo tồn.Theoông thì
loài cánàykhông tốnnhiềucôngchăm sócmàchúng rất dễ
nuôi, chỉ cho ăn thức ăn côngnghiệp.
ÔngBảyBonchohay tập tính sănmồi của loài cánày rất
đặc biệt. Chúng dùngmắt đi săn và dùng hai râu dài để dò
mồi.Khi phát hiện conmồi, chúng sẽ há cáimiệng lớn của
mìnhhút và nuốt chửng conmồi trong tích tắc.
Biết được đàn cá hồng vỹ quý của ông Bảy Bon, nhiều
người chơi cá cảnhđếnngỏýmua lại đàn cávới giá2 triệu
đồng/kgnhưngôngnhất quyết khôngbán.Ôngquanniệm:
“Bao nhiêu tiền rồi cũng xài hết, chỉ có vẻ đẹp là tồn tại
mãi. Đâu dễ có được đàn cá đẹp và quý như vậy.Mình sở
hữu cái đẹpphải chomọi người cùng thưởng thức chứ!”.
n
LãonôngmiềnTâynuôi
“thủyquái vùngAmazon”
“TôidámchắcởĐBSCLvà
kểcảkhắpnước,khôngai
sởhữuđượccáhồngvỹcó
trọng lượng lớnnhưtôi”-
ôngBảyBonkhoe.
Ảnh1:
ÔngBảyBoncùngngườinhàbắtcáhồngvỹđemsang
lồngcákhácđểnuôi.Ảnh:H.DƯƠNG
Ảnh2:
CáhồngvỹđượcôngBảyBonnuôinhiềunămnay,
mỗiconcótrọng lượngtrênchụcký.Ảnh:H.DƯƠNG
Ảnh3:
Đuôivàvâycácómàuhồngrấtđẹp.Ảnh:H.DƯƠNG
Ảnh4:
Haichiếcrâudàicủacáhồngvỹdùngđểdòmồi.Ảnh:H.DƯƠNG
Ảnh5:
Dacádày,trơncómàutrắngđenxenkẽnhau.Ảnh:H.DƯƠNG
VùngsôngnướcCầnThơgầnđâyxuấthiệngiốngcáhồngvỹđẹpkiêukỳ:Đuôivàvâymàuhồng,
damàusọclạcùngtrọnglượngmỗiconlênđếnhơnchụcký.
1
3
2
4
5
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook